Nâng cao khả năng tài chính của TISCO

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh ở công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên - Lê Xuân Thủy. (Trang 122 - 126)

a donh nghiệp

4.2.5. Nâng cao khả năng tài chính của TISCO

Như ta đã thấy vai trò của tài chình hỗ trợ và thúc đẩy nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và đối với TISCO nói riêng. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thép thì vốn là một vấn đề hết sức nan giải trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, để nâng cao được khả năng cạnh tranh thì công ty cần phải nhận thức được các vấn đề sau:

Thứ nhất: tài chính là cơ sở vật chất cần thiết trực tiếp tạo ra tiềm lực tài chính để TISCO nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Thông qua quá trình động viên, phân phối và sử dụng các nguồn tài chính

.

Thứ hai: tài chính có tác động làm thay đổi tiêu chí đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, TISCO phải xác định được những lợi thế vốn có của mình so với những đối thủ. Những lợi thế đó được biểu hiện thông qua đánh giá các tiêu chí cạnh tranh như đã phân tích ở chương 3 của TISCO. Tài chính, thông qua sự vận động của các luồng tiền tệ, có thể làm thay đổi các tiêu chí đánh giá đó và tác động làm tăng khả năng cạnh tranh của TISCO so với các đối thủ. Bởi vì; tài chính tác động ở mọi lúc và mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.

Thứ ba: thông qua sử dụng các đòn bẩy kích thích, thì tài chính vừa tạo ra động lực, vừa tạo ra áp lực thúc đẩy TISCO nâng cao khả năng cạnh tranh bằng cách gắn lợi ích kinh tế của TISCO với các tiêu chí cạnh tranh. Đây là vai trò vốn có của tài chính, chiếm ưu thế hơn các công cụ kinh tế khác.

Vai trò quan trọng của tài chính trong việc thúc đẩy và nâng cao khả năng cạnh tranh là ở chỗ, tác động của công cụ này có ảnh hưởng sâu rộng đến hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội, đến đầu tư và tiêu dùng, có thể trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của TISCO trong quá trình cạnh tranh, từ đó điều chỉnh hoạt động cạnh tranh theo định hướng của công ty phù hợp với cơ chế chính sách của Nhà nước.

Như vậy: để nâng cao khả năng cạnh tranh của TISCO thì Công ty cần phải thực hiện được các giải pháp sau đây: (i) Cần phải đổi mới công tác quản lý tài

chính một cách có hiệu quả, tận dụng các nguồn vốn vay khác nhau ở trong và ngoài nước; (ii) Chủ động trong việc phân phối vốn, huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, phát hành thêm cổ phiếu và tạo sự hấp dẫn đối với các cổ đông của mình; (iii) Ngoài ra, công ty còn có thể liên doanh liên kết với các đối thủ, các doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh hoặc trong cả nước để tận dụng khả năng về tài chính của họ đặc biệt là đối với các Tổng công ty ở Trung ương. Lựa chọn phương pháp tính khấu hao TSCĐ sao cho phù hợp với TISCO; (iv) Thường xuyên tăng cường các biện pháp để giảm bớt và rút ngắn tối đa thời gian hoàn vốn nội bộ của các dự án công trình. Đề nghị tỉnh Thái Nguyên và Nhà nước tạo điều kiện thanh quyết toán các công trình một cách nhanh nhất, cho phép linh hoạt trong thanh toán với khách hàng, bảo hiểm y tế đối với người lao động; (v) Sử dụng mọi biện pháp để chống lãng phí và thất thoát vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh, muốn làm được điều này TISCO phải hoàn thiện xây dựng quy chế quản lý tài chính nội bộ dựa trên nguyên tác quản lý tài chính của Nhà nước; (vi) Sử dụng các phần mềm để tự động hoá trong quá trình quản lý tài chính, xây dựng sổ sách kế toán và áp dụng hình thức kế toán cho phù hợp. Thường xuyên tiến hành thuê các chuyên gia tài chính, các công ty kiểm toán nội bộ để kiểm kê và tư vấn cho TISCO để áp dụng phương pháp quản lý tài chính có hiệu quả.

, đồng thời để có thể cạnh tranh thì đòi hỏi TISCO phải có một tiềm lực vốn đầu tư lớn. Hơn nữa, để có thể tham gia các công trình tiêu thụ sản phẩm sủa TISCO với khối lượng lớn thì đòi hỏi TISCO phải có đủ nguồn vốn đầu tư. Có nguồn vốn lớn sẽ làm cho TISCO tự tin hơn để kinh doanh có hiệu quả - “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”, có thể dùng vốn để lấn át các đối thủ, giảm bớt chi phí tài chính (chi phí vay vốn), từ đó tăng lợi nhuận cho TISCO, tích luỹ và thực hiện tái đầu tư sản xuất kinh doanh. Muốn có được nguồn vốn đầu tư lớn không còn cách nào khác là TISCO phải tìm mọi cách để huy động và chiếm dụng vốn một cách hợp lý.

Theo đó, Nhà nước cần tạo điều kiện tác động nâng cao khả năng tài chính của TISCO, từ đó tác động nâng cao khả năng cạnh tranh của TISCO theo các hướng giải pháp vĩ mô sau đây:

Thứ nhất: thực hiện chính sách đầu tư từ ngân sách

Theo đó, Nhà nước đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi và giúp cho TISCO tiết kiệm được chi phí đầu vào. Phát triển cơ sở hạ tầng được coi là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của nền kinh tế và là yếu tố quan trọng tạo môi trường kinh doanh cho TISCO. Tuy nhiên,

việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đòi hỏi một lượng vốn rất lớn thường vượt ra khỏi tầm của TISCO. Điều này, đòi hỏi Nhà nước phải đứng ra bỏ vốn đầu tư. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho TISCO tiết kiệm được chi phí đầu vào thông qua việc giảm bớt chi phí vận chuyển, chi phí giao dịch mà lâu nay các chi phí này vốn rất lớn đối với TISCO, từ đó hạ giá thành sản phẩm, nâng cao tiến độ sản xuất, tránh rủi ro. Từ đó, nâng cao khả năng cạnh tranh của TISCO. Mặt khác, Nhà nước đầu tư vốn có tính chất châm ngòi vào một số ngành công nghiệp có liên quan, công nghiệp phụ trợ như ngành dầu khí, ngành công nghiệp sản xuất, ngành công nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên, ngành công nghệ thông tin và các ngành công nghiệp khác. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và các ngành đó phát triển, trên cơ sở đó sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm ở những doanh nghiệp và những ngành khác. Vì đây là những ngành và những doanh nghiệp cung cấp đầu vào cho TISCO, nên khi đó có tác động làm giảm bớt chi phí đầu vào cho TISCO. Ngoài việc đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng. Nhà nước còn có thể cấp vốn cho một số ngành công nghiệp được lựa chọn, mà năng suất lao động của các ngành này tạo nên chi phí sản xuất của của nhiều ngành khác, song bản thân ngành đó lại ít có khả năng huy động vốn trên thị trường do nhu cầu vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài. Vì vậy, việc ưu tiên phân bổ nguồn vốn từ ngân sách nhà nước đã giúp cho các ngành mũi nhọn này phát triển, góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh để trực tiếp làm giảm chi phí của các doanh nghiệp và các ngành khác, trong đó có tác động làm giảm chi phí cho TISCO.

Thứ hai: đối với việc thực hiện chính sách thuế

Hiện nay, các hình thức thuế tác động đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được áp dụng như sau: (i) Áp dụng hệ thống thuế gián thu phù hợp để điều chỉnh tiêu dùng, tạo điều kiện cho TISCO đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị phần. Thuế gián thu có tác động trực tiếp làm thay đổi giá cả hàng hoá. Tuỳ thuộc vào mối quan hệ cung - cầu, nhà nước có thể đánh thuế thấp đối với những sản phẩm cần khuyến khích, khi đó giá cả của chúng có thể giảm thấp, từ đó kích thích tiêu dùng, tạo điều kiện cho TISCO mở rộng đầu tư, tăng sản lượng tiêu thụ; (ii) thực hiện chính sách thuế quan bảo hộ; các biện pháp bảo hộ được thực hiện thông qua việc áp dụng hàng rào thuế quan và phi quan thuế đối với một số ngành công nghiệp trong nước, trong đó có ngành thép của chúng ta cũng là một ngành còn hạn chế về trình độ công nghệ, trong xu thế toàn cầu hoá diễn ra kéo theo tự do hoá thương mại và đầu tư, khi đó sẽ có các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào ngành cùng với việc tạo ra các sản phẩm có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao. Vì

vậy, thuế quan bảo hộ cũng là một công cụ để làm cho TISCO có thể tăng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, việc áp dụng công cụ này chỉ trong một số điều kiện và thời kỳ nhất định mà thôi, bởi vì bản thân của chính sách thuế quan bảo hộ cũng chứa đựng rất nhiều hạn chế: Thứ nhất, thực hiện chính sách thuế quan bảo hộ chỉ giúp cho TISCO tăng khả năng cạnh tranh ở thị trường trong nước, nhưng không làm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới. Thứ hai, bản thân TISCO còn phải nhập khẩu rất nhiều sản phẩm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, nếu bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước thì cũng đồng nghĩa với việc tăng chi phí đầu vào của TISCO, do đó làm giảm khả năng cạnh tranh của TISCO. Thứ ba, nếu duy trì sự bảo hộ quá lâu sẽ để lại những di chứng nặng nề chính cho ngành, cho TISCO và cho nền kinh tế. Thứ tư, do lộ trình hội nhập và cắt giảm dần các hàng rào bảo hộ trong đó có thuế quan để thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư, vì vậy vai trò bảo hộ của thuế quan dần dần bị lu mờ và tiến tới bị xoá bỏ; (iii) Thực hiện phân biệt mức thuế suất, chính sách thuế còn có thể được sử dụng để hạn chế hoặc nâng đỡ khả năng cạnh tranh của TISCO thông qua thực hiện các mức thuế suất phân biệt. Có thể đánh thuế thấp đối với những sản phẩm cần khuyến khích hoặc đánh thuế cao đối với những sản phẩm cần hạn chế tiêu dùng. Những sản phẩm có mức thuế suất thấp sẽ có điều kiện giảm giá bán để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình so với các đối thủ khác; (iv) Thực hiện chính sách ưu đãi thuế, nội dung cơ bản của ưu đãi thuế là tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và tăng lợi nhuận của TISCO; là một công ty mới hoạt động từ doanh nghiệp Nhà nước chuyển sang hình thức công ty cổ phần, vì vậy tỉnh Thái Nguyên và Nhà nước cần tạo điều kiện ưu đãi thuế thông qua miễn giảm những năm đầu hoặc là áp dụng tỷ lệ thuế thấp để tạo điều kiện cho công ty giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh trong giai đoạn đầu như hiện nay. Nhà nước, có thể sử dụng thuế trực thu hoặc gián thu, trong đó sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp có tác động trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp giữ một vai trò quan trọng. Khi nhà nước thực hiện miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ làm tăng lợi nhuận sau thuế của TISCO, từ đó từ đó tạo điều kiện cho công ty tích luỹ vốn để tái đầu tư, đây là nguồn vốn quan

.

Thực hiện áp dụng khấu hao nhanh tài sản cố định - đây là một hình thức hoãn thuế cho TISCO tập trung đầu tư đổi mới thiết bị, máy móc và công nghệ.

Thứ ba: thực hiện chính sách tín dụng.

Chính sách tín dụng là rất quan trọng, điều này tác động đến khả năng cạnh tranh của TISCO trong mọi thời điểm bởi vì nó quyết định đến lượng vốn đầu tư mà

công ty có thể huy động được và quyết định đ

. Chính vì vậy, nhà nước cần phải có một chính sách tín dụng phù hợp để tạo điều kiện cho TISCO có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Việc sử dụng công cụ tín dụng được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, trong đó tín dụng ưu đãi giữ vai trò quan trọng. Một là, tín dụng ưu đãi cho đổi mới công nghệ, máy móc và trang thiết bị: Trong điều kiện hiện nay của TISCO, việc đổi mới công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng xác

năng cạnh tranh của công ty. Tuy nhiên, việc đổi mới công nghệ và máy móc thiết bị đòi hỏi phải có một tiềm lực tài chính đủ mạnh, điều này phụ thuộc vào cơ chế chính sách tín dụng.

Một phần của tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh ở công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên - Lê Xuân Thủy. (Trang 122 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)