Thực trạng công tác quản lý công nợ đối với nhà cung cấp

Một phần của tài liệu “tìm hiểu công tác kế toán và quản lý công nợ đối với khách hàng và nhà cung cấp tại công ty cổ phần xây dựng số 21- vinaconex” (Trang 83 - 89)

- Chất lượng :Bên B cung cấp sản phẩm bê tông Mác300 và dịch vụ bơm bê tông đảm bảo chất lượng mà hai bên đã thỏa thuận.

3.2.3.2 Thực trạng công tác quản lý công nợ đối với nhà cung cấp

a. Tinhh hình nợ phải trả đối với nhà cung cấp

Công nợ phải trả là khoản tiền mà công ty đi chiếm dụng vốn của các đơn vị khác để tạo thêm nguồn vốn kinh doanh cho đơn vị mình. Ngoài các khoản nợ mua chịu vật tư, hàng hóa của nhà cung cấp còn có các khoản vay các tổ chức, đơn vị tài chính khác.

Đối với các khoản đi chiếm dụng vốn, công ty có nghĩa vụ thanh toán nợ nên đòi hỏi công ty luôn có sự đảm bảo khả năng thanh toán: thanh toán đúng hạn, an toàn để không làm mất uy tín.

Hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, đòi hỏi công ty phải có một lượng vốn lớn mà thời gian luân chuyển vốn dài nên công ty phải huy động nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu là từ các Ngân hàng.

Chính vì vậy, công tác quản lý công nợ ở công ty luôn được quan tâm sát sao để hạn chế tối thiểu về rủi ro tài chính.

Trong giai đoạn năm 2008 đến nay, để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, nâng cao sức cạnh tranh, công ty đã mở rộng quy mô đầu tư xây dựng thêm 1 trạm ở Phú Thọ và đang xây dựng thêm 1 trạm ở Thanh Hóa.

Mặc dù số nợ phải trả nhà cung cấp tăng qua các năm nhưng Công ty CP xây dựng số 21 luôn thanh toán cho các nhà cung cấp đúng hạn để tạo uy tín làm ăn lâu dài với nhà cung cấp.

b. Các biện pháp quản lý nợ phải trả nhà cung cấp của Công ty

Quản lý những khoản nợ phải trả là việc rất quan trọng vì nó không những ảnh hưởng đến sức mạnh tài chính mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của mỗi DN trên thương trường. Nhận thức được tầm quan trọng đó, đối với công tác quản lý nợ phải trả luôn được ban lãnh đạo công ty đặc biệt quan tâm.

Bộ phận kế toán công nợ phải trả

Để quản lý công nợ phải trả một cách chặt chẽ, các khoản phải trả khách hàng được theo dõi, tổng hợp từ bộ phận kế toán tại các trạm. Kế toán trạm nào thì chịu trách nhiệm hạch toán nợ phải trả nhà cung cấp của trạm đó vào phần mềm kế toán rồi gửi về cho kế toán công nợ phải trả tại tổng công ty qua đường truyền nội bộ, được thể hiện qua sơ đồ 3.6.

Ký kết và quản lý hợp đồng

- Việc ký kết hợp đồng với nhà cung cấp được thực hiện sau khi có sự tìm hiểu, chọn lọc kỹ làm sao đảm bảo số lượng, chất lượng, giá cả vật tư và thời gian giao hàng. Để tránh trường hợp nhà cung cấp cung không đúng yêu cầu và giá cả tăng cao, đối với một loại vật tư, công ty ký hợp đồng với nhiều nhà cung cấp khác nhau.

Sơ đồ 3.6: Sơ đồ kế toán công nợ phải trả tại công ty

- Hợp đồng kinh tế mua bán do phòng tài chính kế toán chịu trách nhiệm quản lý và theo dõi. Hợp đồng được tách riêng theo từng bộ hồ sơ và quản lý theo từng trạm.

Hệ thống sổ sách kế toán

Cũng như các khoản nợ phải thu, hệ thống các khoản nợ phải trả nhà cung cấp cũng được vào sổ chi tiết 331 theo từng đối tượng nhà cung cấp căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu cân hàng. Đồng thời kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung, Phần mềm kế toán sẽ tự động cập nhật nội dung, giá trị từng khoản mục vào sổ cái TK 331 và sổ tổng hợp TK 331.

Giám sát công nợ phải trả

Ngoài việc theo dõi công nợ trên sổ tổng hợp và sổ chi tiết. Hàng tháng, căn cứ vào lượng nhập của các đơn vị gửi về. Kế toán phụ trách công nợ tại công ty kiểm tra, đối chiếu chứng từ gốc với số liệu phần mềm kế toán các đơn vị chuyển về, là cơ sở để đối chiếu công nợ với nhà cung cấp.

Phương thức thanh toán nợ phải trả cho nhà cung cấp

Phương thức thanh toán cho nhà cung cấp tại công ty được thể hiện ở bảng 3.8. Tổng hợp công nợ phải trả KH toàn công ty Phải trả KH trạm Hà Đông Phải trả KH trạm Hòa Lạc Phải trả KH trạm Phú Thọ Phải trả KH trạm Sơn Tây Phải trả KH Đội xe 77

Bảng 3.8: Phương thức thanh toán nợ năm 2010

Chỉ tiêu Phương thức

thanh toán Giá trị (Triệu.đ)

Cơ cấu (%) Phải trả tiền vay

ngắn hạn Tiền mặt Chuyển khoản 31,147 100,00 Bù trừ công nợ Phải trả người bán Tiền mặt 21.395,436 27,34 Chuyển khoản 56.861,460 72,66 Bù trừ công nợ 0 0,00 Phải trả CBCNV Tiền mặt 586 100,00 Chuyển khoản Bù trừ công nợ Phải trả phải nộp khác Tiền mặt 5,948 33,45 Chuyển khoản 10,736 60,38 Bù trừ công nợ 1097 6,17 Phải trả nợ dài hạn Tiền mặt Chuyển khoản 35,163 100,00 Bù trừ công nợ 0 0,00 Tổng các khoản đã thanh toán Tiền mặt 27.929,436 9,32 Chuyển khoản 133.907,460 89,49 Bù trừ công nợ 1097 1,19

Phương thức thanh toán do sự thỏa thuận giữa bên bán và bên mua. Để đảm bảo an toàn, tiện lợi, phương thức thanh toán chủ yếu được công ty áp dụng để thanh toán cho nhà cung cấp là chuyển khoản thông qua giấy ủy nhiệm chi và séc thanh toán chiếm 89,49% tổng giá trị phải thanh toán, tương ứng 82,528 triệu đồng, thanh toán bằng tiền mặt chiếm 9,32% tương ứng là 8,597 triệu đồng, còn lại 1,19% thanh toán bằng bù trừ công nợ.

c. Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý công nợ đối với nhà cung cấp qua các năm nghiên cứu tại Công ty CP xây dựng số 21:

Để thấy được thực trạng về tình hình tài chính, vào cuối mỗi niên độ kế toán, Công ty thường tiến hành tính toán các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của đơn vị mình. Các chỉ tiêu này sẽ giúp cho ban giám đốc nắm được tình hình tài chính một cách tổng quát từ đó có những kế hoạch sản xuất, kinh doanh phù hợp.

Xem xét khả năng thanh toán thông qua các hệ số về khả năng thanh toán được thể hiện ở bảng 3.9.

Qua bảng 3.9 cho thấy:

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của công ty qua 3 năm ít thay đổi với hệ số cả 3 năm đều lớn hơn 1, vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán.

Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (thanh toán nợ ngắn hạn) thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Mặc dù năm 2010 hệ số này giảm xuống nhưng trong 3 năm đều có chỉ số lớn hơn 1, công ty vẫn đảm bảo khả năng chi trả.

Nếu chỉ dựa vào hệ số khả năng thanh toán tổng quát và hệ số khả năng thanh toán hiện hành thì chưa phản ánh hết được khả năng thanh toán của công ty vì chưa trừ đi giá trị hàng tồn kho, mà tài sản lưu động trước khi thanh toán các khoản nợ đều phải chuyển đổi thành tiền. Trong tài sản lưu động hiện có thì hàng tồn kho lại chưa thể chuyển đổi ngay thành tiền. Vì vậy, hệ số khả năng thanh toán nhanh là thước đo về khả năng trả nợ ngay.

Thông thường, hệ số thanh toán nhanh có chỉ số lớn hơn 1 mới đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ trong cùng một thời điểm. Nhưng thực tế tại công ty, hệ số này đang đi xuống dưới 0,5. Nếu các chủ nợ đòi nợ cùng một lúc thì công ty không thể xoay kịp. Vì vậy, công ty cần phải nâng hệ số lên.

Giá trị tiền mặt thấp là một hạn chế cho công ty khi phải giải ngân ngay cho một vấn đề nào đó. Điều này thể hiện rõ qua chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán tức thời.

Thông thường, hệ số khả năng thanh tức thời lớn hơn 0,5 là đảm bảo khả năng chi trả ngay. Thực tế tại công ty cho thấy tỷ lệ này quá nhỏ, thường dưới 0,1, xu hướng ngày càng giảm dần. Đứng về góc độ nào đó, những vấn đề trên là đặc điểm chung của các công ty xây dựng họ thường mua vật liệu về trước khi xây dựng các công trình và lượng tiền của họ nằm trong đấy cũng khá nhiều, bên cạnh đó các công trình lại luôn gối nhau lên lượng tiền mặt cũng sẽ rất ít.

Bảng 3.9 : Một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán chung của Công ty qua 3 năm (2008 – 2010)

Chỉ tiêu ĐVT Năm

So sánh

2009/2008 2010/2009

2008 2009 2010 (+,-) (%) (+,-) (%)

1, Tổng giá trị tài sản Triệu,Đ 287.779,573 396.940,700 477.504,489 109.161,127 137,93 80.563,789 120,30

2, Tổng nợ ngắn hạn Triệu,Đ 155.961,003 259.825,193 358.653,452 103.864,190 166,60 98.828,259 138,04 3, Nợ NH + Nợ DH Triệu,Đ 259.607,343 363.226,319 439.168,034 103.618,976 139,91 75.941,715 120,91 4, Tổng tài sản ngắn hạn Triệu,Đ 267.692,681 372.186,656 443.866,371 104.493,975 139,04 71.679,715 119,26 5, Vốn bằng tiền Triệu,Đ 5.181,697 65.757,450 74.656,129 60.575,753 1269,03 8.898,679 113,53 6, Hàng tồn kho Triệu,Đ 157.400,024 230.666,076 306.465,992 73.266,052 146,55 75.799,916 132,86

7, Lợi nhuận trước thuế Triệu,Đ 4.188,712 9.264,315 13.473,949 5.075,603 221,17 4.209,634 145,44

- HS thanh toán TQ (1/3) Lần 1,11 1,09 1,09 -0,02 98,20 0 100

- HS khả năng thanh toán

hiện hành (4/2) Lần 1,72 1,43 1,24 -0,29 83,14 -0,19 86,71

- HS khả năng thanh toán

nhanh (4-6)/2 Lần 0,71 0,54 0,38 -0,17 76,06 -0,16 70,37

- HS khả năng thanh toán

tức thời (5/2) Lần 0,03 0,25 0,21 0,22 833,33 -0,04 84

(Nguồn : Phòng Tài chính kế toán của Công ty)

. Vì lượng tiền mặt dự trữ không nhiều nên khi cần tiền ngày công ty thường phải vay những khoản nợ nóng với lãi suất cao, làm tăng chi phí tài chính. Vì vậy, Công ty cũng cần có biện pháp nâng cao hệ số này bằng cách thu hồi các khoản nợ bị chiếm dụng để giảm bớt được chi phí, góp phần làm hạ giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu “tìm hiểu công tác kế toán và quản lý công nợ đối với khách hàng và nhà cung cấp tại công ty cổ phần xây dựng số 21- vinaconex” (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w