Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNO&PTNT Láng Hạ

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn láng hạ (Trang 47 - 61)

Qua phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHNO&PTNT Láng Hạ có thể thấy: Tín dụng tăng trưởng khá tốt qua các năm. Tuy nhiên, để đánh giá tình hình tăng trưởng tín dụng có thực sự tốt không và chất lượng tín dụng có thực sự cao hay không thì phải xem mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng được thể hiện qua các chỉ tiêu dưới đây:

2.2.2.1 Nợ quá hạn

Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, nợ quá hạn là các khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Một khách hàng có nhiều khoản vay mà chỉ một khoản vay quá hạn thì các khoản vay khác mặc dù chưa đến hạn thanh toán cũng bị chuyển sang nợ quá hạn. Chỉ tiêu nợ quá hạn được xem xét theo bốn tiêu thức, đó là: Nợ quá hạn theo thời hạn, Nợ quá hạn theo loại tiền, Nợ quá hạn theo loại hình doanh nghiệp, Nợ quá hạn theo ngành kinh tế.

a. Nợ quá hạn theo thời hạn

Ngân hàng đã phân loại nợ quá hạn theo thời hạn. Việc phân loại theo cách này sẽ giúp Ngân hàng thấy được nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở việc cho vay ngắn hạn hay cho vay trung-dài hạn và nguyên nhân, từ đó Ngân hàng cân đối giữa các hình thức cho vay theo thời hạn và các biện pháp quản lý nợ cũng như các biện pháp hạn chế rủi ro cho Ngân hàng.

Bảng 2. 7 Tình hình nợ quá hạn theo thời hạn tại NHNO&PTNT Láng Hạ

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

NQH (ngắn hạn)=A 64.5 49.6 48.9 Dư nợ ngắn hạn=B 1370 1098 1395 Tỷ lệ NQH (ngắn hạn)=A/B 4.70% 4.51% 3.5% NQH (trung-dài hạn)=C 25.3 143.6 98.2 Dư nợ trung-dài hạn=D 802 3945 2806 Tỷ lệ NQH (trung-dài hạn)=C/D 3.15% 3.64% 3.5%

Tổng dư nợ cho vay=E 2172 4830 4201

Tổng NQH=F 89.8 193.2 147.1

Tỷ lệ NQH=E/F 4.13% 4.00% 3.5%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT Láng Hạ) Bảng 2.7 cho thấy:

Tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng có xu hướng giảm dần qua 3 năm.

Năm 2008, NQH là 89.8 tỷ đồng, tỷ lệ NQH là 4.13%. Năm 2009, NQH là 193.2 tỷ đồng, tăng 103.4 tỷ đồng so với năm 2008, nhưng tỷ lệ NQH giảm xuống còn 4%. Năm 2010, NQH giảm xuống còn 147.1 tỷ đồng, giảm 46.1 tỷ đồng, và tỷ lệ NQH là 3.5%.

Nguyên nhân trong năm 2008 và năm 2009, tỷ lệ NQH của ngân hàng ở mức khá cao là do tác động của khủng hoảng suy giảm nền kinh tế nói chung đến tất cả các ngành nghề và lĩnh vực. Tỷ lệ NQH giảm dần là do sự cố gắng của ngân hàng trong việc kiểm soát rủi ro và sự cải thiện tình hình tài chính của các doanh nghiệp.

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT Láng Hạ)

Biểu đồ 2.6 cho thấy rằng:

NQH ngắn hạn trong năm 2008 chiếm tỷ trọng rất cao (71.83%), chứng tỏ chất lượng một số khoản vay ngắn hạn còn thấp. Tuy nhiên, tỷ trọng NQH ngắn hạn giảm mạnh trong năm 2009 chỉ còn 25.67% và trong năm 2010 là 32.38%.

Tỷ lệ giữa NQH ngắn hạn trong tổng dư nợ cho vay ngắn hạn qua các năm có xu hướng giảm dần tương ứng là 4.7%, 4.51% và 3.5%.

NQH trung-dài hạn năm 2008 chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng NQH (28.17%), tuy nhiên tăng trong năm 2009 là 74.33% và trong năm 2010 là 67.62%.

Tỷ lệ NQH trung-dài hạn trong tổng dư nợ cho vay trung-dài hạn qua các năm tương ứng là 3.15%; 3.64% và 3.5%.

NQH trung-dài hạn tập trung ở một số ngành như công nghiệp khai thác mỏ, xây dựng cầu đường, và giao thông. Những ngành này gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh do ảnh hưởng của sự biến động thị trường như: giá cả các nguyên vật liệu đầu vào tăng lên và sự bất lợi của điều kiện tự nhiên…

Nguyên nhân NQH ngắn hạn giảm dần trong 3 năm là do quy mô cho vay ngắn hạn của ngân hàng giảm trong năm 2009 và 2010. Tuy nhiên, tỷ lệ NQH ngắn hạn và trung-dài hạn khá gần mức 5%-mức độ an toàn theo thông lệ quốc tế, điều này chứng tỏ công tác quản lý nợ, thu hồi nợ của ngân hàng còn chưa tốt.

b. Thực trạng nợ quá hạn theo loại tiền

Phân loại NQH theo loại tiền sẽ giúp ngân hàng thấy được NQH tập trung ở cho vay bằng VND hay cho vay bằng ngoại tệ, nguyên nhân để từ đó cân đối cơ cấu cho vay các loại tiền và đưa ra các biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng.

Bảng 2. 8 Tình hình nợ quá hạn theo loại tiền tại NHNO&PTNT Láng Hạ

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng NQH 89.8 193.2 147.1

NQH VND=A 66.5 186.3 145.4 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dư nợ cho vay VND=B 1547 4435 3634

Tỷ lệ NQH VND=A/B 4.3% 4.2% 4%

Tỷ lệ NQH VND/Tổng NQH 74.1% 96.4% 98.84%

NQH ngoại tệ quy VND=C 23.3 6.9 1.7

Dư nợ ngoại tệ quy VND=D 625 395 567

Tỷ lệ NQH ngoại tệ quy VND=C/D 3.7% 1.7% 0.3% Tỷ lệ NQH ngoại tệ quy VND/Tổng NQH 25.9% 3.6% 1.16%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT Láng Hạ)

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT Láng Hạ)

Từ biểu đồ 2.7 cho thấy: NQH VND luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong các khoản nợ quá hạn của ngân hàng và tỷ trọng này có xu hướng tăng lên trong 3 năm. Điều này một phần là do chính sách cho vay của ngân hàng với tỷ trọng phần lớn là cho vay bằng VND, không chú trọng vào việc cho vay các doanh nghiệp thanh toán xuất nhập khẩu.

Tỷ lệ NQH VND/Dư nợ cho vay VND giảm dần qua 3 năm lần lượt là 4.3%, 4.2% và 4%. NQH VND tăng lên cùng với quy mô các khoản dư nợ cho vay bằng VND. Điều này chứng tỏ chất lượng của các khoản cho vay bằng VND vẫn chưa được cải thiện, chứa đựng nhiều rủi ro.

Tỷ lệ NQH ngoại tệ quy VND/Dư nợ cho vay VND giảm dần. Năm 2008 là 3.7%, năm 2009 giảm xuống chỉ còn 1.7% và năm 2010 là 0.3%.

Năm 2010, dư nợ cho vay ngoại tệ tăng 43.5% trong khi NQH giảm 75%, chỉ còn 1.7 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ công tác quản lý chất lượng các khoản cho vay ngoại tệ của ngân hàng đã được cải thiện.

c. Thực trạng nợ quá hạn theo loại hình kinh tế

Qua việc phân tích thực trạng cho vay theo loại hình kinh tế sẽ cho thấy được tình hình tập trung NQH ở các ngành nghề, nguyên nhân và từ đó ngân hàng sẽ phân bổ vốn tín dụng vào các ngành hợp lý hơn để vừa tối đa hóa lợi nhuận, vừa đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay.

Bảng 2. 9 Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế tại NHNO&PTNT Láng Hạ

Nợ quá hạn Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ NQH (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ NQH (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ NQH (%) Nông nghiệp 0.7 0.3 0.7 0.3 1.1 0.4 Công nghiệp 17.4 3.9 5.46 2.0 3.1 0.9 Xây dựng 68.3 5.6 147.5 13.4 135.9 12.1 Thương mại-dịch vụ 3.28 1.1 8.74 1.9 0.9 0.2 Ngành khác 0.05 1.25 30.8 1.1 6.1 0.3 Tổng NQH 89.8 4.13 193.2 4.00 147.1 3.5

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT Láng Hạ)

NQH ngànhi

Chú thích: Tỷ lệ NQH ngànhi =--- Dư nợ cho vay ngànhi

Từ bảng 2.9 thấy được NQH tập trung chủ yếu ở ngành xây dựng, và tỷ lệ NQH theo ngành xây dựng luôn cao trong 3 năm, điều này được thể hiện cụ thể:

Năm 2008, NQH chủ yếu tập trung ở ngành xây dựng (68.3 tỷ đồng) và

ngành công nghiệp (17.4 tỷ đồng).

Chứng tỏ chất lượng một số khoản cho vay ở ngành xây dựng và công nghiệp. Điều này là do ngân hàng tập trung tín dụng vào ngành này lớn, mà chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả và do nền kinh tế chịu biến động nhiều từ khủng hoảng tài chính năm 2008.

Năm 2009, nợ quá hạn chủ yếu tập trung vào ngành xây dựng (147.5 tỷ

đồng). Ngành này cũng là ngành có tỷ trọng NQH theo ngành cao nhất (13.4%), chứng tỏ chất lượng một số khoản cho vay ở ngành xây dựng chưa cao.

Năm 2010, NQH vẫn tập trung chủ yếu ngành xây dựng (135.9 tỷ đồng).

Ngành nông nghiệp ít có NQH ở cả 3 năm. Tỷ trọng NQH theo ngành của ngành công nghiệp và ngành thương mại-dịch vụ cũng giảm nhiều trong năm.

Từ đó thấy được chất lượng các khoản cho vay ở các ngành này tốt nhưng ngân hàng vẫn chưa đẩy mạnh cho vay những ngành này.

d. Thực trạng nợ quá hạn theo loại hình doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc phân tích NQH theo loại hình doanh nghiệp giúp ngân hàng có được cái nhìn tổng quát hơn về tình hình cho vay đối với khu vưc doanh nghiệp ngoài quốc doanh và khu vực doanh nghiệp quốc doanh. Qua đó sẽ thấy được rủi ro tập trung ở loại hình doanh nghiệp nào, từ đó sẽ giúp ngân hàng cân đối cơ cấu cho vay và có các biện pháp hạn chế rủi ro.

Bảng 2. 10 Tình hình nợ quá hạn theo loại hình doanh nghiệp tại NHNO&PTNT Láng Hạ

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng NQH 89.8 193.2 147.1

NQH quốc doanh=A 63.0 153.7 110.3

Tỷ trọng NQH QD/Tổng NQH 70.2% 79.6% 74.9%

Dư nợ cho vay quốc doanh=B 1401 3842 3151

Tỷ lệ NQH quốc doanh=A/B 4.5% 4% 3.5%

NQH ngoài quốc doanh=C 26.8 39.5 36.8

Tỷ trọng NQH ngoài QD/Tổng NQH 29.8% 20.4% 25.1%

Dư nợ ngoài quốc doanh=D 771 988 1050

Tỷ lệ NQH ngoài quốc doanh=C/D 3.4% 3.9% 3.5%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT Láng Hạ)

Nhìn vào bảng 2.10 cho thấy, NQH của các công ty quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng rất lớn, trên 60% trong tổng NQH của ngân hàng. Điều này một phần là do chính sách cho vay các doanh nghiệp quốc doanh là chủ yếu của ngân hàng.

Khối doanh nghiệp quốc doanh

Năm 2008 và năm 2009, tỷ trọng NQH trên tổng NQH ở bộ phận quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với bộ phận ngoài quốc doanh. Điều này do dư nợ cho vay bộ phận quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với dư nợ cho vay ngoài quốc doanh. Khách hàng của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh. Mặt khác, đối với khối doanh nghiệp quốc doanh thì việc cho vay chủ

yếu dựa trên uy tín chứ không phải là dựa trên tài sản đảm bảo. Chính điều này

cũng là một trong những nguyên nhân gây rủi ro cho ngân hàng khi không có điều kiện ràng buộc để các doanh nghiệp khối quốc doanh làm việc hiệu quả để trả nợ. Việc NQH tập trung ở khối doanh nghiệp quốc doanh như: DNNN Trung ương, DNNN địa phương, công ty TNHH nhà nước…do các doanh nghiệp này kinh doanh chưa hiệu quả, năng lực cạnh tranh chưa cao.

Năm 2010, thực hiện theo định hướng hạn chế cho vay đối với khối doanh nghiệp quốc doanh làm ăn kém hiệu quả và mở rộng cho vay đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Vì vậy, NQH trong khối doanh nghiệp quốc doanh giảm xuống và năm 2010 còn chiếm tỷ lệ 3.5%.

Mặc dù qua 3 năm, NQH quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng NQH, nhưng xét tỷ lệ giữa NQH quốc doanh với tổng dư nợ cho vay quốc doanh thì giảm dần qua 3 năm tương ứng là 4.5%, 4% và 3.5%. Điều này chứng tỏ chất lượng các khoản cho vay quốc doanh cũng đã dần được cải thiện.

Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Tỷ lệ NQH ngoài quốc doanh giảm ít, lần lượt là 3.4%, 3.9% và 3.5%, trong khi dư nợ cho vay ngoài quốc doanh tăng dần lên. Điều này là do ngân hàng mở rộng cho vay khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhưng lại không kiểm soát tốt được chất lượng tín dụng khu vực này.

2.2.2.2 Thực trạng nợ xấu

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5. Tình hình nợ xấu của NHNO&PTNT Láng Hạ trong 3 năm gần đây thể hiện như sau:

Bảng 2. 11 Tình hình nợ xấu tại NHNO&PTNT Láng Hạ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 2172 4830 4201 Tổng nợ xấu 41.2 1.9 25.1 0.52 46.7 1.04 Nhóm 3 26.9 1.8 14.3 Nhóm 4 0.3 7.2 6.8 Nhóm 5 14 16.1 25.6 Tổng NQH 89.8 193.2 147.1 Tổng nợ xấu/Tổng NQH 45.9 13.0 31.7

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT Láng Hạ)

Từ bảng số liệu cho ta thấy, tỷ lệ nợ xấu đảm bảo trong mức cho phép là <3%. Tuy nhiên, nợ xấu tập trung chủ yếu ở nhóm 5-nợ có khả năng mất vốn và có xu hướng tăng dần qua 3 năm. Điều này gây rủi ro mất vốn cao cho ngân hàng.

Năm 2008, tổng nợ xấu là 41.2 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu là 1.9%, chủ yếu tập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

trung trong ngành xây dựng, ngành chiếm tỷ trọng dư nợ lớn của ngân hàng. Một phần nợ xấu rải rác ở các ngành khác và ngành công nghiệp là do năm 2008 là năm đầy biến động của thị trường: chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, thị trường hàng hoá, nguyên nhiên vật liệu sụt giảm mạnh, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản đi xuống, từ đó tác động xấu đến tất cả các thành phần kinh tế.

Năm 2009, tổng nợ xấu giảm còn 25.1 tỷ đồng với tỷ lệ nợ xấu là 0.52%.

Tuy nhiên các khoản nợ xấu này lại chủ yếu nằm ở nhóm 5, nhóm có nguy cơ mất vốn cao. Nợ xấu vẫn tập trung ở ngành xây dựng (chiếm 45% tổng nợ xấu) và thương nghiệp (24%). Cũng trong năm này, tổng dư nợ tăng lên trong khi tỷ lệ nợ xấu giảm đi nhiều, ngân hàng cũng đã xử lý một số khoản nợ xấu bằng quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tín dụng. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã có những chính sách kiểm soát tín dụng tốt hơn.

Năm 2010, tổng nợ xấu là 46.7 tỷ đồng, tăng 21.6 tỷ đồng so với năm 2009.

Tỷ lệ nợ xấu tăng lên 1.04%, chủ yếu tập trung vào các ngành xây dựng, tài chính ngân hàng…và nguyên nhân chủ yếu là do một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ, thu nợ, thu lãi khó khăn.

2.2.2.3 Thực trạng trích lập và sử dụng dự phòng

Với mỗi khoản tín dụng thì tương ứng với nó là một mức rủi ro tiềm ẩn. Vì vậy, khi quyết định cấp tín dụng cho khách hàng thì ngân hàng nào cũng xác định là có thể gặp phải rủi ro. Để chủ động trong việc hạn chế những hậu quả do rủi ro tín dụng có thể gây ra, một trong những biện pháp hiện nay các ngân hàng đang thực hiện là trích lập dự phòng rủi ro.

Theo Quyết đinh 493/2005/QĐ-NHNN, dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng không thực hiện được nghĩa vụ theo cam kết. Đây là một chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng và khả năng quản lý Nợ của ngân hàng. Hiện nay, NHNO&PTNT Láng Hạ đã phân loại nợ và trích lập theo Quyết định này. Mặc dù việc trích lập dự phòng tăng lên sẽ làm tăng lên chi phí và từ đó sẽ làm ảnh hưởng đến lợi nhuận nhưng chi nhánh vẫn quyết tâm thực hiện trích lập dự phòng theo đúng và đủ theo mức độ rủi ro thực tế của các khoản cho vay. Tình hình trích lập dự phòng của NHNO&PTNT Láng Hạ thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2. 12 Tình hình trích lập dự phòng tại NHNO&PTNT Láng Hạ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 2172 100 4830 100 4201 100 Trích lập dự phòng 29.2 1.34% 27.8 0.58% 46.4 1.10%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT Láng Hạ)

Từ bảng 2.11 cho thấy, năm 2010, số dự phòng tăng cao do nợ xấu tập trung chủ yếu ở nhóm 5. Điều này cho thấy công tác quản lý nợ của ngân hàng chưa tốt.

Nhưng nhìn chung, Chi nhánh đã tuân thủ theo quy định của NHNN về tỷ lệ

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn láng hạ (Trang 47 - 61)