I. Phân tích các yếu tố nội bộ của Doanh nghiệp
1. Môi trường vĩ mô
1.1. Các yếu tố kinh tế :
Cuối năm 2008, đầu năm 2009, nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm khi kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực giảm, thị trường bị thu hẹp. Thời điểm đó, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề lao đao, thậm chí chênh vênh trên bờ vực phá sản. Nguồn vốn hỗ trợ lãi suất từ gói kích thích kinh tế của Chính phủ (tính đến cuối tháng 9/2009, tổng dư nợ cho vay thực hiện các chính sách hỗ trợ lãi suất khoảng 405.000 tỷ đồng) được ví như “cơn mưa rào”, hạ nhiệt cơn khát vốn của doanh nghiệp, là đòn bẩy nâng đỡ doanh nghiệp ra khỏi khó khăn, từng bước khôi phục sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh. Từ trong khủng hoảng, vẫn có tới 76.000 doanh nghiệp mới được thành lập, tạo thêm việc làm cho 1,5 triệu lao động. Từ quý II/2009, giá trị sản xuất công nghiệp đã tăng trở lại một cách ổn định, tốc độ tăng trưởng của ngành năm 2009 đạt 7,2%.
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5% vào 2010, cao thứ hai trong khu vực Đông Á mới nổi (gồm 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc, Hàn Quốc). Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc.
Bên cạnh đó, từ cuối năm 2006 Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức WTO => tạo điều kiện hội nhập và quảng bá các sản phẩm của các Doanh nghiệp trong nước.
Cùng với “ Chiến lược phát triển công nghiệp xe máy Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 “ của Bộ Công Nghiệp với mục tiêu trước mắt :
+ Đáp ứng 90% nhu cầu xe máy trong nước, trong đó đáp ứng 100% nhu cầu xe thông dụng;
+ Sản xuất trong nước đạt trên 90% linh kiện, phụ tùng xe máy và 95% linh kiện phụ tùng động cơ xe máy;
+ Thiết lập hệ thống các nhà sản xuất, cung ứng linh kiện xe máy có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu về chất lượng, giá thành và dịch vụ sau bán hàng; hệ thống phân phối và dịch vụ năng động, chuyên nghiệp;
+ Xuất khẩu xe thông dụng, linh kiện và phụ tùng xe
+ Thiết lập và đưa vào hoạt động các Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển trước năm 2010.
Sau đó là :
+Tập trung đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các loại xe máy, linh kiện, phụ tùng xe máy;
+ Sản xuất được xe máy cao cấp và xe máy chuyên dùng phục vụ trong nước và xuất khẩu;
+ Tự thiết kế và sản xuất các loại động cơ, xe máy sử dụng nhiên liệu sạch. Tiếp đó, Bộ Công thương đã phê duyệt “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp xe máy đến năm 2015”, theo đó Việt Nam sẽ trở thành một trung tâm thiết kế, sản xuất và lắp ráp quy mô lớn, có tính cạnh tranh trong khu vực.
Mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp xe máy Việt Nam tới năm 2015 là đáp ứng 100% nhu cầu xe thông dụng ở khu vực nông thôn, 90% xe máy ở khu vực thành thị, đạt tỷ lệ nội địa hóa trên 60% đối với xe tay ga và trên 90% đối với xe số thông dụng. Việt Nam cũng đặt mục tiêu sản xuất được các loại xe máy phân khối trên 125 cm3, xe tay ga cao cấp, xe thể thao, xe máy 3-4 bánh cho người tàn tật, xe địa hình phục vụ du lịch, xe vận chuyển nông sản...
Ngoài ra, ngành còn phấn đấu xuất khẩu xe gắn máy và phụ tùng xe gắn máy đạt kim ngạch khoảng 400 triệu USD. Trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ xe máy, ngành sẽ tham gia vào hệ thống sản xuất và cung cấp linh phụ kiện cho các tập đoàn xe máy quốc tế.
Để đạt mục tiêu trên, theo Bộ Công thương, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh hợp tác, phân công sản xuất trong ngành để tận dụng các công nghệ và thiết bị đã đầu tư, giảm chi phí đầu tư mới và tránh đầu tư trùng lặp. Các dự án đầu tư mới phải có công nghệ tiên tiến, đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ và đạt tiêu chuẩn khí thải, bảo đảm chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực xuất khẩu, các doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hợp tác với các hiệp hội quốc tế, và các tập đoàn sản xuất xe máy đa quốc gia để xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp linh kiện, phụ tùng.
* Những nhân tố kinh tế trên phần nào tạo điều kiện thuận lợi cho T&T trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp xe máy của Doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai.
1.2. Yếu tố công nghệ và kỹ thuật :
Ngày nay, yếu tố công nghệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của mỗi Doanh nghiệp trong bất kì ngành nghề nào.
Công nghệ có tác động quyết định đến khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp, nên Doanh nghiệp phải thích ứng nhanh chóng với việc cải tiến, chuyển giao công nghệ để phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Song để thay đổi công nghệ Doanh nghiệp cần phải đảm bảo được các yếu tố : năng lực về tài chính, trình độ lao động…
Trong 3 luồng công nghệ sản xuất xe máy hiện nay (công nghệ Nhật Bản (Honda, Yamaha, Suzuki), công nghệ Đài Loan (SYM), công nghệ Trung Quốc thì công nghệ Trung Quốc đang chiếm ưu thế. Đây là dòng công nghệ ở mức trung bình, có nhiều công đoạn thủ công, chất lượng sản phẩm trung bình, giá xe thấp do Công ty Lifan Việt Nam và một số DN trong nước đảm nhận.
Nhận thức được yêu cầu khắt khe của thị trường Công ty T&T đã nhập khẩu công nghệ tiên tiến nhất từ Nhật Bản, Trung Quốc cộng với đội ngũ chuyên gia đến từ nước ngoài đã tạo nên ưu thế lớn cho Doanh nghiệp trong ngành công nghiệp sản xuất xe máy trong nước từ khi thành lập đến nay.