Cạnh tranh của ngân hàng tác động đến hiệu quả hoạt động (LN)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 26 - 28)

Trong những năm qua, thị trường tài chính ở Việt Nam ngày càng trở nên sôi động hơn do sự tham gia của nhiều loại hình ngân hàng và các tổ chức tài chính phi ngân hàng. Hiện nay số lượng ngân hàng được phép hoạt động ngày càng tăng cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của nhiều tổ chức phi ngân hàng, trong khi đó nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các tổ chức kinh tế là có hạn. Vì vậy, mức độ cạnh tranh ngành này khá khốc liệt, ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng nhất là trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn như hiện nay.

Chỉ số HH Index do 2 nhà kinh tế Orris C. Herfindahl và Albert O. Hirschman đưa ra, nó dùng để đo lường quy mô của các doanh nghiệp trong một ngành và mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này. Đây là một khái niệm kinh tế được sử dụng rộng rãi trong luật cạnh tranh, chống độc quyền và quản trị công nghệ. HH Index được tính bằng cách lấy tổng bình phương thị phần của 50 doanh nghiệp lớn nhất trong ngành. HH Index tăng, có nghĩa là mức độ cạnh tranh giảm và sức mạnh thị trường tăng lên. Ngược lại, HH Index giảm, có nghĩa là mức độ cạnh tranh tăng lên và sức mạnh thị trường giảm xuống.

Theo lý thuyết, một ngành có độ tập trung càng thấp (mức cạnh tranh cao) sẽ làm

giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành. Giả thuyết “Sức mạnh thị trường”

19 này, chỉ những doanh nghiệp chiếm thị phần lớn và có sản phẩm đa dạng mới có thể nắm quyền kiểm soát thị trường và có được lợi nhuận độc quyền (Berger (1995a)). Smirlock (1985), Berger và Hannan (1989), Berger (1995a) đưa ra phương pháp kiểm định giả thuyết nêu trên và cho thấy quản trị hiệu quả và thị phần tăng sẽ làm cho lợi nhuận tăng.

Tương tự, khi tiến hành nghiên cứu khảo sát 60 ngân hàng tại Canada, Tây Âu và Nhật Bản trong giai đoạn 1972-1974, trong đó độ tập trung được đo lường bằng thị phần tiền gửi của từng quốc gia và tính theo chỉ số H-H. Short (1979) cho thấy mức độ tập trung lớn hơn sẽ dẫn đến lợi nhuận ngân hàng cao hơn. Ngoài ra, Molyneux và Thornton (1992) cũng chỉ ra sự tồn tại mối liên hệ dương giữa ROE với độ tập trung của ngân hàng. Còn Adnan và các cộng sự (2010) cho thấy độ tập trung thị trường có quan hệ cùng chiều với NIM trong nghiên cứu tác động của cuộc cải cách tài chính đối với NIM của ngân hàng thương mại thuộc các nước thành viên mới của liên minh Châu Âu.

Kết quả nhất quán trong một nghiên cứu toàn diện các ngân hàng ở 80 quốc gia trong khoảng thời gian từ 1988-1995, Demirguc và Harry (1999) báo cáo rằng ở những quốc gia có ngành ngân hàng cạnh tranh hơn sẽ dẫn đến tỷ suất lợi nhuận và lợi nhuận ngân hàng thấp hơn. Trong một nghiên cứu sau đó, Demirguc và Harry (2001) đưa ra bằng chứng cụ thể chỉ ra rằng sự gia tăng số lượng ngân hàng dẫn đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thấp hơn (sự cạnh tranh gay gắt hơn giải thích cho sự sụt giảm của lợi nhuận).

Tóm lại, với các phương pháp kiểm định giả thuyết và bằng chứng thực nghiệm, những nghiên cứu về độ tập trung (cạnh tranh) của ngành ngân hàng, hầu hết đều đi đến kết luận thuyết phục về mối quan hệ cùng chiều giữa độ tập trung và lợi nhuận. Hay nói cách khác, một ngành có sự cạnh tranh càng tăng cao thì lợi nhuận càng giảm sút. Trong ngành ngân hàng, hoạt động huy động vốn và tín dụng đóng vai trò chủ đạo. Tuy nhiên, do trong những năm gần đây, ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định cụ thể và kiểm soát chặt chẽ mức lãi suất trần tiền gửi huy động, việc cạnh tranh trong thị phần tiền gửi của các ngân hàng hầu như không đáng kể nên tác giả tập trung nghiên cứu mức độ cạnh tranh trong thị phần tiền vay.

20 Giả thuyết H6: Mức độ cạnh tranh thị trường tiền vay có mối quan hệ ngược chiều với hiệu quả hoạt động.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các yếu tố nội tại, yếu tố ngành, và yếu tố vĩ mô đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)