Phương pháp phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển GDĐHCĐ công lập trong điều kiện XHH giáo dục và hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các GDĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh hải dương trong điều kiện xã hội hóa giáo dục và hội nhập quốc tế (Trang 55 - 59)

b/ Nguồn vốn xã hội hoá

1.4.4. Phương pháp phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển GDĐHCĐ công lập trong điều kiện XHH giáo dục và hội nhập quốc tế

phát triển GDĐHCĐ công lập trong điều kiện XHH giáo dục và hội nhập quốc tế

1.4.4.1. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh là phƣơng pháp sử dụng phổ biến nhất trong phân tích tài chính. Để áp dụng phƣơng pháp so sánh trong phân tích tài chính cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

Thứ nhất,tiêu chuẩn so sánh

Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu gốc đƣợc chọn làm căn cứ so sánh. Khi phân tích tài chính, thƣờng sử dụng các gốc sau:

- Sử dụng số liệu tài chính ở nhiều kỳ trƣớc để đánh giá và dự báo xu hƣớng của các chỉ tiêu tài chính. Thông thƣờng, số liệu phân tích đƣợc tổ chức từ 3 đến 5 năm liền kề.

- Sử dụng số liệu trung bình ngành để đánh giá hiệu quả về hoạt động tài chính của đơn vị so với mức trung bình tiên tiến của ngành. Số liệu trung bình ngành thƣờng đƣợc các tổ chức dịch vụ tài chính, các ngân hàng, cơ quan thống kê,

số liệu trung bình ngành, có thể sử dụng số liệu của một đơn vị điển hình trong cùng ngành để làm căn cứ phân tích.

- Sử dụng các số kế hoạch, số dự toán để đánh giá đơn vị có đạt các mục tiêu tài chính trong năm. Thông thƣờng, các nhà phân tích tài chính chọn gốc so sánh

này để xây dựng chiến lƣợc hoạt động cho tổ chức của mình.

Thứ hai,điều kiện so sánh của chỉ tiêu phân tích

Điều kiện so sánh yêu cầu các chỉ tiêu phân tích phải phản ánh cùng nội dung kinh tế, có cùng phƣơng pháp tính toán và có đơn vị đo lƣờng nhƣ nhau.

Bản chất của vấn đề này liên quan đến tính so sánh của chỉ tiêu phân tích, tính so sánh đƣợc còn liên quan việc tuân thủ theo chuẩn mực kế toán đã ban hành.

Thứ ba, kỹ thuật so sánh: Kỹ thuật so sánh trong phân tích tài chính thƣờng

thể hiện qua các trƣờng hợp sau:

- Trình bày báo cáo tài chính dạng so sánh nhằm xác định mức biến động tuyệt đối và tƣơng đối của từng chỉ tiêu trong báo cáo tài chính qua hai hoặc nhiều kỳ, qua đó phát hiện xu hƣớng của các chỉ tiêu. Khi phân tích báo cáo tài chính dạng so sánh, cần chú ý mối liên hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế để phần thuyết minh số liệu chặt chẽ hơn;

- Trình bày báo cáo tài chính theo qui mô chung. Với cách so sánh này, một chỉ tiêu trên báo cáo tài chính đƣợc chọn làm qui mô chung và các chỉ tiêu có liên quan sẽ tính theo tỷ lệ phần trăm trên chỉ tiêu qui mô chung đó.

Báo cáo tài chính theo qui mô chung giúp đánh giá cấu trúc của các chỉ tiêu tài chính ở đơn vị. Chẳng hạn, đối với bảng cân đối kế toán, để đánh giá cơ cấu tài sản của đơn vị, phải chọn chỉ tiêu tổng tài sản làm qui mô chung.

Một bảng cân đối kế toán đƣợc thiết kế theo qui mô chung thể hiện cấu trúc tài sản và nguồn vốn của đơn vị, qua đó phát hiện những đặc trƣng trong phân bổ tài sản và huy động vốn.

Trong báo cáo lƣu chuyển tiền tệ theo phƣơng pháp trực tiếp, cần xử lý lại các dòng tiền vào và dòng tiền ra để xác định qui mô chung là tổng dòng tiền vào (nguồn tiền) hoặc tổng dòng tiền ra (sử dụng tiền), qua đó có thể đánh giá: nguồn tiền chủ yếu tạo ra từ đâu và sử dụng cho mục đích nào;

- Thiết kế các chỉ tiêu có dạng tỷ số. Một tỷ số đƣợc xây dựng khi các yếu tố cấu thành nên tỷ số phải có mối liên hệ và mang ý nghĩa kinh tế. Với nguyên tắc

với đặc điểm hoạt động của đơn vị. Các tỷ số còn là công cụ hỗ trợ công tác dự đoán tài chính.

1.4.4.2. Phương pháp phân tích tỷ lệ

Phƣơng pháp phân tích tỷ lệ dựa trên các tỷ lệ của đại lƣợng chỉ tiêu này với

các đại lƣợng của chỉ tiêu khác trong đơn vị sự nghiệp công. Sự biến đổi các tỷ lệ

này thể hiện sự biến đổi của các đại lƣợng khác. Về nguyên tắc, phƣơng pháp phân tích tỷ lệ yêu cầu cần phải xác định đƣợc các ngƣỡng, các định mức chuẩn để so sánh. Trên cơ sở so sánh về tỷ lệ các chỉ tiêu kinh tế - tài chính với giá trị của các tỷ lệ định mức chuẩn, có thể rút ra những kết luận về tình hình hoạt động của đơn vị.

Trong phân tích tình hình hoạt động của đơn vị, các tỷ lệ của những chỉ tiêu kinh tế - tài chính đƣợc phân tích từ các nhóm đặc trƣng phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu của hoạt động của đơn vị. Đó là các nhóm tỷ lệ về cơ cấu các khoản thu, nhóm tỷ lệ về cơ cấu chi, ...

Trong mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm các nhóm tỷ lệ chi tiết hay riêng lẻ, từng bộ phận, từng mặt, từng khâu, từng giai đoạn của quá trình hoạt động của đơn vị. Trong mỗi trƣờng hợp khác nhau, tuỳ theo mục tiêu phân tích có thể lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau phù hợp với mục đích phân tích cụ thể của từng đơn vị, trong từng thời kỳ.

1.4.4.3. Phương pháp chi tiết

Mọi kết quả hoạt động đều cần thiết và có thể chi tiết theo những hƣớng khác nhau. Thông thƣờng trong phân tích, phƣơng pháp chi tiết đƣợc thực hiện theo những hƣớng sau:

- Chi tiết theo các bộ phận hay yếu tố cấu thành chỉ tiêu: Mọi kết quả hoạt động biểu hiện trên các chỉ tiêu đều bao gồm nhiều bộ phận. Chi tiết các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với sự biểu hiện về lƣợng của các bộ phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt đƣợc. Với ý nghĩa đó, phƣơng pháp chi tiết theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu đƣợc sử dụng rộng rãi trong phân tích mọi mặt kết quả hoạt động của đơn vị.

- Chi tiết theo thời gian: Kết quả hoạt động của đơn vị bao giờ cũng là kết quả của cả một quá trình, do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thƣờng là khác nhau. Chi tiết theo thời gian sẽ giúp ích cho việc đánh giá kết quả hoạt động đƣợc sát, đúng và tìm

tính của quá trình hoạt động, tuỳ mục đích phân tích khác nhau có thể lựa chọn khoảng thời gian cần chi tiết khác nhau và chỉ tiêu khác nhau.

- Chi tiết theo địa điểm: kết quả hoạt động của đơn vị là do các bộ phận thực hiên. Bởi vậy, phƣơng pháp này thƣờng đƣợc ứng dụng rộng rãi trong phân tích

kinh tế-tài chính trong các trƣờng hợp sau:

Một là, đánh giá kết quả thực hiện hạch toán hoạt động nội bộ. Trong trƣờng

hợp này, tuỳ chỉ tiêu khác nhau có thể chi tiết mức thực hiện khoán ở các bộ phận có cùng nhiệm vụ nhƣ nhau.

Hai là, phát hiện các đơn vị tiên tiến hoặc lạc hậu trong việc thực hiện các

mục tiêu hoạt động. Tuỳ mục tiêu đề ra có thể chọn các chỉ tiêu chi tiết phù hợp về các mặt: hiệu quả, chất lƣợng, chi phí v.v...

Ba là, khai thác các khả năng tiềm tàng về sử dụng vật tƣ, lao động, kinh phí

v.v... trong hoạt động.

1.4.4.4. Phương pháp thay thế liên hoàn

Trong phân tích kinh tế - tài chính, nhiều trƣờng hợp cần nghiên cứu ảnh hƣởng của các nhân tố đến kết quả hoạt động nhờ phƣơng pháp thay thế liên hoàn.

Thay thế liên hoàn là một phƣơng pháp nhằm xác định mức độ ảnh hƣởng lần lƣợt của từng nhân tố đến kết quả hoạt động, bằng cách khi xác định sự ảnh hƣởng của nhân tố này, thì loại trừ ảnh hƣởng của các nhân tố khác.

Chẳng hạn, khi phân tích chỉ tiêu tổng mức học phí thu đƣợc có thể quy về sự ảnh hƣởng của hai nhân tố:

+ Số lượng sinh viên phải nộp học phí. + Số học phí bình quân 1 học sinh phải nộp.

Cả hai nhân tố trên cùng đồng thời ảnh hƣởng đến tổng mức học phí thu đƣợc, nhƣng để xác định mức độ ảnh hƣởng của một nhân tố này phải loại trừ ảnh hƣởng của các nhân tố khác. Muốn vậy, điều này có thể đƣợc thực hiện bằng cách thay thế sự ảnh hƣởng lần lƣợt từng nhân tố và cố định nhân tố kia.

1.4.4.5. Phương pháp cân đối

Các báo cáo tài chính đều có đặc trƣng chung là thể hiện tính cân đối: cân đối giữa tài sản và nguồn kinh phí; cân đối giữa thu và chi; cân đối giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra, cân đối giữa tăng và giảm...Cụ thể là các cân đối cơ bản:

Tổng tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn

Dòng tiền thuần = Dòng tiền vào - Dòng tiền ra

Dựa vào những cân đối cơ bản trên, trong phân tích tài chính thƣờng vận dụng phƣơng pháp cân đối để xem xét ảnh hƣởng của từng nhân tố đến biến động

của chỉ tiêu phân tích. Chẳng hạn, với biến động của tổng tài sản giữa hai thời điểm,

phƣơng pháp này sẽ cho thấy loại tài sản nào biến động ảnh hƣởng đến biến động tổng tài sản của đơn vị. Nhƣ vậy, dựa vào biến động của từng bộ phận mà chỉ tiêu phân tích sẽ đƣợc đánh giá đầy đủ hơn.

1.4.4.6. Phương pháp phân tích tương quan

Giữa các số liệu tài chính trên báo cáo tài chính thƣờng có mối tƣơng quan với nhau. Chẳng hạn, mối tƣơng quan giữa các nguồn kinh phí đầu tƣ giáo dục đại học (nguồn NSNN, học phí, dự án, chƣơng trình mục tiêu, ODA giáo dục đại học…), mối tƣơng quan giữa các khoản chi (chi hoạt động, chi đầu tƣ trang thiết bị, chi XDCB, chi đầu tƣ thƣ viện, chi NCKH…). Phân tích tƣơng quan sẽ đánh giá tính hợp lý về biến động giữa các chỉ tiêu tài chính, xây dựng các tỷ số tài chính đƣợc phù hợp hơn và phục vụ công tác đánh giá hiệu quả tài chính GDĐH.

Tuy nhiên, vận dụng phƣơng pháp phân tích thích hợp cho nội dung và chỉ tiêu phân tích nào với các đánh giá tổng hợp đƣợc xem nhƣ là nghệ thuật của nhà phân tích tài chính. Mỗi nhà phân tích bằng kinh nghiệm nghề nghiệp với khả năng tổ chức dữ liệu, khả năng chẩn đoán và tổng hợp các vấn đề tài chính trong một môi trƣờng „mở‟ sẽ đƣa ra bức tranh về tài chính của cơ sở GDĐHCĐ.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các GDĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh hải dương trong điều kiện xã hội hóa giáo dục và hội nhập quốc tế (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)