Thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNO&PTNT Láng Hạ

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn láng hạ (Trang 39 - 47)

Agribank Láng Hạ cung ứng các sản phẩm tiền vay đa dạng phong phú, phục vụ các nhu cầu về vay vốn của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong nước.

Bảng 2. 5 Tình hình hoạt động cho vay tại NHNO&PTNT Láng Hạ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%)

Tổng dư nợ cho vay 2172 100 4830 100 4201 100

1. Theo loại hình doanh nghiệp

DN quốc doanh 1401 64.50 3842 79.54 3151 75.00

DN ngoài quốc doanh

771 35.50 988 20.46 1050 25.00

2. Theo loại tiền

VND 1547 71.22 4435 92.17 3634 86.50

Ngoại tệ quy VND 625 28.78 395 7.83 567 13.5

3. Theo thời hạn

Ngắn hạn 1370 63.08 1098 21.77 1395 33.21

Trung –dài hạn 802 36.92 3945 78.23 2806 66.79

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh NHNO&PTNT Láng Hạ)

Nhận xét chung về hoạt động cho vay của NHNO&PTNT Láng Hạ:

Năm 2008, dư nợ cho vay là 2172 tỷ đồng, đạt 114% kế hoạch (vượt 14%, số

tuyệt đối tăng 263 tỷ đồng).

Năm 2009, dư nợ đạt 4830 tỷ đồng, tăng 122.38%, về số tuyệt đối tăng 2658

tỷ đồng so với cuối năm 2008. Nguyên nhân là do NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ và nhất là thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất khiến cho tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng tăng cao.

Năm 2010, dư nợ đạt 4201 tỷ đồng, giảm 629 tỷ đồng, tương ứng giảm

13.02% so với cuối năm 2009 và đạt 104% kế hoạch năm 2010. Nguyên nhân là do NHNN chủ trương từng bước giảm bớt mức độ nới lỏng chính sách tiền tệ để ngăn ngừa lạm phát cao trở lại trong năm 2010 khi nền kinh tế đã phục hồi và doanh nghiệp bớt khó khăn.

2.2.1.1 Tình hình cho vay theo loại tiền

Biểu đồ 2. 1 Tình hình cho vay theo cơ cấu loại tiền tại NHNO&PTNT Láng Hạ

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT Láng Hạ)

Biểu đồ 2.1 cho thấy sự biến động ngược chiều trong tỷ trọng dư nợ cho vay VND và cho vay ngoại tệ quy VND năm 2008, năm 2009 và năm 2010. Sự biến động này được thể hiện cụ thể dưới đây:

Năm 2008, cho vay bằng VND là 1547 tỷ đồng (chiếm 71.22% tổng dư nợ

cho vay), tăng 37% với số tuyệt đối là 421 tỷ đồng so với năm 2007 và vượt 3%, số tuyệt đối tăng 39 tỷ đồng so với kế hoạch.

Trong khi đó, cho vay bằng ngoại tệ đạt 625 tỷ đồng (chiếm 28.78% tổng dư nợ cho vay), giảm 45%, tương ứng giảm 518 tỷ đồng so với năm 2007 và bằng 146% so với kế hoạch.

Năm 2009, dư nợ nội tệ là 4435 tỷ đồng (chiếm 92.17% tổng dư nợ cho vay),

tăng 2888 tỷ đồng, tương ứng tăng 186.68% so với năm 2008 và đạt 99% kế hoạch. Dư nợ ngoại tệ là 395 tỷ đồng (chiếm 7.83% tổng dư nợ cho vay), giảm 230 tỷ đồng, tương ứng giảm 36.8% so với năm 2008 và đạt 102% kế hoạch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2010, dư nợ nội tệ là 3634 tỷ đồng (chiếm 86.5% tổng dư nợ cho vay),

giảm 801 tỷ đồng, bằng 81.94% năm 2009 và đạt 116% kế hoạch.

Dư nợ ngoại tệ đạt 567 tỷ đồng (chiếm 13.5% tổng dư nợ cho vay), tăng 172 tỷ đồng và bằng 144% so với năm 2009, đạt 102.75% kế hoạch dư nợ ngoại tệ năm 2010.

Nhìn chung trong ba năm, tỷ trọng dư nợ nội tệ có xu hướng tăng và luôn cao hơn nhiều so với tỷ trọng dư nợ ngoại tệ. Tuy nhiên, dư nợ ngoại tệ luôn đạt kế hoạch cho vay của ngân hàng. Điều này là do:

Thứ nhất, do nhu cầu vay của khách hàng vay nhiều VND hơn.

Thứ hai, do cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng là tỷ trọng nguồn vốn bằng

VND cao hơn tỷ trọng nguồn vốn bằng ngoại tệ.

Thứ ba là do chính sách cho vay của ngân hàng không chú trọng đến lĩnh

vực cho vay thanh toán xuất nhập khẩu. Năm 2009, tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam gặp nhiều khó khăn do tác động khủng hoảng kinh tế toàn cầu dẫn đến sự đình trệ sản xuất và hạn chế tiêu dùng ở những nước vốn là thị trường xuất nhập khẩu lớn của Việt Nam như: Mỹ, Nhật Bản, EU… Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2009 ước đạt khoảng 56.5 tỷ USD, giảm 9.9% so với năm 2008, theo đó, dư nợ tín dụng xuất nhập khẩu trong năm cũng giảm.

Việc ngân hàng tập trung vào thị trường trong nước với một tỷ trọng quá chênh lệch như trên và bỏ qua những cơ hội mà thị trường nước ngoài đem lại có thể mang lại nhiều rủi ro cũng như giảm lợi nhuận của chi nhánh.

2.2.1.2 Tình hình cho vay theo loại hình doanh nghiệp

Biểu đồ 2. 2 Tình hình cho vay theo loại hình doanh nghiệp tại NHNO&PTNT Láng Hạ

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT Láng Hạ)

Nhìn vào biểu đồ 2.2 ta thấy:

Tỷ trọng dư nợ cho vay quốc doanh chiếm phần lớn trong tổng dư nợ cho vay và có xu hướng tăng dần qua 3 năm: Năm 2008 là 1401 tỷ đồng (chiếm 64.5% tổng dư nợ cho vay); Năm 2009 là 3842 tỷ đồng (chiếm 79.54% tổng dư nợ cho vay); Năm 2010 là 3151 tỷ đồng (chiếm 75% tổng dư nợ cho vay).

Tỷ trọng dư nợ cho vay ngoài quốc doanh chiếm phần nhỏ trong tổng dư nợ cho vay và có xu hướng giảm dần qua 3 năm: Năm 2008 là 771 tỷ đồng (chiếm 35.5% tổng dư nợ cho vay); Năm 2009 là 988 tỷ đồng (chiếm 20.46% tổng dư nợ cho vay); Năm 2010 là 1050 tỷ đồng (chiếm 25% tổng dư nợ cho vay).

Kết quả của sự chuyển dịch trong tỷ trọng cho vay này là do định hướng chính sách hoạt động tín dụng của NHNO&PTNT Láng Hạ năm 2008-2010:

Mở rộng cho vay đối với nhóm khách hàng kinh doanh có độ an toàn cao. Ngân hàng tập trung cho vay các doanh nghiệp nhà nước vì lo ngại rằng tuy các doanh nghiệp ngoài quốc doanh kinh doanh hiệu quả hơn nhưng sẽ lại chịu nhiều ảnh hưởng từ biến động của nền kinh tế thế giới trong thời kỳ hậu khủng hoảng.

2.2.1.3 Tình hình cho vay theo thời hạn

Biểu đồ 2. 3 Tình hình cho vay theo thời hạn tại NHNO&PTNT Láng Hạ

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT Láng Hạ)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy:

Dư nợ cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm dần và chiếm tỷ trọng nhỏ dần trong khi dư nợ cho vay trung-dài hạn có xu hướng tăng và chiếm tỷ trọng cao hơn.

Năm 2008, cho vay ngắn hạn là 1370 tỷ đồng, chiếm 63.08% và cho vay

trung-dài hạn là 802 tỷ đồng, chiếm 36.92% tổng dư nợ cho vay.

Năm 2009, cho vay ngắn hạn là 1098 tỷ đồng, giảm 272 tỷ đồng so với năm

2008 và chiếm 21.77% tổng dư nợ cho vay. Trong khi đó, dư nợ cho vay trung-dài hạn là 3945 tỷ đồng, tăng 3143 tỷ đồng so với năm 2008 và chiếm 78.23% tổng dư nợ cho vay.

Năm 2010, dư nợ cho vay ngắn hạn là 1395 tỷ đồng, tăng 297 tỷ đồng so với

năm 2009 và chiếm 33.21% tổng dư nợ cho vay. Cho vay trung-dài hạn là 2806 tỷ đồng, giảm 1139 tỷ đồng so với năm 2009 và chiếm 66.79% tổng dư nợ cho vay.

Nhìn chung sự thay đổi về cơ cấu dư nợ theo thời gian của khoản vay trong giai đoạn năm 2008-2010 của NHNO&PTNT Láng Hạ phản ánh ít nhiều sự tác động của các biến cố trên thị trường tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2008, nền kinh tế đã phải đối mặt với những diễn biến hết sức phức tạp (đầu năm lạm phát tăng cao, cuối năm khủng hoảng suy giảm kinh tế toàn cầu), các nhà đầu tư trở nên e dè hơn. Vì vậy, đứng về phía người đi vay, họ sẽ có xu hướng đi vay để đầu tư trong ngắn hạn nhiều hơn là trong dài hạn.

Năm 2009 và 2010, Chính phủ ban hành các gói chính sách kích cầu nhằm chống lại sự suy giảm kinh tế. Theo đó, gia tăng cho vay tín dụng đối với các doanh nghiệp, kích cầu đầu tư và tiêu dùng. Với những tín hiệu phục hồi của nền kinh tế và chủ trương chính sách phát triển của Chính phủ, nhu cầu đầu tư dài hạn tăng lên. Điều này đã cho thấy chi nhánh đã có sự chuyển dịch phù hợp với xu hướng phát triển hiện tại của ngân hàng cũng như nhu cầu vay của khách hàng.

Tuy nhiên, tỷ lệ dư nợ trung-dài hạn cao thì ngân hàng cũng phải đối mặt với rủi ro lớn hơn. Ngân hàng cần có những chính sách phù hợp để sẵn sàng đối phó với những biến động của nền kinh tế, giảm thiểu rủi ro.

2.2.1.4 Tình hình cho vay theo ngành kinh tế

Bảng 2. 6 Tình hình cho vay theo ngành kinh tế tại NHNO&PTNT Láng Hạ

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (Tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 2172 100 4830 100 4201 100 Nông nghiệp 196 9.0 204 4.2 301 7.2 Công nghiệp 447 20.6 268 5.5 333 7.9 Xây dựng 1219 56.1 1098 22.7 1128 26.8 Thương mại-dịch vụ 306 14.1 460 9.5 476 11.3 Ngành khác 4 0.2 2800 58.0 1963 46.8

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNO&PTNT Láng Hạ)

Biểu đồ 2. 4 Dư nợ theo ngành nghề kinh doanh

Biểu đồ 2. 5 Tỷ trọng dư nợ theo ngành nghề kinh doanh

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNO&PTNT Láng Hạ)

Từ biểu đồ 2.4 cho thấy, dư nợ cho vay ở các ngành nông nghiệp, thương mại-dịch vụ và ngành khác tăng dần. Ngành nông nghiệp năm 2009 tăng 4%, năm 2010 tăng 4.75%. Ngành thương mại-dịch vụ năm 2009 tăng 50.33%, năm 2010 tăng 3.5. Trong khi đó, dư nợ các ngành khác tăng rõ rệt: Năm 2009 tăng 2796 tỷ đồng, tương ứng tăng 69900% so với năm 2008; Năm 2010 giảm 837 tỷ đồng, tương ứng giảm 30% so với năm 2009.

Dư nợ ngành công nghiệp và xây dựng tuy giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng khá cao.

Từ biểu đồ 2.5 cho thấy, có sự biến động rất lớn về tỷ trọng cho vay giữa các ngành được thể hiện cụ thể:

Năm 2008, dư nợ cho vay tập trung ở hai ngành chính là xây dựng (chiếm

56.1%) và công nghiệp (chiếm 20.6%). Dư nợ tại các ngành kinh tế khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ là 0.2%.

Năm 2009, dư nợ ngành xây dựng vẫn chiếm tỷ trọng cao là 22.7%, tuy

nhiên chỉ xếp thứ hai sau dư nợ ngành khác (chiếm 58%). Đứng thứ ba là ngành thương mại-dịch vụ với 9.5%. Dư nợ ngành công nghiệp chỉ còn chiếm 5.5%.

Năm 2010, tỷ trọng dư nợ ngành khác giảm chỉ còn 46.8%, tuy nhiên vẫn

chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tỷ trọng của các ngành khác đều tăng lên, trong đó, ngành xây dựng chiếm 26.3%, tiếp sau đó là ngành thương mai-dịch vụ 9.5%. Ngành công nghiệp là 7.9%.

Qua phân tích tình hình hoạt động cho vay của ngân hàng theo ngành kinh tế trong 3 năm thấy được Ngân hàng đã chú ý thực hiện phân bổ nguồn cho vay trên tất cả các ngành kinh tế nhằm phân tán rủi ro. Tuy nhiên ngân hàng vẫn tập trung cho vay nhiều vào ngành Xây dựng, điều này tiềm ẩn những rủi ro lớn cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn láng hạ (Trang 39 - 47)