Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu trên đều là tài liệu phân lồi cơn trùng của những khu vực hẹp. Hầu như chưa cĩ nghiên cứu nào về các giải pháp quản lý và sử dụng tài nguyên cơn trùng cho từng khu vực cụ thể và cho hệ thống các khu bảo tồn, các Vườn Quốc gia trong cả nước. Đây là một vấn đề lớn đặt ra cho khâu
12
quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên quốc gia trong đĩ cĩ nguồn tài nguyên cơn trùng nĩi chung và tài nguyên lồi Bướm nĩi riêng.
Trên thế giới những nghiên cứu về cơn trùng nĩi chung, bộ cánh phấn nĩi riêng rất phong phú và đi sâu nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực, từ nghiên cứu thành phần, sinh học, sinh thái đến nghiên cứu khả năng sử dụng Bướm như là chỉ thị sinh thái. Các nghiên cứu chỉ ra rằng Bướm rất nhạy cảm với mọi thay đổi về mơi trường sống, cĩ giá trị trong việc giám sát và đánh giá tác động của mơi trường đến sinh vật. Kết quả các nghiên cứu trên đã gĩp phần làm giàu kho tàng kiến thức về cơn trùng.
Ở Việt Nam nghiên cứu về bộ cánh phấn đã được thực hiện khá sớm, tập trung vào xây dựng danh lục lồi, nhiều cơng trình đi sâu nghiên cứu về thành phần, sinh học, sinh thái những lồi gây hại chủ yếu đến sản xuất. Các cơng trình nghiên cứu đầy đủ về từng lồi Bướm ở Việt Nam cịn ít, thiếu hệ thống. Nghiên cứu về Bướm chủ yếu mang tính chất định tính. Một số nghiên cứu sử dụng định lượng nhưng cũng chưa đưa ra chỉ số cụ thể một cách tin cậy và chưa xác định hết các giá trị đích thực của từng lồi.
Việc nghiên cứu Bướm ở khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng thiếu sự quan tâm của người quản lý, hàng năm cơ quan chưa cĩ chủ trương xây dựng kế hoạch, các nghiên cứu mới chỉ được tiến hành rải rác, mang tính chất tự phát.
13
CHƯƠNG II: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU