Về phía Nhà nước

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các GDĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh hải dương trong điều kiện xã hội hóa giáo dục và hội nhập quốc tế (Trang 172 - 175)

- Về nguồn vốn đầu tư phát triển

3.4.1. Về phía Nhà nước

Hoàn thiện cơ sở pháp lý, cải cách hành chính, tăng cƣờng năng lực quản lý Nhà nƣớc. Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo sự uỷ quyền, phân cấp hoặc giao của Chính phủ để thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đƣợc thể hiện trong Luật giáo dục Đại học và điều lệ trƣờng đại học, cao đẳng.

Nhƣ vậy, để từng bƣớc thực hiện xoá bỏ cơ chế Bộ chủ quản, xây dựng cơ chế đại diện sở hữu Nhà nƣớc trong quản lý các trƣờng đại học, cao đẳng trƣớc hết cần phải:

Một là, ban hành Nghị định hƣớng dẫn thực hiện Luật giáo dục Đại học về

quản lý nhà nƣớc về giáo dục để phân định việc quản lý nhà nƣớc rõ ràng giữa 3 loại chủ thể: Bộ Giáo dục và Đào tạo; các Bộ khác; UBND các tỉnh, các trƣờng vốn trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc trực thuộc các Bộ khác. Khi phân định trách nhiệm cần làm rõ Nhà nƣớc uỷ quyền hoặc giao cho ai thực hiện đến mức nào quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu;

Hai là, triển khai thực hiện đầy đủ điều lệ trƣờng đại học, cao đẳng đặc biệt thành lập các Hội đồng trƣờng là thực thể đƣợc Nhà nƣớc giao cho quyền đại diện chủ sở hữu ở cấp trƣờng. Những quyền hạn mà Nhà nƣớc đã giao cho Hội đồng trƣờng thì cấp Bộ, tỉnh không can thiệp, những quyền hạn Nhà nƣớc giao cho Bộ, tỉnh thì nhà trƣờng có trách nhiệm giải trình cho Bộ và tỉnh.

Quyền hạn và trách nhiệm của Chính phủ và các Bộ, Ngành trung ƣơng chủ yếu, bao gồm:

- Chiến lƣợc, phƣơng hƣớng, chủ trƣơng phát triển; - Quy hoạch, kế hoạch dài hạn, hàng năm;

- Đảm bảo điều kiện về tài chính để phát triển các trƣờng đại học; - Ban hành chế độ, chính sách và kiểm định chất lƣợng đào tạo.

Các Bộ, Ngành và địa phƣơng có trƣờng đại học, cao đẳng sẽ lập quy hoạch, kế hoạch hàng năm đào tạo nguồn nhân lực theo các chƣơng trình mục tiêu và dự án ƣu tiên cần đƣợc NSNN đầu tƣ. Đồng thời, cung cấp các thông tin vĩ mô liên quan đến thực trạng, dự báo nhu cầu lao động có trình độ đại học, cao

ngành và địa phƣơng.

Trên cơ sở phân tích nhu cầu, đánh giá các dữ liệu liên quan đến năng lực đào tạo và khả năng đảm bảo chất lƣợng thực tế của mỗi cơ sở đào tạo hàng năm và 5 năm tiếp theo để đề xuất về quy mô và số lƣợng tuyển mới trên cơ sở các chƣơng trình mục tiêu, dự án ƣu tiên cần hỗ trợ NSNN của các bộ, ngành và địa phƣơng. Việc dự báo của thị trƣờng lao động là yêu cầu bức thiết nhằm dự báo nhu cầu nguồn nhân lực theo cấp bậc và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển ngành nói riêng và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói chung trên phạm vi bộ, ngành, địa phƣơng và cả nƣớc trong những năm sắp tới để các trƣờng có định hƣớng xây dựng kế hoạch trung hạn. Hàng năm, Nhà nƣớc sẽ thực hiện giao nhiệm vụ hoặc đặt hàng đào tạo đối với các trƣờng đại học, cao đẳng có đủ năng lực và đáp ứng các yêu cầu khác liên quan đến vùng/miền, ngành/nghề/chuyên môn, chất lƣợng và hiệu quả đào tạo.

Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo phải là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc phân bổ nguồn lực, phải nắm sát đƣợc hệ thống thông tin và mục tiêu quốc gia về GDĐHCĐ. Cần thiết phải tăng cƣờng năng lực thể chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc tài trợ và quản lý NSNN cấp đối với các trƣờng đại học, cao đẳng. Vì vậy, đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các bộ ngành có liên quan, cần phải:

Thứ nhất, chuyển dứt khoát sang vai trò giám sát, điều phối và bỏ qua việc

kiểm soát chi tiết;

Thứ hai, định ra khung pháp lý và những đƣờng lối, chính sách và mục tiêu

cần đạt của hệ thống các trƣờng đại học, cao đẳng;

Thứ ba, khuyến khích các trƣờng đại học, cao đẳng trong huy động, sử dụng

hiệu quả các nguồn lực tài chính trên cơ sở nâng cao chất lƣợng và mục tiêu giao phó cho các trƣờng;

Thứ tư, tăng cƣờng công tác kiểm tra, thanh tra về tài chính duy trì trong nội bộ đơn vị, kiểm toán để giám sát hoạt động tài chính đối với các trƣờng đại học, cao đẳng công lập.

Để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc đối với các trƣờng đại học, cao đẳng

Một là, áp dụng hệ thống cạnh tranh, chọn lọc và tập trung tài trợ kinh phí (dựa trên đánh giá của bên thứ ba: xã hội và các tổ chức nghề nghiệp);

Hai là, khuyến khích bằng các chính sách để tăng sức cạnh tranh của các trƣờng đại học, cao đẳng không mƣu cầu lợi nhuận;

Ba là, đẩy mạnh việc xây dựng pháp chế, ngăn ngừa và loại trừ mặt xấu do

tác động của các hạn chế, khuyết tật của thị trƣờng mang lại. Một số chính sách có thể nêu ra là:

- Thu học phí không những có ý nghĩa về kinh tế, hỗ trợ cho nguồn NSNN mà còn có ý nghĩa chính trị xã hội, tạo nên sự hiểu biết tự giác của nhân dân trong việc đóng góp một phần kinh phí cho sự nghiệp phát triển GDĐH, cao đẳng. Đồng thời phải đảm bảo tính công bằng, hợp lý nhằm huy động có hiệu quả sự đóng góp của nhân dân. Do đó, việc quy định mức học phí phải nghiên cứu đủ mức thu nhập của ngƣời dân, phải đảm bảo với từng loại trƣờng, từng ngành nghề đào tạo, đồng thời phải quan tâm đến chính sách ƣu đãi của Nhà nƣớc với những ngƣời thuộc diện chính sách.

Đối với GDĐH, cần phải tăng cƣờng việc thu hồi chi phí cá nhân trong khu vực này, bởi số ngƣời theo học chủ yếu tập trung ở các gia đình có thu nhập cao và có khả năng kiếm tiền hơn sau khi tốt nghiệp. Vì lẽ đó, để thực hiện bình đẳng, chính phủ nên cân nhắc những chính sách làm tăng mức thu hồi chi phí ở cấp học này.

Để tạo điều kiện huy động có hiệu quả sự đóng góp của nhân dân, khuyến khích học sinh, sinh viên đến trƣờng, từng bƣớc năng cao chất lƣợng giáo dục, đào tạo, đồng thời hỗ trợ NSNN trong việc đầu tƣ đào tạo phát triển GDĐH. Chế độ thu học phí cần đƣợc bổ sung, sửa đổi, đảm bảo tính công bằng hợp lý mặt khác nhằm chuẩn hóa các quy định, đảm bảo thống nhất và ổn định trong một thời gian. Cụ thể:

+ Chế độ học phí đƣợc đổi mới theo hƣớng, ngoài phần hỗ trợ của Nhà nƣớc theo khả năng ngân sách, học phí cần đảm bảo chi phí cần thiết cho giảng dạy, học tập tích lũy và đầu tƣ phát triển cơ sở vật chất, từng bƣớc bù đắp cho chi phí đào tạo. Xóa bỏ mọi khoản thu ngoài học phí. Việc quy định quy chế thu, sử dụng học phí, thực hiện theo điều 65 của Luật giáo dục đại học.

+ Việc điều chỉnh học phí phải dựa trên cơ sơ tính toán và xác định chi phí của trình độ giáo dục cùng với sự điều tra mức sống của các tầng lớp dân cƣ. Chính

đầu tƣ cho GDĐH, cao đẳng, đi đôi với việc cho vay vốn đối với sinh viên nghèo thông qua các quỹ hỗ trợ ngƣời học nhƣ: quỹ tín dụng học đƣờng, quỹ khuyến học... nhằm tạo nguồn thu sự nghiệp của các đơn vị sự nghiệp đào tạo.

- Chính phủ có những chính sách tăng mức thu hồi chi phí ở bậc đại học, cao đẳng công lập để tăng nguồn vốn đầu tƣ của NSNN nhƣ: ở các doanh nghiệp nhất là cơ sở trực tiếp sử dụng nhân lực do các trƣờng đại học, cao đẳng đào tạo. Tổ chức, cá nhân tuyển dụng lao động đóng góp một phần kinh phí đào tạo, quan hệ với việc tuyển dụng phối hợp với các trƣờng đại học, cao đẳng, các tổ chức, cá nhân thông qua đơn đặt hàng về số lƣợng nhất định lao động đã đƣợc đào tạo, tính toán chi phí tại cơ sở đào tạo, gắn khâu tuyển sinh và việc sử dụng sinh viên tốt nghiệp, giảm chi phí việc đào tạo không phù hợp yêu cầu và tạo khả năng sử dụng hợp lý hơn sinh viên đã qua đào tạo;

- Nhà nƣớc có thể sắp đặt và ƣu tiên cho các cơ sở đào tạo công lập đƣợc vay vốn ƣu đãi từ các chƣơng trình quốc gia (quỹ hỗ trợ phát triển, quỹ cho vay giải quyết việc làm...) để các cơ sở từng bƣớc hiện đại hóa cơ sở vật chất;

- Nhà nƣớc tạo khung pháp lý, hành chính thúc đẩy sự ra đời của các doanh nghiệp trong các trƣờng đại học, cao đẳng, phát triển thị trƣờng chứng khoán trong các trƣờng đại học, cao đẳng ...

- Nhà nƣớc cần tạo sự cạnh tranh trong việc phân các đề tài NCKH, tạo hiệu quả trong hợp đồng cung ứng dịch vụ với bên ngoài. Việc kiểm soát hoạt động cung ứng dịch vụ ra bên ngoài của các cơ sở đào tạo sẽ đƣợc Nhà nƣớc thực hiện thông qua thuế, có thể số thuế mà mỗi cơ sở phải nộp sẽ đƣợc Nhà nƣớc cấp lại và thanh toán vào nguồn NSNN của cơ sở, phƣơng thức này ở các nƣớc phát triển gọi là

“đầu tư thông qua thuế”. Sử dụng công cụ thuế mở rộng sự đóng góp của các nhà

tài trợ đối với các trƣờng đại học, cao đẳng, thông qua công cụ thuế (thuế thu nhập) tạo ra sự tổn thất thuế thu nhập đối với Nhà nƣớc song góp phần quan trọng đóng góp nguồn tài chính cho các trƣờng đại học, cao đẳng.

- Xúc tiến việc xây dựng quỹ tài trợ cho các trƣờng đại học, cao đẳng.

Một phần của tài liệu phân tích hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển các GDĐHCĐ công lập trên địa bàn tỉnh hải dương trong điều kiện xã hội hóa giáo dục và hội nhập quốc tế (Trang 172 - 175)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)