Nâng cao trình độ năng lực cán bộ Thuế

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÓA ĐƠN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN (Trang 61 - 66)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.4 Nâng cao trình độ năng lực cán bộ Thuế

- Trước hết mỗi cán bộ thuế cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ, am hiểu chế độ chính sách thuế, tu dưỡng phẩm chất đạo đức, tránh tình trạng cán bộ Thuế làm nhiệm vụ gì, quản lý loại thuế nào, thì chỉ hiểu biết về chuyên môn đó, loại thuế đó. Thực tế một số cán bộ làm công tác thuế hiện nay nặng về kiểm tra, mệnh lệnh hành chính hơn là tuyên truyền hướng dẫn hoặc tuyên truyền chung không căn cứ văn bản pháp luật, dễ làm cho người tiếp thu hiểu lầm. Chính sách thuế phải thực hiện theo phương châm “mỗi cán bộ thuế là một tuyên truyền viên giỏi” góp phần đưa chính sách pháp luật thuế đến với nhân dân một cách nhanh chóng. Vì vậy, việc đào tạo Cán Bộ thuế là một trong những yếu tố mang tính quyết định cho sự thành công trong việc quản lý và thực hiện nghiêm chỉnh chính sách thuế.

- Từng cán bộ viên chức trong toàn cơ quan phải ra sức học tập, nghiên cứu đầy đủ các luật thuế, các văn bản dưới luật quy định và hướng dẫn về nghiệp vụ, thuế suất nhằm thực hiện đồng bộ có hiệu quả và đúng pháp luật, thi hành đúng các quy định của luật thuế GTGT, luật thuế TNDN của Chính Phủ và các Bộ liên quan, để tạo sự an toàn cho các đội tượng trong sản xuất kinh doanh và kê khai nộp thuế. Quán triệt quan điểm thuế là công cụ hổ trợ vừa góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, vừa tiến hành quản lý thu đủ số thuế theo quy định của pháp luật, giúp đỡ các DN tháo gỡ những khó khăn và trở ngại để ổn định và phát triển. Đây cũng chính là cốt lỗi để tạo tiền đề nuôi dưỡng, ổn định nguồn thu NSNN lâu dài.

- Từng viên chức thuế phải nắm vững chính sách chế độ để thực hiện đúng các quy trình quản lý kiểm tra, thanh tra và có trách nhiệm phản ánh kịp thời các

khó khăn, vướng mắc khi thực thi nhiệm vụ. Cán bộ thuế trực tiếp hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị sản xuất kinh doanh, phổ biến chính sách thuế, sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ đến từng diện hộ. Từng bước phát huy việc đối tượng tự kê khai, tự tính, tự nộp thuế trên cơ sở cơ quan Thuế giám sát, kiểm tra…

- Về số Cán Bộ thuế của Chi Cục Thuế Hưng Nguyên có trình độ Đại Học (chiếm 57%), Trung Cấp (chiếm 35%), Sơ cấp (chiếm 8%) so với tổng số Cán Bộ. Trước tình hình nói trên Chi Cục Thuế cần xem xét lại việc tuyển chọn nhân viên cán bộ, thực hiện giảm biên chế những cán bộ chưa có bằng Đại học, hoặc đưa đi đào tạo Đại học, nhằm hoàn thiện bộ máy sao cho có thể tận dụng được hết tiềm năng vốn có, đem lại hiệu quả tối đa trong công tác quản lý và thu thuế cho NSNN.

3.2.5 Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ các quy định về thuế cho DN

Về việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục về pháp luật thuế góp phẩn thiết thực vào công tác thu thuế của Nhà Nước. Tuy nhiên công tác tuyên truyền về thuế chưa đặt thành nhiệm vụ rõ ràng, thường xuyên trong chương trình hoạt động của cơ quan Thuế. Do đó chưa làm cho mọi người dân hiểu biết đầy đủ về phát luật thuế, nghĩa vụ của công dân đối với việc nộp thuế và giám sát việc thực hiện chính sách thuế.

- Vì thế, cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục về pháp luật thuế. Kịp thời cung cấp và giải thích đầy đủ những thông tin cần thiết đối với chính sách, chế độ thuế đến cơ quan Thuế, đoàn thể tổ chức chính trị xã hội, các DN thuộc các thành phần kinh tế và toàn xã hội. Do đó cơ quan Thuế cần chủ động phối hợp với cơ quan thông tin, tuyên truyền như xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm tăng cường công tác tuyên truyền. Giới thiệu về quan điểm, mục

đích, ý nghĩa của công tác tuyên truyền và các quy định về luật thuế mới áp dụng. Các chế độ, biện pháp hành thu thuế như : đăng ký mã số thuế, đối tượng nộp thuế, lập chúng từ hoá đơn kế toán, kiểm toán, quy trình kê khai nộp thuế.

- Qua đó các tổ chức, các cá nhân kinh doanh và mọi người hiểu rõ, đồng tình ủng hộ và tự giác chấp hành chính sách thuế. Phát hiện đấu tranh chống mọi hành vi trốn thuế, lậu thuế, cán bộ có biểu hiện tiêu cực về thuế. Đồng thời biểu dương những người tốt, việc tốt. Phê phán những trường hợp sai trái, sách nhiễu, tiêu cực trong việc thi hành pháp luật thuế.

KẾT LUẬN



Thời điểm này, cơ chế quản lý và sử dụng hoá đơn đang được sửa đổi bổ sung, cải cách theo hướng tăng cường trách nhiệm cho các DN tự in, tự quản lý và tự sử dụng. Song không có nghĩa là ngành Thuế đã hết trách nhiệm, mà càng đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa vai trò quản lý, xét duyệt mẫu mã, kiểm tra số lượng hoá đơn mà DN đã in và cho phép lưu hành, kiểm tra việc bán hàng phải xuất hoá đơn, đảm bảo thiết lập một môi trường quản lý trong sạch, hiệu quả.

Công tác quản lý sử dụng hóa đơn đã và đang hướng tới những mục tiêu chung mà ngành Thuế đặt ra. Tuy nhiên, tình hình kinh tế xã hội có những biến động bất ngờ và khó dự đoán, vì thế công tác quản lý sử dụng hóa đơn cần phải được quan tâm hơn nữa. Thực tế cho thấy trong giai đoạn vừa qua

công tác quản lý sử dụng hóa đơn đối với các DN tại Chi cục Thuế Hưng Nguyên mặc dù đạt được những kết quả tương đối tốt như nâng cao được ý thức tuân thủ của các đối tượng, hạn chế thất thoát trong việc sử dụng hóa đơn nhưng vẫn có những hạn chế cần phải khắc phục nếu muốn đạt hiệu quả cao hơn.

Quá trình thực tập tại Chi cục Thuế Hưng Nguyên, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ thuế tại Chi cục Thuế. Em đã hiểu thêm về nội dung, quy trình, các bước triển khai thực hiện; những khó khăn, vướng mắc trong quá trình quản lý sử dụng hóa đơn cũng như các giải pháp đã được áp dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Do kiến thức chuyên môn và khả năng lý luận của bản thân còn hạn chế, thời gian thực tập tương đối ngắn, đề tài đòi hỏi phải có kiến thức thực tế rộng nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn, góp ý của thầy cô giáo và những ai quan tâm đến đề tài này.

Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Đình Chiến, cùng toàn thể cô chú, anh chị phòng Tài Vụ - Ấn Chỉ - Chi cục Thuế Hưng Nguyên đã chỉ bảo, hướng dẫn tận tình và có nhiều ý kiến đánh giá quý báu giúp em có thể hoàn thành luận văn này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hưng Nguyên . Ngày 20 tháng 04 năm 2014 Sinh viên

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2002 quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn.

2. Thông tư 120/2002/TT-BTC ngày 07/11/2002 của Chính Phủ hướng dẫn nghị định 89 về việc in, phát hành, sử dụng và quản lý hóa đơn

3. Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.

4. Thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28/10/2010 hướng dẫn Nghị định 51 được áp dụng từ ngày 1/1/2011

5. Thông tư 64/2013/TT-BTC ngày 15/05/2013 hướng dấn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ.

6. Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 quy định về khung xử phạt mới về vi phạm quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn.

7. Nghị định 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

8. Báo điện Vietnamnet www.vietnamnet.vn

9. Website Bộ tài chính www.mof.gov.vn

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÓA ĐƠN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w