Như đã trình bày ở trên, dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu bảng cân đối, số đơn vị chéo là 26 và số thời đoạn là 7. Tuy nhiên, mẫu nghiên cứu này chỉ là các ngân hàng thương mại của Việt Nam, mà không phải là tất cả các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, sự khác biệt về ngành nghề, đặc thù quản trị doanh nghiệp và cấu trúc tài chính của 26 đơn vị chéo này là không đáng kể. Để phản ánh sự không khác biệt giữa các đơn vị chéo này, tác giả lựa chọn phương pháp hồi quy Pool thay cho mô hình tác động ngẫu nhiên hay mô hình tác động cố định. Nghĩa là trong mô hình hồi quy, tung độ gốc và độ dốc được giả định là giống nhau giữa các đơn vị chéo và không thay đổi theo thời gian. Do đó, các phần tiếp theo sau đây sẽ tập trung phân tích và đánh giá tác động của các biến độc lập đến biến phụ thuộc thông qua kỹ thuật hồi quy Pool. Tuy nhiên, để đánh giá thêm về tác động ngẫu nhiên và tác động cố định, tác giả cũng tiến hành chạy mô hình và đưa kết quả vào phần phụ lục. Sau đây là kết quả hồi quy Pool đối với 3 biến phụ thuộc ROE, ROA và NIM
42 Bảng 4.4. Kết quả hồi quy Pool với 3 biến phụ thuộc ROE, ROA, NIM
Sau khi xem xét cả ba mô hình Pool của ba biến phụ thuộc ROA, ROA và NIM, ta thấy biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (CAP) và năng suất lao động (PRO) đều tác động và có ý nghĩa thống kế đối với hiệu quả hoạt động ngân hàng.
Biến phụ thuộc ROE ROA NIM
Biến độc lập Hệ số chuẩn Sai số value Hệ số P- Sai số chuẩn P-value Hệ số Sai số chuẩn P-value
C -0.3923*** 0.0658 0.0000 -0.0036 0.0107 0.7385 -0.0286 0.0395 0.4699 CAP -0.1894*** 0.0473 0.0001 0.0340*** 0.0077 0.0000 0.1282*** 0.0284 0.0000 RSK -0.2101 0.4914 0.6696 -0.0311 0.0800 0.6981 0.4661 0.2954 0.1164 PRO 0.0462*** 0.0037 0.0000 0.0072*** 0.0006 0.0000 0.0117*** 0.0022 0.0000 EXPS 1.3898*** 0.4525 0.0025 -0.0285 0.0736 0.6995 1.1416*** 0.2720 0.0000 SZ 0.0122*** 0.0036 0.0010 -0.0015** 0.0006 0.0136 -0.0004 0.0022 0.8695 LN 0.7885*** 0.1017 0.0000 0.0290* 0.0166 0.0818 -0.1325** 0.0611 0.0316 INF -0.0082 0.0505 0.8711 0.0076 0.0082 0.3546 0.0414 0.0304 0.1745 R-squared 0.6782 0.6147 0.4547 Adjusted R-squared 0.6653 0.5992 0.4328 S.E. of regression 0.0347 0.0056 0.0208 Sum squared resid 0.2089 0.0055 0.0755 Log likelihood 357.7987 688.2623 450.4393 F-statistic 52.3875 39.6555 20.7268 Prob(F-statistic) 0.0000 0.0000 0.0000 Mean dependent var 0.1106 0.0140 0.0549 S.D. dependent var 0.0599 0.0089 0.0277 Akaike info criterion -3.8439 -7.4754 -4.8620 Schwarz criterion -3.7031 -7.3346 -4.7211 Hannan-Quinn criter. -3.7868 -7.4183 -4.8049 Durbin-Watson stat 1.1440 1.4438 1.2237
43 Các biến còn lại: Tỷ lệ chi phí hoạt động (EXPS), quy mô (SZ), mức độ cạnh tranh trong thị phần tiền vay (LN) có tác động dù tích cực hay tiêu cực nhưng vẫn có ý nghĩa thống kê ở các mô hình xem xét.
Riêng biến lạm phát (INF) và rủi ro tín dụng (RSK) không có ý nghĩa thống kê trong ba mô hình, nên đây có thể là biến không có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu. Tác giả sẽ xem xét sự cần thiết của các biến không có ý nghĩa trong mô hình bằng kiểm định Wald. Tuy nhiên, theo Hoàng Ngọc Nhậm (2008), khi hệ số hồi quy của một biến nào đó khác 0 và không có ý nghĩa thống kê, nhưng các lý thuyết kinh tế cho rằng biến đó có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc của mô hình, thì nên giữ lại biến này trong mô hình nghiên cứu.