Sử dụng các công cụ phái sinh

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn láng hạ (Trang 83 - 86)

Các nhà quản lý RRTD sẽ tập trung việc chuyên giao RRTD từ một ngân hàng này sang một đối tác khác bằng cách sử dụng các công cụ phái sinh. Đặc điểm chung của các công cụ này, chúng giữ nguyên tài sản có trên sổ sách kế toán của ngân hàng khởi tạo ra tài sản đó, đồng thời chuyển giao một phần tài sản này sang các đối tác khác, thông qua đó đạt được các mục tiêu như: Các ngân hàng khởi tạo có phương tiện để chuyển giao RRTD mà không cần phải bán tài sản có đi, khi việc bán tài sản làm suy yếu mối quan hệ khách hàng thì việc chuyển giao đảm bảo duy trì được mối quan hệ đó. Công cụ phái sinh là một cách thức quản lý RRTD rất linh hoạt. Công cụ phí sinh bao gồm: Hợp đồng hoán đổi tín dụng, hợp đồng quyền chọn trái phiếu, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền tín dụng, hợp đồng hoán đổi tổng thu nhập.

Hiện nay, các ngân hàng trên thế giới đã sử dụng công cụ phái sinh rất phổ biến. Trong khi đó, NHNO&PTNT Láng Hạ mới chỉ sử dụng các biện pháp truyền thống mà chưa sử dụng các công cụ phái sinh để hạn chế RRTD.

Để thực hiện thành công các công cụ phái sinh này thì bên cạnh hành lang pháp lý với quy chế hoàn thiện từ phía NHNN, thì cần sự sẵn sàng từ phía NHNO&PTNT Láng Hạ với đầy đủ điều kiện con người, cơ sở vật chất và quy trình.

- Có hệ thống giám sát tín dụng và xếp hạng khách hàng vay hoàn hảo, để từ đó xác định chính xác các khách hàng tiềm ẩn rủi ro. Đây chính là cơ sở để thực hiện quản lý RRTD và thực hiện “trao đổi” những khoản cho vay nhằm cơ cấu lại danh mục cho vay của Ngân hàng.

- Xây dựng bộ phận chuyên môn thực hiện các nghiệp vụ phái sinh tín dụng. Bộ phận này không chỉ thực hiện mua bảo hiểm mà còn có thể thực hiện bán bảo hiểm. Trên thực tế, với tư cách là người bán bảo hiểm, ngân hàng có thể coi như một nhà đầu tư vào khách hàng vay của ngân hàng đối phương. Điều này giúp ngân hàng đa dạng hóa danh mục đầu tư.

- Xây dựng quy trình thực hiện các nghiệp vụ: Hoán đổi tổng thu nhập, hoán đổi tín dụng, quyền chọn tín dụng, hợp đồng trao đổi các khoản tín dụng rủi ro, hợp đồng quyền chọn trái phiếu, hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán.

3.2.8 Ngân hàng cần tạo lập một văn hoá doanh nghiệp

“Văn hóa doanh nghiệp” là các giá trị mà các thế hệ thành viên của doanh nghiệp tạo dựng nên và nó ảnh hưởng đến cách hành xử của các thành viên trong doanh nghiệp đó. Trong thời điểm hiện nay, các doanh nghiệp không chỉ cạnh tranh tiềm lực về vốn, công nghệ, nhân lực, tài sản,… mà còn cạnh tranh và chiến thắng nhau bằng văn hóa doanh nghiệp. “Văn hóa doanh nghiệp” không đơn thuần chỉ là hoạt động phong trào bề nổi mà còn là phần chìm với sức lan tỏa mạnh mẽ. Nếu như phần nổi chỉ chiếm 17% trong tảng băng văn hóa thì phần chìm khó định lượng, định tính nhưng lại chiếm tới 83% làm nên sức mạnh nội tại của mỗi doanh nghiệp.

Có thể chia văn hóa doanh nghiệp thành các tầng bậc khác nhau. Trong đó, tầng 1 chính là bề nổi, bao gồm cách bài trí nơi làm việc, logo, trang phục của nhân viên,… Tầng 2 (bề chìm) gồm những giá trị được chia sẻ, chấp nhận và tuyên bố như chiến lược kinh doanh, mục tiêu, quy tắc, triết lý kinh doanh, quy chuẩn đạo đức,… Tầng 3 là tầng sâu nhất gồm các quan niệm chung như giá trị nền tảng, cốt lõi của một doanh nghiệp… Cấu trúc văn hóa doanh nghiệp thể hiện qua phong cách của lãnh đạo, nhân viên, cách ứng xử với cộng đồng.

“Văn hóa doanh nghiệp” là phần hồn của mỗi doanh nghiệp và có những tác động tích cực tới hoạt động kinh doanh cũng như môi trường làm việc chung của

công ty. Chính văn hóa doanh nghiệp góp phần đắc lực tạo nên bản sắc; tạo ra một môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả; nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh. Vì vậy mà có thể coi “văn hóa doanh nghiệp” chính là một tài sản vô hình quý giá của doanh nghiệp.

Nhìn nhận một cách tổng quát, chúng ta thấy văn hoá trong các cơ quan và doanh nghiệp ở nước ta, nhất là lĩnh vực quốc doanh còn có những hạn chế nhất định: môi trường làm việc có nhiều bất cập dẫn tới có cái nhìn ngắn hạn; chưa có quan niệm đúng đắn về cạnh tranh và hợp tác, làm việc chưa có tính chuyên nghiệp; còn bị ảnh hưởng bởi các khuynh hướng cực đoan của nền kinh tế bao cấp; chưa có sự giao thoa giữa các quan điểm đào tạo cán bộ quản lý do nguồn gốc đào tạo; chưa có cơ chế dùng người, có sự bất cập trong giáo dục đào tạo nên chất lượng chưa cao.

Tạo lập “văn hóa doanh nghiệp” chính là chiếc chìa khóa để giải bài toán về phát triển bền vững của ngân hàng hiện nay, nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời giảm thiểu nhiều rủi ro cho ngân hàng, bởi vì:

Thứ nhất, “văn hóa doanh nghiệp” tạo ra sự gắn bó lâu dài của nhân viên đối với ngân hàng. Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện qua mối quan hệ giữa nhân viên trong ngân hàng với nhau, giữa thủ trưởng với nhân viên… Tạo cho mỗi nhân viên đều cảm thấy ngân hàng là “ ngôi nhà thứ hai”, khi đó họ sẽ tự hào để vun đắp và luôn có trách nhiệm với ngôi nhà chung đó. “Văn hóa doanh nghiệp” giúp cho mọi người gần nhau hơn, bên nhau cùng chung sức vượt qua những khó khăn trên bước đường phát triển của doanh nghiệp.

Thứ hai, “văn hóa doanh nghiệp” rèn luyện ý thức kỷ luật, trách nhiệm cũng như tính trung thực cho mỗi nhân viên ngân hàng. Điều này sẽ mang lại hiệu quả hoạt động cao cho toàn ngân hàng nói chung, và bộ phận tín dụng nói riêng. Rủi ro tín dụng sẽ được hạn chế trong tất cả các khâu của quy trình tín dụng: thẩm định hồ sơ vay vốn, tài sản đảm bảo, giám sát các khoản vay… Bởi vì khi đó, người nhân viên hoàn toàn tự hào là một thành viên của ngân hàng, họ sẽ phấn đấu vì lợi ích chung của ngân hàng.

Thứ ba, tạo lập một “văn hóa doanh nghiệp” thúc đẩy tính sáng tạo, khả năng ham học hỏi của nhân viên, tạo điều kiện để họ phát triển bản thân và cống hiến năng lực của mình cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn láng hạ (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w