- Chất lượng :Bên B cung cấp sản phẩm bê tông Mác300 và dịch vụ bơm bê tông đảm bảo chất lượng mà hai bên đã thỏa thuận.
2.2 Thanh toán
Bên A đã thanh toán đủ số tiền cho bên B
Hai bên thống nhất số liệu tính toán trên và cùng nhau thanh lý hợp đồng Số /HĐKT ngày //2010 Hợp đồng này hết giá trị kể từ ngày ký thanh lý.
Biên bản lập thành 04 bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 2 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Bảng 3.6 Phương thức thu hồi công nợ phải thu năm 2010
Chỉ tiêu Phương thức thu hồi (Triệu.đ)Giá trị Cơ cấu (%) Khách hàng là chủ các công trình Tiền mặt 0 0 Chuyển khoản 14.766 100,00 Bù trừ công nợ 0 0
Phải thu của KH là người
mua
Tiền mặt 629 4,62
Chuyển khoản 10.155 95,38
Bù trừ công nợ 0
Phải thu nội bộ
Tiền mặt 2.082 61,40 Chuyển khoản 690 20,35 Bù trừ công nợ 619 18,25 Phải thu khác Tiền mặt 1.645,656 100,00 Chuyển khoản 0 0 Bù trừ công nợ 0 0 Tổng Tiền mặt 4.356,656 11,20 Chuyển khoản 25.611 86,70 Bù trừ công nợ 619 2,10
Để đảm bảo tính an toàn trong công tác thanh toán, phương thức thu hồi công nợ của công ty chủ yếu là qua thanh toán chuyển khoản. Đối với khách hàng là chủ các công trình: Do giá trị các hợp đồng này thường có giá trị lớn và thanh toán theo từng giai đoạn nên hình thức thanh toán 100% bằng chuyển khoản.
Đối với khách hàng là người mua: Phần lớn là thanh toán bằng chuyển khoản, thanh toán bằng tiền mặt chỉ chiếm rất ít hình thức này chủ yếu áp dụng với những khách hàng mua lẻ.
Đối với các khoản phải thu nội bộ: Là các khoản thanh toán giữa các đơn vị nội bộ là các nhà máy trong thanh toán tạm ứng. Đối với các khoản phải thu khác thường là các khoản có giá trị nhỏ nên chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt.
Nhìn chung, phương thức thu hồi công nợ phải thu được xây dựng theo từng
đối tượng khách hàng căn cứ vào giá trị thanh toán. Phần lớn sử dụng phương thức chuyển khoản, điều này đảm bảo tính an toàn trong thanh toán.
Các chính sách tín dụng áp dụng tại công ty
Trong các DN, độ lớn và chất lượng các khoản phải thu phụ thay đổi theo thời gian, phụ thuộc vào tốc độ thu hồi công nợ cũ, phát sinh nợ mới và đặc biệt chịu tác động mạnh mẽ của chính sách bán chịu (hay còn gọi chính sách thu hồi công nợ) của DN.
- Thời hạn bán chịu: Thời hạn bán chịu của Công ty chính là độ dài từ ngày giao hàng đến ngày nhận tiền bán hàng. Do xuất phát từ thói quen bán hàng trả gối đầu của khách hàng đối với các doanh nghiệp khác cùng ngành sản xuất. Vì thế, Công ty cũng áp dụng hình thức này cạnh tranh với đối thủ nhằm thu hút nhiều khách hàng về với mình do công ty có thể tìm kiếm nguồn tài trợ từ Ngân hàng.
Thời hạn bán chịu ở công ty được quy định tùy vào các tiêu chí: Theo đối tượng khách hàng là khách hàng thường xuyên hay không thường xuyên; Thời kỳ biến động của thị trường; Loại sản phẩm
c. Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý công nợ đối với khách hàng qua các năm nghiên cứu tại công ty CP xây dựng số 21
Thực trạng công tác quản lý công nợ đối với khách hàng tại công ty CP xây dựng số 21 có thể đánh giá thông qua một vài chỉ tiêu sau:
Qua bảng ta thấy số tiền khách hàng nợ liên tục tăng qua các năm: số tiền khách hàng nợ bình quân giảm qua 3 năm, nguyên nhân chủ yếu khiến cho khoản phải thu của khách hàng giảm là do khách hàng của Công ty làm ăn có uy tín, bên cạnh đó chất lượng sản phẩm của Công ty có tính cạnh tranh lớn đảm bảo yêu cầu của KH. Cùng với nợ phải trả, DT thuần cũng liên tục tăng lên. Cả hai yếu tố này tác động làm số vòng quay các khoản phải thu tăng dần từ 2,29 vòng năm 2008, tăng lên 5,02 vòng năm 2009, năm 2010 là 8,23 vòng, điều đó thể hiện công tác quản lý nợ phải thu của Công ty là tương đối tốt, số vòng quay các khoản phải thu của Công ty quay vòng tăng: năm 2008 mất 157,40 ngày; năm 2009 mất 71,65 ngày; năm 2010 mất 43,77 ngày mới thu hồi được nợ hay số nợ phải thu mới quay được 1 vòng. Với thời gian chiếm dụng vốn như vậy là tương đối tốt cho DN nhất là
trong thời điểm hiện nay nền kinh tế đang trong giai đoạn lạm phát. Số vòng quay khoản phải thu lớn là điều tốt vì DN bị chiếm dụng vốn thời gian ngắn.
Bảng 3.7 Một số chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý nợ phải thu đối với KH
Các chỉ tiêu/năm ĐVT 2008 2009 2010
1. Doanh thu thuần Tr.đ 167.342,147 301.049,796 432.569,129
2. Nợ phải thu KH đầu năm Tr.đ 82.230,027 64.102,791 55.736,288
3. Nợ phải thu KH cuối năm Tr.đ 64.102,791 55.736,288 49.446,779
4. Số dư bình quân Tr.đ 73.166,409 59.919,539 52.591,533
5. Số vòng luôn chuyển khoản phải thu Vòng 2,29 5,02 8,23
6. Thời gian quay vòng các khoản phải thu Ngày 157,40 71,65 43,77
7. Tổng nguồn vốn Tr.đ 287.799,573 396.940,700 477.504,489
8. Tỷ lệ nợ phải thu / Tổng nguồn vốn % 22,27 14,04 10,36
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)