Cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng vốn đầu tư phát triển GDĐHCĐ công lậptrong điều kiện xã hội hóa giáo dục và hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các GDĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh hải dương trong điều kiện xã hội hóa giáo dục và hội nhập quốc tế (Trang 44 - 49)

b/ Nguồn vốn xã hội hoá

1.3.2. Cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng vốn đầu tư phát triển GDĐHCĐ công lậptrong điều kiện xã hội hóa giáo dục và hội nhập quốc tế

Mục đích: Chi đầu tƣ phát triển GDĐHCĐ công lập là các khoản chi nhằm đáp ứng nhu cầu về xây dựng cơ sở vật chất cho sự phát triển của các cơ sở GDĐHCĐ công lập. Chi đầu tƣ phát triển GDĐHCĐ công lập bao gồm chi xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp trƣờng học, phòng học, phòng thí nghiệm, phòng thực hành, thƣ viện, công sở làm việc, mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập, phát triển đội ngũ và nghiên cứu khoa học, xây dựng, đổi mới nội dung chƣơng trình đào tạo, biên soạn giáo trình học liệu của các cơ sở GDĐHCĐ công lập.

Yêu cầu:

- Phải đảm bảo phân phối nguồn vốn một cách hợp lý, tập trung có trọng điểm trên cơ sở dự toán chi đã xây dựng.

- Phải đảm bảo việc cấp phát, thanh toán kịp thời, chặt chẽ, tránh mọi sơ hở gây lãng phí, tham ô làm thất thoát nguồn vốn.

- Trong quá trình sử dụng các khoản vốn cần phải hết sức tiết kiệm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của các khoản chi đó.

- Trong quá trình chấp hành dự toán chi phải có sự điều phối linh hoạt, song cũng cần phải tránh hai khuynh hƣớng: hoặc quá cứng nhắc, hoặc quá tùy tiện cũng đều làm giảm hoặc mất đi tính hiệu quả của các khoản chi.

1.3.2.2. Nguyên tắc đầu tư phát triển GDĐHCĐ công lập Nguyên tắc 1: Quản lý theo dự toán

Lập dự toán giai đoạn đầu của chu trình quản lý nguồn kinh phí của các cơ sở GDĐHCĐ công lập. Xét trên giác độ quản lý, các khoản chi đã đƣợc ghi trong dự toán thể hiện sự cam kết của cơ quan chức năng quản lý với các cơ sở GDĐHCĐ công lập. Từ đó làm nảy sinh nguyên tắc quản lý theo dự toán. Việc đòi hỏi quản lý chi theo dự toán là xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn sau:

Thứ nhất: Hoạt động tài chính của cơ sở GDĐHCĐ công lập, đặc biệt là cơ

cấu thu, chi nguồn kinh phí phụ thuộc phần lớn vào sự quyết định của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền và luôn chịu sự kiểm soát của các cơ quan quyền lực. Do vậy, các khoản thu, chi trong cơ sở GDĐHCĐ công lập chỉ trở thành hiện thực khi và chỉ khi khoản thu, chi đó đã nằm trong cơ cấu thu, chi theo dự toán và đƣợc cơ quan quyền lực Nhà nƣớc xét duyệt và thông qua.

Thứ hai: Nội dung chi trong cơ sở GDĐHCĐ công lập liên quan đến nhiều

lĩnh vực hoạt động khác nhau, mức chi cho mỗi loại hoạt động đƣợc xác định theo đối tƣợng riêng, định mức riêng về trang bị cơ sở vật chất có sự khác nhau, quy mô và tính chất hoạt động cũng có sự khác nhau sẽ dẫn đến mức chi ở các cơ quan đó

Thứ ba: Quản lý theo dự toán mới đáp ứng đƣợc yêu cầu về cân đối thu - chi nguồn kinh phí tạo điều kiện cho lãnh đạo ở các cơ sở đào tạo điều hành đƣợc các hoạt động tài chính, hạn chế đƣợc sự tùy tiện về nguyên tắc sử dụng nguồn kinh phí trong cơ sở GDĐHCĐ công lập.

Nguyên tắc 2: Tiết kiệm, hiệu quả

Trong thực tế, nguồn lực tài chính luôn có giới hạn nhƣng nhu cầu chi thì không có giới hạn. Do vậy, trong quá trình phân bổ và sử dụng nguồn lực khan hiếm đó, các cơ sở GDĐHCĐ công lập cần phải tính toán sao cho với chi phí ít nhất nhƣng vẫn đạt hiệu quả cao nhất. Đó chính là mục tiêu của quản lý tài chính. Mặt khác, do đặc thù hoạt động tài chính diễn ra ở các cơ sở GDĐHCĐ công lập rất đa dạng, phức tạp, nhu cầu chi luôn gia tăng với tốc độ nhanh trong khi khả năng huy động nguồn thu lại có giới hạn. Vì vậy, việc tôn trọng nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả trong quản lý sử dụng nguồn kinh phí ở các cơ sở GDĐHCĐ công lập ngày càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết.

Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả chỉ đƣợc tôn trọng khi trong quá trình quản lý và sử dụng nguồn kinh phí các cơ sở GDĐHCĐ công lập phải làm tốt và đồng bộ các nội dung sau đây:

Ngoài các định mức tiêu chuẩn chi tiêu do Nhà nƣớc ban hành, các đơn vị cần phải xây dựng đƣợc các định mức chi phù hợp với từng đối tƣợng hay tính chất công việc, đồng thời phải có tính thực tiễn cao. Có nhƣ vậy định mức chi mới trở thành căn cứ phục vụ cho quá trình quản lý chi.

Các đơn vị cần phải lựa chọn thứ tự ƣu tiên các loại hoạt động hoặc theo các nhóm mục chi sao cho với tổng số chi có hạn nhƣng khối lƣợng công việc vẫn hoàn thành và đạt chất lƣợng cao. Để đạt đƣợc điều này, đòi hỏi các đơn vị đào tạo cần phải có đƣợc các phƣơng án phân phối và sử dụng kinh phí khác nhau. Trên cơ sở đó, lựa chọn phƣơng án tối ƣu nhất cho cả quá trình lập dự toán, phân bổ và sử dụng kinh phí.

Có thể nói tiết kiệm và hiệu quả là hai mặt của nguyên tắc này, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy, khi xem xét vấn đề tiết kiệm các khoản chi cần phải đặt trong sự ràng buộc của tính hiệu quả và ngƣợc lại. Khi đánh giá hiệu quả các khoản chi phải có quan điểm toàn diện, phải xem xét mức độ ảnh hƣởng của mỗi khoản chi tới các mối quan hệ về kinh tế, chính trị, xã hội khác và phải tính đến thời gian phát huy tác dụng của nó. Vì vậy, khi nói đến hiệu quả chi từ các nguồn kinh phí, ngƣời ta

Nguyên tắc 3: Kết hợp với KBNN trong quản lý chi

Một trong những chức năng quan trọng của KBNN là quản lý quỹ NSNN. Vì vậy, KBNN vừa có quyền, vừa có trách nhiệm phải kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi NSNN. Để tăng cƣờng vai trò của KBNN trong kiểm soát chi NSNN, Nhà nƣớc ta đã và đang triển khai mô hình chi trực tiếp qua KBNN nhƣ là một nguyên tắc trong quản lý khoản chi này.

Mặt khác, theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc, các đơn vị sự nghiệp đào tạo có nguồn thu ngoài NSNN cũng phải mở tài khoản tiền gửi và gửi tại KBNN. Trong quá trình sử dụng nguồn kinh phí cũng phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát của KBNN. Vì vậy, việc kết hợp với KBNN trong quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí ở các đơn vị sự nghiệp đào tạo trở nên rất cần thiết ở nƣớc ta hiện nay.

Để thực hiện đƣợc nguyên tắc kết hợp với KBNN trong quản lý sử dụng nguồn kinh phí tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo cần phải giải quyết một số vấn đề cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Tất cả các khoản chi từ nguồn kinh phí của các đơn vị phải đƣợc kiểm tra, kiểm soát trong quá trình thanh toán và chi trả. Các khoản chi phải có trong dự toán của các đơn vị đã đƣợc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đúng chế độ tiêu chuẩn, định mức do cơ quan có thẩm quyền quy định và đã đƣợc thủ trƣởng đơn vị sử dụng kinh phí chuẩn chi.

Thứ hai: Tất cả các đơn vị sự nghiệp đào tạo phải mở tài khoản tại KBNN,

chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính, KBNN trong quá trình lập dự toán, phân bổ dự toán, cấp phát, thanh toán, hạch toán và quyết toán kinh phí.

Thứ ba: Cơ quan tài chính trực tiếp quản lý các đơn vị có trách nhiệm thẩm định dự toán, kiểm tra việc sử dụng kinh phí ở các đơn vị, thẩm định quyết toán chi của các đơn vị.

Thứ tư: KBNN có trách nhiệm kiểm soát các hồ sơ chứng từ, điều kiện chi

và thực hiện cấp phát, thanh toán và chi trả kịp thời các khoản chi theo đúng quy định, tham gia với cơ quan tài chính, cơ quan quản lý nhà nƣớc có thẩm quyền trong việc kiểm tra tài chính sử dụng kinh phí và xác định số thực chi qua KBNN của các đơn vị.

KBNN có quyền tạm đình chỉ, từ chối thanh toán, chi trả và thông báo cho đơn vị sử dụng kinh phí biết, đồng thời gửi cơ quan tài chính đồng cấp giải quyết trong các trƣờng hợp sau đây:

- Chi không đúng chế độ, định mức chi tiêu tài chính.

- Không đủ các điều kiện chi theo quy định hiện hành về chi trực tiếp qua KBNN.

Thứ năm: KBNN cần lựa chọn phƣơng thức cấp phát, thanh toán và chi trả

đối với từng khoản chi cho phù hợp với hoàn cảnh kinh tế, xã hội hiện tại. Cụ thể là phƣơng thức cấp phát, thanh toán đối với các khoản tiền lƣơng và có tính chất lƣơng sẽ khác với phƣơng thức cấp phát, thanh toán đối với các khoản mua sắm đồ dùng, trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc, sửa chữa và xây dựng nhỏ...

1.3.2.3. Cơ chế, chính sách quản lý, sử dụng vốn đầu tư phát triển GDĐHCĐ công lập

Cơ chế quản lý sử dụng vốn đầu tƣ phát triển GDĐHCĐ công lập là phƣơng thức điều hành các khoản chi. Phƣơng thức điều hành các khoản chi cho GDĐHCĐ công lập phụ thuộc vào:

- Nội dung chi cho GDĐHCĐ công lập: Tùy theo chức năng nhiệm vụ của GDĐHCĐ công lập trong từng giai đoạn mà cơ cấu, tỷ trọng các khoản chi có khác nhau. Trong các trƣờng đại học hiện nay, xu hƣớng chung là ƣu tiên các khoản chi cho việc nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ.

- Cơ cấu, tỷ trọng các nguồn lực tài chính huy động đƣợc trong GDĐHCĐ công lập: Trong xu hƣớng chung với việc thực hiện chủ trƣơng xã hội hoá GDĐHCĐ thì nguồn lực tài chính ngoài NSNN ngày càng chiếm tỷ trọng lớn. Vì vậy, phƣơng thức điều hành các khoản chi cũng có những thay đổi căn bản về mức chi, cơ cấu chi và thẩm quyền quyết định các khoản chi.

- Cơ chế, chính sách, chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập: Trong điều kiện cải cách mạnh mẽ tài chính theo xu hƣớng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp công lập, hƣớng việc quản lý tài chính theo kết quả đầu ra, thì phƣơng thức điều hành các khoản chi cho GDĐHCĐ công lập cũng có những thay đổi căn bản, lấy hiệu quả làm chính, không cứng nhắc theo nguyên tắc các khoản chi phục vụ cho hoạt động nào thì không thay đổi trong suốt thời gian chấp hành dự toán.

- Chủ trƣơng cải cách GDĐHCĐ: Là nhân tố quyết định đến mức chi, cơ cấu chi của GDĐHCĐ nhằm làm cho dự án, kế hoạch cải cách đổi mới GDĐHCĐ trở thành hiện thực. Từ đó quyết định đến phƣơng thức điều hành các khoản chi cho GDĐHCĐ công lập.

Tóm lại, có nhiều nhân tố tác động đến việc hình thành cơ chế quản lý các

- Xác lập dự toán chi. Theo truyền thống dự toán chi đƣợc xác lập hàng năm căn cứ vào nguồn thu động viên đƣợc, vào nhiệm vụ hoạt động của nhà trƣờng dự kiến trong năm kế hoạch và các chính sách, chế độ hiện hành của nhà nƣớc liên quan đến hoạt động tài chính của nhà trƣờng.

- Tổ chức phƣơng thức điều hành các khoản chi theo dự toán. Nói cách khác là tổ chức quá trình chấp hành dự toán công tác quản lý chi cho GDĐHCĐ trong quá trình chấp hành dự toán bao gồm việc dự kiến kế hoạch chi hàng quý, hàng tháng; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ; tổ chức các biện pháp chi phù hợp với hoạt động của nhà trƣờng; thực hiện các mối quan hệ với bên ngoài nhất là quan hệ với KBNN và cơ quan tài chính. Cùng với công việc trên trong quản lý các khoản chi phải tiến hành phân tích, đánh giá, kiểm soát thƣờng xuyên đảm bảo cân đối giữa thu - chi.

Trong quá trình quản lý các khoản chi chú trọng đến việc lập thứ tự ƣu tiên chi. Đây là một trong những nội dung quan trọng của cơ chế quản lý chi, bởi lẽ trong thực tế nhu cầu chi thì lớn, song khả năng đảm bảo nguồn tài chính có hạn.

Tóm lại, với tƣ cách là phƣơng thức điều hành các khoản chi, cơ chế quản lý chi cho cho đầu tƣ phát triển GDĐHCĐ chịu sự chi phối bởi nhiều nhân tố, cần thiết phải xem xét để định hình nội dung của cơ chế quản lý chi. Tuỳ theo mức độ, cơ cấu các khoản chi mà cơ chế quản lý chi cho cho đầu tƣ phát triển GDĐHCĐ đƣợc hình thành với những nội dung thích hợp. Tƣ tƣởng chỉ đạo chung của cơ chế quản lý các khoản chi cho GDĐHCĐ nói chung cho đầu tƣ phát triển GDĐHCĐ nói riêng là nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý tài chính của các trƣờng đại học, cao đẳng công lập.

1.4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƢ

PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG CÔNG LẬP TRONG ĐIỀU

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các GDĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh hải dương trong điều kiện xã hội hóa giáo dục và hội nhập quốc tế (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)