Chúng tôi tiến hành điều tra để thấy kỹ năng, kỹ xảo trong việc sử dụng trò chơi trong việc tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ 5- 6 tuổi. Từ đó rút ra được những hạn chế. Trên cơ sở đó đề ra những phương án và biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ.
2.1. Phương pháp điều tra thực trạng:
Để đạt được hiệu quả và sự sáng tạo trong tạo hình, tôi phối hợp sử dụng các biện pháp sau:
Phương pháp quan sát hoạt động tạo hình của trẻ 5- 6 tuổi trên tiết học, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời.
Phương pháp phân tích tranh vẽ của trẻ 5- 6 tuổi. Phương pháp thống kê so sánh kết quả hoạt động. Kết quả điều tra thực trạng:
2.2. Kết quả quan sát hoạt động tạo hình:
2.2.1. Trên tiết học:
Số lớp quan sát: lớp mẫu giáo lớn trường mầm non Hoa Hồng. Số trẻ: 30 cháu/ lớp A1
Quan sát tự nhiên:
Tôi đã dự giờ đồng nghiệp với số tiết là 3 về nội dung vẽ của trẻ 5- 6 tuổi: Vẽ ấm pha trà ( mẫu)
Vẽ quà tặng chú bộ đội ( đề tài ) Vẽ theo ý thích.
2.2.2. Trong hoạt động góc:
Về nội dung: trẻ thực hiện các bài tập tạo hình theo chủ đề rất hứng thú và sáng tạo.
Về phương pháp: trẻ đã có kỹ năng và hoàn thành sản phẩm.
Về hiệu quả: có vài bạn thể hiện rất tốt tranh của mình, nhưng đa số chưa có hứng thú và hoàn thành.
2.2.3. Trong hoạt động ngoài trời:
Về nội dung: trẻ tự chọn nội dung theo ý trẻ. Về hiệu quả: phương pháp ôn luyện thực hành.
Về phương pháp: đa số trẻ hứng thú và sáng tạo trogn khi hoàn thành đề tài.
2.3. Kết quả phân tích hoạt động:
Phân tích tất cả các sản phẩm hoạt động tạo hình mà trẻ đã tạo nên qua tiết học, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc và 1 số hoạt động khác của trẻ để phân tích biểu hiện khả năng sắp xếp bố cục, màu sắc, sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình.
+ Về màu sắc: trẻ biết dùng các màu nóng và lạnh để tô vào bức tranh của mình, song sự kết hợp màu cho hài hòa bức tranh còn kém. Trẻ đã sử dụng màu không bắt chước và màu bắt chước.
+ Về bố cục tranh: trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi đã biết tạo nên bố cục tranh với tư thế cân bằng qua các cách sắp xếp đối xứng và không đối xứng để tạo nên mối liên hệ chặt chẽ giữa nội dung và hình thức của bức tranh. Nhiều trẻ đã biết dùng cách sắp xếp thể hiện sự vận động, hành động và mối quan hệ giữa các sự vật và nhân vật.
+ Sự sáng tạo của trẻ là tất cả những đặc thù của quá trình phát triển khả năng tạo hình qua từng giai đoạn. Ta thấy được bản chất của sự sáng tạo trong nghệ thuật tạo hình của trẻ đúng với bản chất của sự sáng tạo trong nghệ thuật. Đó là: quan sát thực tế, ghi nhận những hình ảnh, hình tượng trong trí nhớ, phát triển và này sinh ý tưởng, xuất hiện chủ đề, ấp ủ và hoàn thiện ý tưởng, chủ đề thể hiện ý đồ thông qua ngôn ngữ tạo hình. Kết thúc quá trình sáng tạo và sự ra
đời của hình tượng nghệ thuật. Vì vậy có thể nói rằng hoạt động tạo hình của trẻ là một quá trình sáng tạo nghệ thuật ở một góc độ nào đó.