1. Kết luận:
Trong nền giáo dục mầm non, giáo dục thẩm mỹ được coi như một bộ phận vô cùng quan trọng. Ở đây, nghệ thuật nói chung và nghệ thuật tạo hình nói riêng đóng vai trò như một phương tiện để tiến hành công tác giáo dục, phát triển con người.
Nghệ thuật nói chung, đặc biệt là nghệ thuật tạo hình có liên quan chặt chẽ với trạng thái tâm hồn cũng như đặc điểm tư duy của trẻ, nó tác động trực tiếp tới hành vi, thái độ của trẻ trước con người và thế giới xung quanh.
Việc giáo dục bằng các tác phẩm và hoạt động tạo hình tạo điều kiện phát triển ở trẻ khả năng cảm nhận cái đẹp, giáo dục ở chúng tình yêu đối với cái đẹp, đồng thời hình thành và bồi dưỡng cho trẻ khả năng sáng tạo ra cái đẹp góp phần cải tạo thế giới xung quanh.
Trẻ em rất say mê, hứng thú học khi được tiếp xúc với các nguyên vật liệu và các đồ dùng để thể hiện khả năng sáng tạo của mình.
Hoạt động tạo hình là một hoạt động mang tính sáng tạo nghệ thuật, bởi vậy yêu cầu về thời gian là không cứng nhắc. Tuy nhiên, việc rút ngắn hay kéo dài thời gian so với dự định ban đầu cần hợp lý, đảm bảo chất lượng hoạt động, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ tạo hình cơ bản của giờ học.
Ở trẻ mẫu giáo, thông qua “ Học mà chơi- chơi mà học”. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình của trẻ qua các trò chơi để trẻ hứng thú khi được học bộ môn tạo hình. Chính tình cảm thẩm mĩ- đạo đức được hình thành ở trẻ trong quá trình tiếp xúc với nghệ thuật tạo hình sẽ lại là nguồn dự trữ vô cùng dồi dào cho hoạt động sáng tạo nghệ thuật nói riêng và hoạt động sáng tạo nói chung của trẻ sau này.
2. Kiến nghị:
* Kiến nghị nội bộ:
Đưa lý luận vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên. Yêu cầu giáo viên hỏi lý luận, trên cơ sở lý luận đó mới đưa vào thực tiễn và thiết kế trò chơi phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo từ các nguyên vật liệu mở. Nâng cao trình độ giáo viên để đáp ứng nhu cầu thực tế.
* Kiến nghị với trường mầm non:
+ Ban giám hiệu cần tổ chức thi thiết kế các trò chơi phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo từ các nguyên vật liệu mở. Bồi dưỡng chuyên môn hè cho giáo viên.
+ Nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi, trước hết trẻ cần được động viên, thu hút tham gia vào công tác chuẩn bị cơ sở vật chất cho giờ hoạt động tạo tâm thế, tạo cảm hứng cho trẻ trong quá trình tạo hình. Cô giáo là nhà giáo dục phải hình thành cho trẻ vốn hiểu biết, biểu tượng cảm xúc, tình cảm liên quan tới nội dung miêu tả, đồng thời vào sự chuẩn bị kỹ năng tạo hình và sự hình thành ý tưởng, sự định cho quá trình thể hiện, sáng tạo các hình tượng nghệ thuật.
+ Giáo viên mầm non phải thường xuyên trau dồi kiến thức, biết cách lựa chọn và sử dụng trò chơi để lôi cuốn trẻ vào hoạt động. Chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ. Vì vậy việc sáng tạo, nâng cao chất lượng trong hoạt động tạo hình là việc hết sức quan trọng, trong khi tổ chức các hoạt động, giáo viên là người tạo cho trẻ có hứng thú và tạo bầu không khí thoải mái khi hoạt động tạo hình.
+ Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình về việc chăm sóc giáo dục trẻ. Nhà trường phải tác động đến phụ huynh để giúp họ hiểu được tầm quan trọng, sự cần thiết tạo điều kiện cho trẻ được thường xuyên tiếp xúc với các nguyên vật liệu liên quan đến việc học tạo hình của trẻ. Được như vậy thì những hoạt động tạo hình được xem như 1 quá trình cung cấp các kinh nghiệm hoạt động nhận thức, bồi dưỡng cho trẻ các phương pháp, các phương tiện biểu cảm để dẫn dắt trẻ tới các hoạt động sáng tạo và trở thành kiến thức của trẻ.