Sự cần thiết phải tăng cường công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế Bắc Giang.” (Trang 27 - 30)

tăng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Khu vực kinh tế NQD là khu vực phát triển phong phú và năng động, nó có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên đây cũng

là khu vự khá phức tạp cần có sự điều chỉnh của Nhà nước thông qua các công cụ luật pháp, hành chính… trong đó thuế là công cụ đặc biệt quan trọng.

Trong các sắc thuế thuộc thuế gián thu, thuế GTGT được coi là sắc thuế tiến bộ nhất, do có nhiều ưu điểm nổi trội như: Thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, đảm bảo ổn định nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước, tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN.

Tuy nhiên ở nước ta hiện nay thuế GTGT là một sắc thuế tương đối phức tạp và có nhiều sự thay đổi. Một hệ thống thuế có cơ cấu hợp lý, rõ ràng, tính khả thi cao nhưng công tác quản lý kém sẽ không phát huy được hiệu quả. Do vậy, cần tăng cường quản lý để phát huy hiệu quả của thuế GTGT và đảm bảo nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước.

Trong những năm qua việc quản lý thuế GTGT đối với khu vực kinh tế NQD vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, tình trạng thất thu thuế GTGT từ các DN NQD vẫn đang xảy ra dẫn đến Nhà nước bị chiếm dụng vốn gây tác động xấu nền kinh tế.

Xuất phát từ đặc điểm nền kinh tế NQD là mang tính sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Hoạt động kinh tế NQD mang tính tự chủ cao, tự tìm hiểu nguồn lực, vốn, sức lao động, tự quyết định quy trình sản xuất kinh doanh đến phân phối tiêu thụ sản phẩm. Do thành phần kinh tế này rất nhạy bén, linh hoạt trong kinh doanh cho nên nó cũng bộc lộ nhiều hạn chế cho thị trường như: Kinh doanh trái phép, làm hàng giả, trốn lậu thuế nhằm thu lợi nhuận cao. Bên cạnh đó hệ thống kế toán của các DN kinh doanh thực hiện chưa triệt để, đôi khi chỉ là hình thức chống đối, có biểu hiện thiếu trung thực trong ghi chép hoá đơn và phương pháp hạch toán để trốn thuế. Mặt khác, số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh đông đảo, phát triển đa dạng nhiều ngành nghề do đó quản lý các cơ sở

kinh doanh khá phức tạp. Thêm vào đó các hộ kinh doanh thuộc khu vực kinh tế NQD có trình độ văn hoá và sự hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, ý thức chấp hành luật thuế chưa cao, luôn tìm mọi cách trốn thuế. Chính điều này gây khó khăn cho công tác quản lý thuế của cơ quan thuế và các cán bộ thuế nói riêng.

Bời vậy, việc tăng cường công tác quản lý thuế GTGT đối với khu vực kinh tế NQD là điều hết sức cần thiết và quan trọng. Vì công tác thu thuế GTGT với các DN NQD không chỉ phục vụ cho mục tiêu Ngân sách mà còn đảm bảo công bằng xã hội, thực hiện chức năng kiểm soát định hướng Nhà nước, thúc đẩy các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán, quan tâm đến chế độ hoá đơn chứng từ, tạo ra sự chuyển biến mới trong lĩnh vực quản lý tài chính góp phần thực hiện các mục tiêu và yêu cầu của luật thuế GTGT.

Chương 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH THỜI GIAN

QUA TẠI CỤC THUẾ BẮC GIANG

2.1 Đặc điểm kinh tế xã hội và thực trạng phát triển của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế Giá trị gia tăng với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Cục Thuế Bắc Giang.” (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w