Công tác quản lý nợ tại Cục Thuế Bắc Giang được tiến hành theo dõi tình hình nợ Thuế, lập danh sách các đối tượng nợ thuế và phân loại nợ thuế theo 3 nhóm: nhóm một nợ khó thu gồm nợ thuế của các DN bỏ trốn, mất tích, đang bị khởi tố, phá sản; nhóm hai nợ chờ xử lý gồm: các khoản nợ thuế chờ điều chỉnh
do sai sót, hoặc do xử lý miến giảm, hoàn thuế hay được gia hạn…; nhóm ba là các khoản nợ thuế có khả nang thu hồi gồm: tiền thuế của các DN chậm nộp so với thời hạn. Với bất kì một cơ quan thuế nào cho dù công tác quản lý thu có tốt đến đâu chăng nữa cũng không thể tránh khỏi tình trạng nợ đọng thuế GTGT. Đây chính là lý do ở tất cả các Cục Thuế đều có phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Đặc biệt trong những năm vừa qua tình hình kinh tế còn có nhiều khó khăn khiến cho các DN gặp khó khăn về vốn dẫn đến giảm sút hoạt động. Tình trạng nợ đọng tiền thuế vẫn tiếp tục xảy ra. Trong 3 năm vừa qua tình hình nợ đọng thuế của các DN NQD tại Bắc Giang như sau:
Bảng 2.7. Tình hình nợ thuế GTGT của các DN NQD tại Cục Thuế Bắc Giang.
(Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/201 1 2013/2012 Số thuế GTGT phải nộp 179.138 227.381 316.010 1,27 1,34 Số thuế GTGT thực nộp 159.943 202.109 288.863 1,26 1,43 Số thuế GTGT nợ 19.195 25.272 27.147 1,31 1.07
(Nguồn: Cục Thuế Bắc Giang) Theo kết quả thống kê trên số thuế GTGT nợ đọng ở các DN NQD qua cả 3 năm đều chiếm trên 10%.
Năm 2012 so với năm 2011 tính cả về số tương đối và số tuyệt đối số nợ thuế GTGT đều tăng lên. Cụ thể, số tuyệt đối tăng 6.077 triệu đồng, số tương
đối là do sự mở rộng của khối DN NQD thì số nợ tăng lên, trong khi đó số tương đối cũng tăng lên là do tốc độ tăng của số thuế GTGT phải nộp lớn hơn so với tốc độ tăng của số thuế GTGT các DN đã nộp.
Năm 2013 so với 2012 tuy số nợ đọng thuế tăng về mặt số tuyệt đối lên 1.875 triệu đồng nhưng về số tương đối lại giảm từ 11,1% năm 2012 xuống 8,6% năm 2013. Có sự giảm về mặt số tương đối này là do tốc độtăng của số thuế GTGT đã thực nộp là 43% lớn hơn so với tốc độ tăng của số thuế GTGT mà các DN NQD phải nộp là 34%.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng nợ đọng thuế GTGT là do tình hình kinh tế khó khăn khiến các DN không chịu chi trả tiền thuế GTGT mà chiếm dụng nguồn vốn này do chi phí thấp hơn so với việc đi vay từ ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Ngoài ra cũng có rất nhiều DN cố tình không chịu chi trả tiền thuế nhằm muốn gian lận, trốn thuế gây khó khăn cho công tác quản lý nợ thuế.
Nhiều biện pháp cưỡng chế nợ thuế GTGT được áp dụng để thu hồi nợ thuế GTGT tránh thất thu cho ngân sách Nhà nước. Các DN nợ tiền thuế chủ yếu là các DN tư nhân quy mô nhỏ và một số DN đã được cổ phần hóa từ các DN Nhà nước trước đây.Tính đến hết năm 2013 Cục Thuế Bắc Giang đã thông báo nợ thuế và tiền phạt nộp chậm hơn 1 nghìn lượt, công khai tình trạng nợ thuế, tiền phạt nộp thuế với 171 lượt DN chây ì, gửi 233 phiếu yêu cầu cung cấp thông tin tới các tổ chức tín dụng, ban hành gần 300 quyết định cưỡng chế thuế trích từ tài khoản DN, tiêu biểu có những DN nợ thuế rất lớn như:
Bảng 2.8. Một số DN tiêu biểu về nợ thuế tại Bắc Giang
(Đơn vị tính: triệu đồng)
Tên DN Số thuế nợ Nợ thuế GTGT
Công ty cổ phần Habada 50.797 22.760
Công ty cổ phần Xây lắp thủy lợi 10.328 7.498 Công ty cổ phần chế biến nông sản
Bắc Giang
1.184 848
Công ty cổ phần vật liệu xây dựng và xây lắp Ngọc Lý
1.246 793
(Nguồn: Danh sách các DN nợ tiền thuế năm 2013) Theo thông tin từ phòng quản lý nợ và cưỡng chế nợ Thuế Cục Thuế Bắc Giang số nợ thuế của các DN NQD tương đối lớn. Đặt ra nhiều khó khăn trong công tác thu nợ thuế và cưỡng chế nợ vì hầu hết các DN nợ thuế đều có tình trạng làm ăn thua lỗ, đang đứng trên bờ vực phá sản có DN đã bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh như Công ty trách nhiệm hữu han xây dựng công trình 189 còn nợ thuế hơn 340 triệu nên khả năng thu hồi được vốn là rất thấp.