Lạm phát tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng (INF)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 28 - 32)

Tỷ lệ lạm phát (INF) là tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế. Nó cho thấy mức độ lạm phát của nền kinh tế. Thông thường, người ta tính tỷ lệ lạm phát dựa vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hoặc chỉ số giảm phát GDP. Tỷ lệ lạm phát có thể được

tính cho một tháng, một quý, nửa năm hay một năm. Ở đây tác giả sử dụng lạm phát

hiện hành theo năm dựa vào chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Khi lạm phát tăng, phần lớn người dân đều muốn giữ hiện vật hơn là giữ tiền trong tay, chính vì thế họ đã dùng tiền sản xuất kinh doanh, mua bán hàng hóa để hạn chế sự mất giá của đồng tiền. Để thu hút nguồn tiền gửi, các ngân hàng phải không ngừng tăng lãi suất huy động cao hơn tỷ lệ lạm phát. Mặt khác, khi lạm phát tăng cao, ngân hàng nhà nước áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ như tăng lãi suất chiết khấu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cho vay,… Khi lãi suất tăng, các doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn cho vay của ngân hàng, đồng thời khả năng trả nợ của các khách hàng suy giảm, rủi ro tăng cao. Khả năng vay và trả nợ của khách hàng giảm trong khi lãi suất huy động cao có thể khiến ngân hàng bị thua lỗ vì nguồn vốn huy động không được sử dụng hiệu quả. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại đều tăng lãi suất để thu hút khách hàng tiền gửi đã tạo ra môi trường cạnh tranh quyết liệt. Tất cả các yếu tố đó ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong đó có lợi nhuận.

Tuy nhiên, Perry (1992) phát biểu rằng: mức lạm phát tác động đến lợi nhuận ngân hàng phụ thuộc vào kỳ vọng lạm phát có được dự báo một cách đầy đủ hay không. Khi ban quản trị ngân hàng có được bức tranh lạm phát được dự báo một cách đầy đủ, lúc đó ngân hàng sẽ điều chỉnh lãi suất làm cho tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng chi phí và kết quả là lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng. Bên cạnh đó, hầu hết các bằng chứng thực nghiệm đều cho ra một kết quả là có mối quan hệ dương giữa tỷ lệ lạm phát

và lợi nhuận ngân hàng. Đầu tiên phải kể đến Bourke (1989), Molyneux và Thornton

(1992). Bên cạnh đó, Guru và các cộng sự (2002) với nghiên cứu trên 17 ngân hàng ở Malaysia trong giai đoạn 1986 đến 1995 đã cho ra kết quả tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng cùng chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Tương tự, người ta cũng chứng minh

21 được mối liên hệ cùng chiều giữa lạm phát với NIM khi Mendes (2003) nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng của 13 quốc gia ở Châu Âu trong giai đoạn 1988 đến 1998. Tiếp đó, Panayiotis và các cộng sự (2006) thực hiện nghiên cứu tại Hy Lạp với số liệu các ngân hàng được lấy từ năm 1985 đến 2001 và công bố kết quả lạm phát kỳ vọng có mối tương quan cùng chiều và đáng tin cậy đối với lợi nhuận. Có thể do khả năng dự báo lạm phát trong tương lai tốt nên lãi suất được chỉnh phù hợp và kịp thời, do đó ngân hàng đạt được lợi nhuận cao hơn. Anna và Hoi (2007) trong nghiên cứu các yếu tố tác động đến lợi nhuận các ngân hàng ở Macao từ 1993 đến 2007 cũng cho thấy lạm phát có tác động cùng chiều đến ROA.

Trước đó, Demirguc và Harry (2001) đưa ra bằng chứng về tác động của sự phát triển và cấu trúc tài chính đến lợi nhuận ngân hàng bằng cách sử dụng dữ liệu chuẩn cho số lượng lớn các nước phát triển và đang phát triển trong giai đoạn 1990-1997. Nghiên cứu cho thấy sự phát triển tài chính có tác động quan trọng đến lợi nhuận ngân hàng. Cụ thể nghiên cứu chỉ ra rằng các yếu tố kinh tế vĩ mô cũng giải thích sự thay đổi trong biên độ lãi suất. Lạm phát có liên quan đến tỷ suất lợi nhuận thực cao hơn và lợi nhuận lớn hơn. Với lạm phát, thu nhập ngân hàng tăng nhiều hơn chi phí ngân hàng. Kết quả có sự khác biệt giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài khi Fotios và Kyriaki (2007) tìm ra bằng chứng cho thấy lạm phát có mối liên hệ cùng chiều đến lợi nhuận các ngân hàng trong nước nhưng lại tác động ngược chiều đối với lợi nhuận các ngân hàng nước ngoài. Họ đã tiến hành nghiên cứu yếu tố nội tại ngân hàng và môi trường kinh tế tác động đến lợi nhuận ngân hàng trong nước và nước ngoài của tổng số 584 ngân hàng thuộc 15 quốc gia Châu Âu trong giai đoạn 1995 đến 2001. Qua các kết quả thu thập được từ các nghiên cứu trên, nhìn chung đại đa số các nhà nghiên cứu đều thống nhất quan điểm cho rằng tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa lạm phát và lợi nhuận ngân hàng khi tiến hành phân tích so sánh trên từng quốc gia riêng lẻ cũng như thực hiện chéo trên nhiều quốc gia với những chứng cứ thực nghiệm thuyết phục.

Giả thuyết H7: Lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với hiệu quả hoạt động.

Ngoài các yếu tố nội tại trên, nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác cũng tìm ra một số yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Cụ thể, Neely và Wheelock (1997) cho thấy hiệu quả của ngân hàng có liên hệ cùng chiều đối với thay đổi thu nhập bình quân đầu người hằng năm. Bên cạnh đó, Angbazo (1997) lại thấy rủi ro phá sản,

22 chi phí cơ hội của tỷ lệ dự trữ phi lãi suất, đòn bẩy tài chính đều có mối liên hệ cùng chiều đối với lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất của ngân hàng (bank interest spread). Bashir (2000) phát biểu việc kiểm soát môi trường vĩ mô, tình hình thị trường tài chính và thuế cho thấy kết quả đòn bẩy càng cao và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản càng lớn thì dẫn đến lợi nhuận cao hơn.

Gần đây hơn, nghiên cứu của Andreas và Gabrielle (2011) trên 372 ngân hàng thương mại ở Thụy Sĩ từ 1999-2009 đã đi đến kết luận lợi nhuận ngân hàng được giải thích bởi hiệu quả hoạt động, sự tăng trưởng dư nợ, chi phí huy động vốn, mô hình kinh doanh, tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi hàng năm. Mới đây nhất, Angelos và các cộng sự (2012) sử dụng mô hình bán tham số (Semi-parametric) để nghiên cứu số liệu các ngân hàng ở Mỹ trong giai đoạn 1988 đến 2011. Kết quả cho thấy lợi nhuận của các ngân hàng Mỹ bị ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh, lãi suất ngắn hạn, lạm phát kỳ vọng, rủi ro tín dụng và cấu trúc danh mục cho vay.

Ngoài ra, còn có rất nhiều các yếu tố bên ngoài khác tác động đến lợi nhuận ngân hàng như sự tự do trong lĩnh vực tài chính theo nghiên cứu của Barajas và các cộng sự (1999). Họ phát biểu rằng mặc dù cuộc cải cách tài chính không làm giảm lợi nhuận tổng thể của ngân hàng, nhưng nó tác động đến mối quan hệ giữa các yếu tố có liên quan đến lợi nhuận ngân hàng. Một sự thay đổi khác có liên quan đến tiến trình tự do hóa tài chính đó là sự gia tăng chất lượng cho vay sau cuộc cải cách đó. Ngoài ra, Ho và

Anthony (1981) đã sử dụng phương pháp “2 bước” để đo lường tác động tương đối của

các yếu tố vi mô và vĩ mô, và khẳng định các yếu tố vĩ mô là phù hợp nhất để giải thích lãi biên ngân hàng.

Molyneux và Thornton (1992) là những người đầu tiên khám phá các yếu tố quyết định đến lợi nhuận ngân hàng trên một số quốc gia. Họ sử dụng 1 mẫu nghiên cứu bao gồm 18 quốc gia thuộc Châu Âu trong giai đoạn 1986-1989. Kết quả nghiên cứu cho thấy tồn tại mối liên hệ dương giữa ROE với tỷ lệ lãi suất ở mỗi quốc gia. Guru và các cộng sự (2002) lại kết luận: trong các chỉ số vĩ mô, tỷ lệ lãi suất cao thì làm giảm hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Bashir (2000) cũng xem xét các yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Hồi giáo thông qua 8 nước Trung Đông trong giai đoạn 1993-1998. Một số yếu tố bên trong và bên ngoài được sử dụng để dự đoán lợi nhuận và hiệu quả ngân

23 hàng. Nghiên cứu cho thấy rằng thuế tác động tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng. Đồng thời việc thiết lập kinh tế vĩ mô và phát triển thị trường chứng khoán có ảnh hưởng tích cực đến lợi nhuận.

Như vậy, bức tranh tổng thể của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn từ 2006 - 2012 cho thấy thực trạng nợ xấu ngân hàng đang là vấn đề vô cùng nan giải. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động và sự cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng cũng được quan tâm hàng đầu. Lợi nhuận ngân hàng sụt giảm đáng kể so với thời kỳ trước đó đã thúc đẩy việc thực hiện nghiên cứu này. Những bằng chứng thu được từ nhiều nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới cho thấy có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu một số biến cơ bản bên trong và ngoài ngân hàng như: tỷ lệ vốn trên tổng tài sản, rủi ro tín dụng, tỷ lệ chi phí hoạt động, quy mô, năng suất lao động, mức độ cạnh tranh trong thị trường tiền vay và lạm phát.

24 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương này trình bày phương pháp nghiên cứu, bao gồm các bước: Chọn mẫu nghiên cứu, thu thập số liệu, mô tả và đo lường các biến nghiên cứu; lựa chọn mô hình hồi quy cho dạng dữ liệu bảng. Sau đó tác giả đi kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy. Trong quá trình kiểm định mô hình, nếu phát hiện các khuyết tật sẽ dùng phương pháp khắc phục để đưa ra mô hình cuối cùng tối ưu nhất. Từ đó phân tích kết quả dựa trên phương trình hồi quy này.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)