Phân tích tương quan

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 46 - 48)

Để kiểm tra khả năng có thể xuất hiện hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến trong mô hình, ma trận hệ số tương quan giữa các biến được sử dụng để phân tích.

39 Bảng 4.2. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến

ROE ROA NIM CAP RSK PRO EXPS SZ LN INF

ROE 1 ROA 0.345** 1 NIM 0.007 0.308** 1 CAP -0.457** 0.475** 0.445** 1 RSK 0.153* -0.201** 0.133 -0.262** 1 PRO 0.648** 0.508** 0.253** -0.127 0.157* 1 EXPS -0.265** -0.06 0.396** 0.348** 0.086 -0.259** 1 SZ 0.488** -0.342** -0.116 -0.734** 0.561** 0.347** -0.154* 1 LN 0.080 0.193** -0.252** 0.187* -0.428** -0.176* -0.258** -0.496** 1 INF 0.000 0.024 0.074 -0.013 -0.003 0.018 -0.045 0.086 0.066 - 1

(**)Tương quan với mức ý nghĩa 1% (*) Tương quan với mức ý nghĩa 5%

Nguồn: Theo tính toán của tác giả

Từ các biến số thu thập được cho thấy ROE có tương quan mạnh, có ý nghĩa và thuận chiều với biến năng suất lao động (PRO) và quy mô (SZ). Mối quan hệ này phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm ở các quốc gia khác trên thế giới như Eichengreen và Gibson (2001); Naceur và Goaied (2001); Short (1979), Haslem (1968), Bourke (1989), Molyneux và Thornton (1992), Bikker và Hu (2002).

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP) và năng suất lao động (PRO) đều có tương quan và có ý nghĩa thống kê tới cả ba biến ROA, ROE và NIM. Trong đó, năng suất lao động có tương quan cùng chiều đến cả ba biến đo lường hiệu quả hoạt động. Panayiotis và các cộng sự (2006) cũng đã chứng minh rằng một ngân hàng có năng suất lao động càng cao thì càng làm tăng hiệu quả hoạt động. Biến CAP có tương quan với cả ba biến hiệu quả hoạt động nhưng không đồng nhất về dấu. Điều này sẽ được lý giải rõ hơn trong phần phân tích kết quả ở chương 4 của luận văn.

Mặt khác, ta thấy hệ số tương quan giữa quy mô và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản khá cao và có tương quan nghịch (-0,73). Điều này có thể lý giải dễ dàng do quy

40 mô ngân hàng cũng được đo lường bằng tổng tài sản. Tuy nhiên hệ số tương quan này vẫn nằm trong mức cho phép (<0.8) nên có thể kết luận hai biến này không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Tỷ lệ lạm phát (INF) có tương quan thuận với cả ba biến đo lường hiệu quả hoạt động nhưng không có ý nghĩa thống kê. Có thể do số lượng ngân hàng hạn chế và thời gian nghiên cứu chưa đủ lớn nên dữ liệu chưa đủ cơ sở để phản ánh được đầy đủ mối quan hệ này.

Ngoài tỷ lệ lạm phát, các biến độc lập còn lại đều có tương quan với hiệu quả hoạt động ngân hàng dù mức tương quan mạnh hay yếu, cùng chiều hay ngược chiều. Như vậy, trong bảy biến độc lập đưa vào mô hình, đã có 6 biến có tương quan và có ý nghĩa với hiệu quả hoạt động ngân hàng.

Nhìn chung ta thấy các cặp biến độc lập không có trường hợp mà nào hệ số tương quan vượt quá 0.8. Do đó, khó có khả năng xuất hiện đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy. Tuy nhiên để có kết luận chắc chắn hơn về khả năng xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến, nghiên cứu tiến hành thêm kiểm định nhân tố phóng đại phương sai dưới đây.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 46 - 48)