Đặc điểm kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế Bắc Giang.” (Trang 30 - 32)

Bắc Giang được thành lập chính thức vào ngày 1 tháng 1 năm 1997 sau khi có quyết định tách tỉnh Hà Bắc thành 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh. Bắc Giang là một tỉnh thuộc khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn.

Phía Tây và Tây Bắc giáp Thành phố Hà Nội và tỉnh Thái Nguyên. Phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Thái Nguyên và Quảng Ninh. Với quốc lộ 1A chạy dọc qua địa phận tỉnh, Bắc Giang nằm cách Thủ đô Hà Nội 50km về phía Bắc, cách của khẩu Quốc tế Hữu Nghị Lạng Sơn 110km về phía Nam, cách Thành phố Hải Phòng 100km về phía Đông. Vị trí của Bắc Giang tiếp giáp với nhiều trung tâm, kinh tế , xã hội phát triển năng động, đây là tiền đề để phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh và giao lưu, thông thương với các tỉnh lân cận cũng như với nước bạn Trung Quốc.

Về mặt lãnh thổ hành chính diện tích tỉnh Bắc Giang là 3.823km2, bao gồm 9 huyện và một thành phố trong đó có đến 6 huyện miền núi và huyện Sơn Động là huyện vùng cao cũng là huyện có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Dân số tỉnh Bắc Giang tính đến năm 2010 là 1.567.557 của 20 dân tộc anh em như: Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chí, Dao, Mường, Thái, Khơ Me…. Số lượng nhiều các dân tộc làm nên sự đa dạng trong văn hóa. Cư dân chủ yếu sống bằng nghề nông, Bắc Giang cũng là tỉnh có nhiều làng nghề truyền thống như gốm Thổ Hà, bún Đa Mai, rượu Vân Hà,…

Trong những năm trở lại đây tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có nhiều sự chuyển biến tích cực, hội chung với xu hướng phát triển của cả nước. Từ một tỉnh miền núi khó khăn Bắc Giang cũng đã đặt được nhiều thành quả trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Kinh tế trên địa bàn tỉnh có sự tăng trưởng không ngừng. Trong giai đoạn 5 năm từ 2006 đến 2010 tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của toàn tỉnh là 9% cao hơn so với mức tăng trưởng kinh tế bình quân của cả nước trong giai đoạn này. Cơ cấu kinh tế trong tỉnh có sự chuyển biến theo hướng tích cực từ một tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp chủ yếu đến nay cơ cấu ngành Công nghiệp, Xây dựng và Dịch vụ đã tăng lên đáng kể. Cụ thể năm 2010 tỉ trọng ngành Nông, Lâm, Ngư nghiệp chiếm 31%, Công nghiệp và xây dựng chiếm 36%, Dịch vụ chiếm khoảng 33%. Sự ra đời và phát triển của hơn 20 khu công nghiệp lớn nhỏ trong toàn tỉnh, tiêu biểu là khu công nghiệp: Đình Trám, Quang Châu, Song Khê – Nội Hoàng, Đông Bắc TP. Bắc Giang, Dĩnh Kế,…là những minh chứng cụ thể cho sự phát triển mạnh của Công nghiệp, Dịch vụ trong tỉnh.

Theo báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội gần đây nhất năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,6%. Trong những năm trở lại đây Bắc Giang cũng là tỉnh thu hút đầu tư tương đối lớn cả đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Riêng năm 2013 toàn tỉnh thu hút 37 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng kí là 1.993 tỷ đồng, 30 dự án đầu tư nước ngoài vốn đăng kí là 146,6 triệu USD. Đây cũng là một trong những điểm thuận lợi cho phát huy tiềm năng thế mạnh của tỉnh.

Bên cạnh những thuận lợi có được vẫn còn tồn tại những khó khăn cho phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Bắc Giang như: Dân số đông với tỉ lệ dân tộc thiểu số khá lớn nguồn lao đông dồi dao song trình độ chưa cao, cùng với những khó khăn về cơ sở vật chất còn thiếu đồng bộ, …

So với mặt bằng chung cả nước Bắc Giang vẫn còn là một địa phương có điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn về kinh tế và xã hội bởi vậy công tác quản lý thuế còn gặp phải nhiều những khó khăn. Với nhịp độ phát triển kinh tế như hiện nay và sự phát triển đa dạng của các loại hình sản xuất kinh doanh sẽ càng làm cho công tác quản lý thuế trở nên phức tạp. Cục Thuế Bắc Giang cần phải cố gắng nỗ lực nhiểu để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế Bắc Giang.” (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w