Giảm chi phí đầu vào để tăng khả năng cạnh tranh

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh ở công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên - Lê Xuân Thủy. (Trang 120 - 121)

a donh nghiệp

4.2.3. Giảm chi phí đầu vào để tăng khả năng cạnh tranh

Như đã đề cập ở chương 3; chi phí đầu vào là một vấn đề cần quan tâm hàng đầu đối với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thép. Bởi vì, đầu vào trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thép phụ thuộc vào rất nhiều nhà cung cấp đầu vào trong và ngoài nước. Nếu giảm được chi phí đầu vào, TISCO sẽ có điều kiện giảm giá thành công trình, nâng cao được khả năng cạnh tranh, tăng vị thế trên thị trường, tạo uy tín trong sản xuất kinh doanh. Tiết kiệm chi phí, giảm chi phí tài chính, chủ động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Vì vậy, công ty cần phải giảm chi phí đầu vào thông qua các nguồn cung cấp hợp lý, lâu dài, ổn định. Chủ động ký kết các hợp đồng cung ứng nguyên nhiên vật liệu, phối kết hợp với các nhà cung cấp đầu vào để tránh tình trạng bị ép giá đầu vào, gây các cơn sốt ảo là tăng chi phí đầu vào của TISCO. Linh hoạt trong việc áp dụng các dây chuyền công nghệ phù hợp để giảm lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong khi, chi phí đầu vào của công ty phụ thuộc rất nhiều vào thị trường trong nước và quốc tế. Một thực tế cho thấy, giai đoạn 2009 - 2012, ngành thép Việt Nam liên tục tăng giá, tuy thuế nhập khẩu đối với phôi thép nhập khẩu đã có lúc được nhà nước giảm xuống còn 0%, nhưng thật khó khi giá quốc tế của phôi thép lại không thể kiểm soát được nên giá thép thành phẩm vẫn cứ tăng (từ 400.000 đến 500.000 /tấn). Mặt khác, phôi thép lại chiếm tỷ lệ 80% trong thép thành phẩm. Đồng thời, xăng dầu cũng là một mặt hàng luôn biến động giá. Đồng thời, điện, nước đều liên tục tăng giá. Điều này, buộc TISCO cần phải lập kế hoạch dự trữ và lập dự phòng với những biến động giá của các nhân tố đầu vào để không thụ động làm giảm hiệu quả cạnh tranh.

Đối với nhà nước, cần tạo điều kiện thuận lợi cho TISCO thông qua việc quản lý điều tiết một cách phù hợp thị trường nguyên vật liệu thông qua các công cụ quản lý vĩ mô của nhà nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho TISCO trong hoạt động nhập khẩu nguyên vật liệu, có thể thay thế việc áp dụng thuế nhập khẩu bằng việc cấp hạn ngạch (Quota) nhập khẩu cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Sử dụng linh hoạt trong việc điều tiết và bình ổn giá cả nguyên vật liệu đầu vào. Thông tin kịp thời cho công ty bằng các kênh khác nhau về sự biến động giá cả của các yếu tố đầu vào ngành thép. Hoàn thiện cơ chế quản lý đối với thị trường nhân tố đầu vào, có chính sách bù giá hợp lý cho TISCO, tránh thiệt hại nghiêm trọng khi thị trường nhân tố đầu vào tăng giá. Xử lý một cách có hiệu quả hành động đầu cơ, tích trữ, ép

giá của các doanh nghiệp cung ứng nhân tố đầu vào tạo cơn sốt khan hiếm ảo. Hoàn thiện chính sách giá đền bù, giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh được thuận lợi, tạo điều kiện cho việc triển khai các dự án sản xuất kinh doanh, giảm chi phí đầu vào và rút ngắn thời gian sản xuất kinh doanh.

Nhà nước cần có chính sách khuyến khích sản xuất các nhân tố đầu vào thay thế nhập khẩu, tạo một cơ chế cạnh tranh bình đẳng, từng bước xoá bỏ độc quyền đối với một số ngành sản xuất kinh doanh và cung ứng nguyên vật liệu như ngành điện, ngành xăng dầu; rà soát lại toàn bộ các văn bản pháp lý liên qua đến công tác quản lý nguyên vật liệu đầu vào, kích thích và có cơ chế phù hợp để tư nhân có thể tham gia ngày càng nhiều vào lĩnh vực cung ứng nhân tố đầu vào này.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh ở công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên - Lê Xuân Thủy. (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)