a donh nghiệp
3.1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
Tổng hợp hoạt động kinh doanh cho thấy các chỉ tiêu sản lượng của Công ty tăng trưởng tương đối ổn định qua các kỳ. Sản lượng thép cán sản xuất tăng đều qua các năm và đạt đến mức 609 nghìn tấn thép cán năm 2011. Sản lượng thép cán tiêu thụ cũng duy trì khá ổn định qua các thời kỳ cho thấy thị trường tiêu thụ của Công ty khá ổn định ngay cả trong giai đoạn kinh tế khó khăn của năm 2011. Việc đưa Nhà máy
luyện thép Lưu Xá vào vận hành cũng đã giúp Công ty từng bước chủ động nguồn phôi thép để phục vụ chu trình cán thép. Lượng phôi thép sản xuất tăng đều qua các năm và đạt công suất tối đa 395 nghìn tấn trong năm 2011. Với công suất sản xuất gang trung bình hơn 200 nghìn tấn/năm, nhà máy luyện gang cũng đang vận hành vượt công suất tối đa để cung cấp gang cho dây chuyền luyện kim của Công ty.
Để đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho dây chuyền luyện kim giai đoạn 2, nhà máy luyện gang số 2 thuộc Dự án mở rộng giai đoạn 2 cũng đang được đầu tư đồng bộ để nâng công suất luyện gang lên 500 nghìn tấn/năm, giúp doanh nghiệp chủ động 100% nguyên liệu gang lỏng phục vụ sản xuất phôi thép. Dây chuyền luyện cốc cũng được khai thác tối đa công suất giúp Công ty hoàn toàn chủ động được nguồn than cốc luyện kim trong giai đoạn 2010 - 2013. Nguồn than mỡ cung cấp cho dây chuyền luyện cốc hiện đang được khai thác chủ yếu từ mỏ than Phấn Mễ và mỏ than Làng Cẩm đã cung ứng được phần lớn nguyên liệu đầu vào để luyện cốc, hạn chế tối đa lượng than mỡ nhập khẩu hàng năm. Sản lượng sản xuất thực tế năm 2012 tăng so với năm 2011, tuy nhiên năm 2013 lại giảm so với năm 2012.
Bảng 3.2 STT Tên sản phẩm (tấn) 2011 (tấn) 2012 (tấn) 2013 2012/2011 (%) 2013/2012 (%) 01 Thép cán 598.317 606.699 548.105 101,40 90,34 02 Phôi thép 332.505 396.124 387.382 119,13 97,79 03 Gang sản xuất 182.785 232.519 210.011 127,21 90,32 04 Than cốc 153.689 158.743 147.843 103,29 93,13 05 Than mỡ 385.806 458.590 371.400 118,87 80,99 06 Quặng sắt 404.434 399.647 - 98,82 - 07 Mua thép phế 187.653 193.305 206.778 103,01 106,97 08 Thép cán tiêu thụ 600.746 588.292 513.626 97,93 87,31 09 Gang bán ngoài 185.026 4.911 - 2,65 -
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD của TISCO 3.1.4.1. Đặc điểm về sản phẩm
TISCO đã xây dựng hệ thống dây chuyền sản xuất với danh mục sản phẩm khá đa dạng, cung cấp cho nhiều ngành kinh tế như các sản phẩm thép cuộn, thép vằn cung cấp cho các công trình xây dựng, thép hình chống lò trong công nghiệp khai thác, gang để đúc phôi và bán ra thị trường bên ngoài cùng rất nhiều sản phẩm phụ khác. Các sản phẩm thép cán nóng do TISCO sản xuất được đảm bảo theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008, được kiểm định qua phòng thí nghiệm VILAS 077 và được công nhận phù hợp tiêu chuẩn ISO/IEC - 17025. TISCO là đơn vị đầu tiên có dây chuyền luyện kim khép kín từ khai thác nguyên nhiên liệu (quặng sắt, than, v.v.), luyện gang, luyện thép và cán thép.
Danh mục sản phẩm khá đa dạng của mình, một số sản phẩm chủ lực đóng góp chính vào doanh thu của TISCO như thép cuộn vằn, thép cuộn trơn, thép thanh
tròn trơn, thép thanh vằn, thép góc, thép chữ C, thép chữ I, thép chịu hàn, thép chống lò và gang.
3.1.4.2. Đặc điểm về quy trình sản xuất
Thép cuộn trơn D6-T và D8-T Thép cuộn vằn D8, D9 Thép thanh tròn trơn D10-T đến D60-T Thép thanh vằn D10 đến D50 Thép góc L25 đến L150 Thép chữ C từ C8 đến C20 Thép chữ I từ I10 đến I20 Thép chịu hàn bằng PP thông thường Thép chống lò CB No14 đến CB No33 Gang
Quy trình luyện kim của TISCO sử dụng máy móc thiết bị và công nghệ được xếp vào loại hiện đại, đủ sức đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của TISCO. Công nghệ luyện thép của TISCO được xem là công nghệ mới và hiện đại nhất Việt Nam trong đó sử dụng đầu vào là 40% thép phế liệu và 60% gang lỏng ở lò điện. Việc làm chủ công nghệ phối liệu 60% gang lỏng trong phối liệu lò điện đã giảm giá thành đến 100 tỷ đồng hàng năm so với các doanh nghiệp khác, nâng cao sức cạnh tranh của TISCO giúp Công ty tiết kiệm năng lượng, chủ động về nguyên liệu, nâng cao sản lượng và chất lượng phôi thép, hạ giá thành sản phẩm.
Đối với công nghệ cán thép, TISCO áp dụng công nghệ QTB cho sản phẩm tại Nhà máy cán Thái Nguyên. Việc làm chủ kỹ thuật QTB tại Nhà máy Cán Thái Nguyên đã làm tăng cơ tính của thép thường mà không cần phải tiêu tốn fero hợp kim, nhằm giảm giá thành, nâng cao tính cạnh tranh của thép TISCO. Bên cạnh đó với công nghệ hiện đại, TISCO đã sản xuất thành công một số mác thép hợp kim, thép có độ bền cao và sản phẩm mới là thép hình cán nóng dùng trong khai thác hầm lò.
3.1.4.3. Đặc điểm về nguyên vật liệu và tình hình cung ứng nguyên vật liệu
(i) Than mỡ để luyện cốc cung cấp nhiệt cho dây chuyền luyện kim;
(ii) Quặng sắt cùng các chất trợ dung khác và than cốc luyện kim được dùng để đưa vào nhà máy luyện gang tạo ra gang lỏng cung cấp cho dây chuyền luyện kim;
(iii) Thép phế sử dụng trong dây chuyền luyện thép;
(iv) Phôi thép để cung cấp cho dây chuyền cán thép tại các nhà máy.
Than mỡ
Nguyên liệu than mỡ cung cấp cho dây chuyền luyện cốc của TISCO hiện nay được cung cấp chủ yếu từ mỏ than Phấn Mễ, một phần khác được nhập khẩu từ các nước như Mỹ, Indonesia, Columbia. Nguồn than mỡ khai thác tại mỏ của TISCO hiện nay đạt khoảng 187 nghìn tấn quặng nguyên khai/năm, sau khi qua tuyển đạt 110 nghìn tấn/năm, đáp ứng khoảng 45% nhu cầu than mỡ cho dây chuyền luyện cốc. 55% nhu cầu than mỡ cho luyện cốc TISCO hiện nay đang phải nhập khẩu hoặc mua ngoài.
Quặng sắt
TISCO hiện đang tự chủ được gần như toàn bộ nguồn nguyên liệu quặng sắt thông qua hoạt động khai thác tại mỏ sắt Trại Cau, mỏ sắt Ngườm Cháng Cao Bằng. Dự kiến khi DAĐT giai đoạn 2 đi vào hoạt động thì nguồn cung cấp quặng sắt chính sẽ được khai thác từ mỏ sắt Tiến Bộ với công suất khai thác khoảng 600.000 tấn quặng giàu/năm để tuyển lấy 300.000 tấn quặng tinh, đáp ứng một phần cho dây chuyền luyện kim giai đoạn 2. Các nguồn cung cấp quặng sắt hàng năm cho TISCO bao gồm quặng khai thác, quặng sắt mua ngoài và gia công, quặng sắt rửa lại…
Thép phế
Là một trong những nguyên liệu phục vụ cho chu trình luyện phôi tại nhà máy, đây là nguyên liệu duy nhất TISCO hiện vẫn đang phải mua ngoài 100%. Để đáp ứng nhu cầu thép phế cho chu trình luyện kim giai đoạn I, lượng thép phế hàng năm TISCO cần thu mua khoảng 200 nghìn tấn trong đó một phần nguồn thép phế cung ứng từ nhập khẩu. Trong thời gian tới, khi Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 đi vào triển khai hoạt động, do Dự án sử dụng công nghệ lò chuyển LD theo hướng tăng tỷ trọng gang lỏng, giảm tối đa thép phế sử dụng trong quy trình luyện kim, lượng thép phế dự kiến được sử dụng cho quá trình sản xuất rất ít, từ đó giảm sự phụ thuộc của TISCO vào các nguồn cung ứng thép phế từ bên ngoài.
Phôi thép
Với công suất thiết kế sản xuất thép cán khoảng 570.000 tấn/năm, sản lượng thực tế sản xuất thép cán hàng năm khoảng 600.000 tấn/năm, lượng phôi thép cần thiết để cung ứng cho các dây chuyền cán thép tại các nhà máy hiện nay khoảng 630.000 tấn/năm. Hiện nay, dây chuyền luyện kim giai đoạn I mới chỉ đáp ứng được một phần phôi (khoảng hơn 60%) nên TISCO vẫn đang phải mua ngoài một phần.