Kinh nghiệm một số nước về huy động vốn đầu tư phát triển giáo dục đại học

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các GDĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh hải dương trong điều kiện xã hội hóa giáo dục và hội nhập quốc tế (Trang 64 - 67)

b/ Nguồn vốn xã hội hoá

1.5.1. Kinh nghiệm một số nước về huy động vốn đầu tư phát triển giáo dục đại học

dục đại học

Từ đầu những năm 80 của thế kỷ trƣớc trở lại đây, Mỹ rất chú trọng đầu tƣ cho giáo dục, nhất là GDĐH. Theo đó, ngân sách đầu tƣ cho giáo dục của Mỹ rất cao: năm 1985 khoảng 300 tỉ USD, năm 1989 là 353 tỉ USD, đến năm 1999 đạt 653 tỉ USD, kéo theo đó là sự gia tăng về số lƣợng tuyệt đối chi ngân sách cho GDĐH.

cho giáo dục đào tạo hằng năm xấp xỉ 1.000 tỉ USD, trong đó giáo dục đại học chiếm khoảng hơn 700 tỉ USD [23].

NSNN là thành phần chính trong các nguồn vốn cho GDĐH ở Trung Quốc,

điều đó đƣợc ghi rõ trong Điều 60, Luật GDĐH của nƣớc này. Từ năm 1994, thực hiện

yêu cầu “3 tăng trƣởng”, có nghĩa là “mức tăng NSNN cho giáo dục phải cao hơn mức tăng thu nhập ngân sách thƣờng xuyên để từng bƣớc tăng chi phí giáo dục tính bình quân theo đầu học sinh, bảo đảm tăng lƣơng GV và tăng chi phí dùng chung tính theo đầu học sinh”, từ đó đến nay, ngân sách đầu tƣ cho giáo dục của Trung Quốc không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, sức ép về nhu cầu mở rộng quy mô nâng cao chất lƣợng GDĐH cộng với nhu cầu đầu tƣ cho các lĩnh vực khác đã buộc Chính phủ Trung Quốc phải giảm tỷ lệ đầu tƣ từ NSNN cho GDĐH và chỉ tăng lƣợng đầu tƣ tuyệt đối. Hiện nay, mức chi cho giáo dục của Trung Quốc chiếm khoảng 3,28% GDP [23].

Huy động nguồn tài chính từ cá nhân, các tổ chức và doanh nghiệp

Huy động các nguồn tài chính ngoài NSNN để đầu tƣ cho GDĐH là biện pháp phổ biến ở các nƣớc trên thế giới, từ nƣớc phát triển cho đến những nƣớc chậm phát triển nhằm góp phần giảm gánh nặng cho NSNN và giải quyết bài toán về nhu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lƣợng GDĐH trong giai đoạn hiện nay. Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ là những nƣớc có tỷ lệ đóng góp của tƣ nhân cao hơn so với đóng góp của NSNN cho GDĐH. Những khoản đóng góp tƣ nhân đƣợc thể hiện dƣới các hình thức sau [23]:

Một là, đóng góp học phí của các bậc cha, mẹ sinh viên. Đây là một hình thức chuyển gánh nặng chi phí trong GDĐH từ những ngƣời đóng thuế hoặc từ công dân nói chung sang ngƣời học, cha, mẹ ngƣời học.

Ở nƣớc Mỹ, thu học phí của SV đƣợc xem là một giải pháp chủ yếu để chia sẻ chi phí GDĐH. Học phí ĐH đƣợc tính toán sao cho có thể bù đắp đáng kể các chi phí hoạt động của nhà trƣờng và các chi phí do lạm phát gây ra. Vì vậy, học phí ở các trƣờng ĐH luôn thay đổi theo xu hƣớng tăng lên.

Ở Trung Quốc, trƣớc năm 1989, Nhà nƣớc bao cấp hoàn toàn kinh phí cho GDĐH. Từ năm 1989 trở lại đây, Chính phủ nƣớc này đã thực hiện chế độ thu học phí đối với GDĐH trong các trƣờng công lập, ngay cả sinh viên đƣợc học bổng theo kế hoạch tuyển sinh của Nhà nƣớc cũng phải đóng học phí từ 100 đến 300 nhân dân

nhất của các trƣờng đại học là 1.200 nhân dân tệ (trƣờng hợp cụ thể có thể tăng thêm 20%).

Ở Hàn Quốc, trong điều kiện thuận lợi, các bậc cha mẹ sẵn sàng chi trả cao để cho con em họ có học vấn càng cao càng tốt. Thực tế, chi phí tƣ nhân trong lĩnh

vực GDĐH của Hàn Quốc chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nƣớc thuộc Tổ chức Hợp

tác và phát triển kinh tế (OECD). Chính điều đó đã giúp Hàn Quốc huy động đƣợc nguồn lực tài chính rất lớn từ khoản đóng góp của các bậc cha, mẹ sinh viên. Chỉ trong vòng bốn thập niên, Hàn Quốc đã giải quyết thành công bài toán đuổi kịp về giáo dục cùng lúc với bài toán đuổi kịp về kinh tế so với các nƣớc phát triển.

Hai là, phát triển khu vực GDĐH tƣ nhân. Đây là chính sách của nhiều quốc gia

nhằm góp phần chia sẻ gánh nặng chi phí và mở rộng cơ hội học tập cho nhiều ngƣời dân, đồng thời huy động đƣợc nguồn lực xã hội tham gia phát triển giáo dục. Hệ thống các trƣờng đại học tƣ thƣờng đƣợc phân thành hai loại: phi lợi nhuận và vì lợi nhuận. Ở một số nƣớc nhƣ Hàn Quốc, Mỹ, nhiều trƣờng thuộc nhóm vì lợi nhuận đƣợc đánh giá cao về chất lƣợng, và do vậy, đã thu hút đƣợc ngày càng nhiều sinh viên theo học, mặc dù chi phí theo học tại các trƣờng tƣ thục ở những nƣớc này rất cao.

Ở Hàn Quốc, GDĐH tƣ thục phát triển rất mạnh mẽ. Từ những năm 1960, các trƣờng đại học tƣ này đã thu hút đƣợc rất nhiều nguồn tài chính. Vì vậy, giáo dục đƣợc coi nhƣ một ngành kinh tế lớn thứ hai sau nông nghiệp. Ngay từ năm 1962, quy mô sinh viên theo học tại các trƣờng cao đẳng và đại học tƣ thục đã chiếm 3/4 tổng số sinh viên của Hàn Quốc. Thông qua nhà trƣờng tƣ thục và khát vọng học tập của ngƣời dân, giáo dục Hàn Quốc đã có sự phát triển theo kiểu đón đầu, kịp thời bổ sung nguồn nhân lực trình độ đại học cho yêu cầu phát triển kinh tế tri thức từ những năm 1990.

Ở Mỹ hiện có khoảng 3.900 trƣờng đại học, trong đó, có khoảng trên 1.800 trƣờng tƣ do những ngƣời không có chuyên môn về học thuật điều hành và trên 1.800 trƣờng công lập. Hệ thống các trƣờng tƣ thục có tiêu chuẩn cao chủ yếu tuyển chọn sinh viên thuộc tầng lớp thƣợng lƣu trong xã hội, đồng thời, cũng có loại trƣờng dành cho sinh viên nghèo. Có một số trƣờng đại học tƣ thục nổi tiếng đã đào tạo ra nhiều nhân tài kiệt xuất cho nƣớc Mỹ và thế giới nhƣ Harvard, Yale, Columbia, Stanford. Tuy nhiên, ở các trƣờng này, sinh viên phải đóng kinh phí mỗi năm cũng rất cao (khoảng 20.000USD/năm trở lên).

Ba là, các trƣờng ĐH tự tạo nguồn vốn thông qua các hoạt động dịch vụ đào

sẵn có của mình để thực hiện các hoạt động dịch vụ, liên kết đào tạo và NCKH để tăng nguồn thu cho hoạt động của trƣờng.

Ở Mỹ, việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đƣợc các công ty Mỹ rất chú trọng. Mỗi năm, các công ty ở Mỹ đóng góp khoảng trên 150 tỉ USD cho

GDĐH. Các trƣờng ĐH Mỹ chịu tác động sâu sắc của thị trƣờng và có mối quan hệ

đa dạng với thị trƣờng thông qua các doanh nghiệp. Họ nhận đƣợc sự đầu tƣ dồi dào của các doanh nghiệp qua cạnh tranh các hợp đồng NCKH, dịch vụ tƣ vấn, đào tạo nhân lực chất lƣợng cao.

Ở Nhật Bản, công tác giáo dục phát triển nghề nghiệp đƣợc tiến hành một cách có hệ thống trong nội bộ các công ty. Nhiều công ty lớn ở Nhật tìm kiếm và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực bằng cách kết hợp với các trƣờng ĐH để đào tạo và giáo dục mở rộng cho nhân viên. Điều đó đã giúp cho các công ty chủ động trong việc nâng cao chất lƣợng cán bộ, đồng thời cũng góp phần tăng nguồn thu cho các trƣờng ĐH.

Bốn là, các nguồn hỗ trợ, tài trợ tƣ nhân khác. Trong lúc học phí là nguồn lực tƣ nhân chủ yếu hỗ trợ cho các trƣờng ĐH, vẫn có một số nguồn lực tƣ nhân khác ngày càng chi phối nhiều trƣờng. Đó là, các khoản hỗ trợ thƣờng đến dƣới hình thức quà tặng. Một số trƣờng ĐH tƣ thục nhƣ Harvard, Yale, Columbia, Stanford ở Mỹ đã sản sinh ra hàng trăm nhà triệu phú, những nhà triệu phú này quay lại giúp đỡ tài chính cho trƣờng phát triển. Nhiều trƣờng công ở Mỹ và các nƣớc khác cũng gia tăng hoạt động gây quỹ bằng những nỗ lực tăng nguồn lực tƣ nhân nhƣ một cách làm giảm mức bao cấp của ngân sách đối với giáo dục ĐH.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các GDĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh hải dương trong điều kiện xã hội hóa giáo dục và hội nhập quốc tế (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)