5. Kết cấu của luận văn
3.1.2 Phương hướng
Để công tác quản lý sử dụng hóa đơn được hiệu quả, cần đề ra những phương hướng trong quá trình quản lý hóa đơn như:
- Tăng cường sử dụng HĐĐT (hóa đơn điện tử) trong cơ quan Thuế và
DN: Bởi thanh toán bằng hóa đơn điện tử mang lại nhiều lợi ích như: tiết
kiệm được thời gian, chi phí in, vận chuyển, bảo quản, lưu kho; giảm rủi ro thất lạc hóa đơn trong quá trình giao dịch mua, bán hàng hóa. Không những thế, việc sử dụng HĐĐT còn giúp DN chủ động trong các công việc khởi tạo và phát hành hóa đơn. Và sau hai năm nghiên cứu, triển khai về lĩnh vực này, Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) chính thức ra mắt sản phẩm dịch vụ hóa đơn điện tử - VNPT -Einvoice.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ máy tính trong công tác quản lý hóa đơn, hạch toán kế toán, kết nối mạng với cơ quan Thuế, quy định nguyên tắc khai thác dữ liệu của các tổ chức, cá nhân đối với các cơ quan Thuế.
- Tiến hành phân loại tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn để có biện pháp quản lý thích hợp, theo hướng: giảm bớt thủ tục về mua và quản lý hoá đơn đối với
các tổ chức, cá nhân chấp hành tốt. Các tổ chức, cá nhân vi phạm, tổ chức, cá nhân mới thành lập thì thủ tục mua hoá đơn và biện pháp quản lý cần phải chặt chẽ hơn.
- Tăng cường đối thoại với tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn.
- Cần phải đối thoại với tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn tại Chi cục Thuế 01 tháng 1 lần để có sự phản ánh, góp ý trực tiếp của DN.
- Tăng cường kiểm tra, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp để quản lý hoá đơn, quản lý thuế, chống thất thu cho NSNN, đảm bảo công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho NSNN. Tăng cường kiểm tra khu vực hành chính, sự nghiệp thụ hưởng NSNN để ngăn chặn, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm về sử dụng hoá đơn trong thanh toán, quyết toán tài chính. 3.1.4 Mục tiêu
Đổi mới, nâng cao hiệu quả quản lý hóa đơn trước hết là để đảm bảo chống thất thu thuế, huy động đầy đủ các nguồn thu vào ngân sách nhà nước, đảm bảo nhu cầu chi tiêu thường xuyên của Nhà nước và dành một phần cho tích luỹ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Mục tiêu của công tác quản lý sử dụng hóa đơn đó là:
- Nâng cao hiệu quả chính sách thuế của Nhà nước, đảm bảo chính sách Thuế phải là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, động viên được các nguồn lực, thúc đẩy phát triển nhanh sản xuất; khuyến khích xuất khẩu, đầu tư, đổi mới công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân.
- Quản lý hóa đơn nhằm đảm bảo sự minh bạch trong sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, bảo đảm lợi ích quốc gia. Quản lý hóa đơn tốt để tạo môi trường pháp lý bình đẳng, công bằng, thống nhất không phân biệt giữa các thành phần kinh tế cũng như giữa các DN trong nước và DN có vốn đầu tư nước ngoài.
- Đổi mới công tác quản lý để nhanh chóng hiện đại hoá và nâng cao năng lực của bộ máy quản lý; khắc phục các hiện tượng tiêu cực, yếu kém làm cho bộ máy quản lý trong sạch, vững mạnh.
3.1 CÁC GIẢI PHÁP CHUNG
3.1.1 Hoàn thiện các chính sách liên quan đến công tác quản lý sử dụng hóa đơn dụng hóa đơn
Những bất cập, sai phạm trong lĩnh vực hóa đơn phát sinh từ thực tiễn thời gian qua được xác định là do các quy định của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính Phủ về lĩnh vực hóa đơn bán hàng hóa cung ứng dịch vụ chưa theo kịp, chưa phải là một chế tài đủ mạnh để xử lý, ngăn ngừa sai phạm. Việc ra đời Nghị định 109/2013/NĐ-CP được kỳ vọng là sẽ giải quyết những tồn tại bằng việc thay thế toàn bộ các chế tài đã lạc hậu. Các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực quản lý hóa đơn được quy định tại Chương V của Nghị định 109/2013/ NĐ-CP. Cụ thể:
Đối với hành vi vi phạm hành chính về in hóa đơn: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về tự in hóa đơn và khởi tạo hóa đơn điện tử; hành vi vi phạm quy định về in hóa đơn đặt in có các khung phạt tiền mức thấp nhất là 2 triệu đồng, mức cao nhất là 50 triệu đồng. Tùy theo mức độ vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ quyền tự in hóa đơn, quyền khởi tạo hóa đơn điện tử; hoặc đình chỉ in hóa đơn từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Đồng thời, bắt buộc tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải hủy các hóa đơn được in, được khởi tạo không đúng quy định; buộc phải hủy các hóa đơn cho, bán của khách hàng đặt in này cho khách hàng khác, hoặc hóa đơn giả.
Đối với hành vi vi phạm hành chính về đặt in, mua hóa đơn: Có khung phạt tiền với mức phạt tiền thấp nhất là 2 triệu đồng, mức cao nhất là 50 triệu đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả là phải thực hiện hủy các hóa đơn đặt in không đúng quy định; hóa đơn được mua đã hết hạn sử dụng; hóa đơn đã mua và chưa lập.
Đối với hành vi vi phạm quy định về phát hành; sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ; sử dụng hóa đơn của người mua có khung phạt tiền với mức phạt tiền thấp nhất là 200 nghìn đồng, mức cao nhất là 50 triệu đồng; Biện pháp khắc phục hậu quả là phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định; hủy hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng.
Đối với hành vi vi phạm quy định về lập, gửi thông báo và báo cáo (trừ thông báo phát hành hóa đơn) cho cơ quan thuế có mức phạt tiền thấp nhất là 200 nghìn đồng, mức cao nhất là 8 triệu đồng.
Đặc biệt, khi phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về hóa đơn nêu trên, mức phạt cụ thể đối với một hành vi không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu cộng mức tối đa. Trường hợp có một tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì áp dụng mức trung bình tăng thêm hoặc mức trung bình giảm bớt.
Ngoài ra, Nghị định 109/2013/NĐ-CP cũng quy định rõ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa đơn, đây là điểm khá mới đối với người thi hành công vụ, thể hiện sự khách quan, minh bạch. Theo đó, công chức thuế đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 500 nghìn đồng; Đội trưởng đội thuế có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến
2,5 triệu đồng; Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 25 triệu đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên.
3.1.2 Giải pháp trong công tác in ấn, phát hành
Giải pháp lâu dài và quan trọng nhất để nâng cao hiệu quả quản lý in ấn, phát hành hóa đơn là giải pháp tin học hóa hệ thống quản lý, đặc biệt trong khâu cấp mã số Thuế, mã số hóa đơn, quản lý dải series hóa đơn đăng ký và series hóa đơn được phép in ấn… Nên khuyến khích DN tự in hóa đơn và sử dụng hệ thống tin học để quản lý công tác in ấn hóa đơn, báo cáo DN nộp cho cơ quan quản lý cần được khuyến khích dưới dạng dữ liệu để tiện cho việc xử lý và lưu trữ.
Giải pháp trước mắt là kiểm tra giám sát chặt chẽ hơn nữa công tác in ấn tại các nhà in. Việc quản lý giám sát in ấn nên tập trung vào công tác quản lý các bản in và tem chống làm giả. Với các hành vi in hóa đơn giả cần phải tăng thêm khung hình phạt, đặc biệt là những quy định về xử lý hình sự đối với những đối tượng đặt in và nhận in hóa đơn giả. Về mặt kỹ thuật, cần cải tiến và đưa thêm một số kỹ thuật chống làm giả hóa đơn, ví dụ cải tiến tem chống giả, thêm lôgô chìm vào các mẫu hóa đơn, thêm các số mã hóa bảo mật để có thể kiếm tra tính hợp lệ của serie hóa đơn…
Đối với công tác phát hành hóa đơn, Tổng cục Thuế nên tập trung chủ yếu vào giám sát việc bán hóa đơn in sẵn tại các chi cục Thuế. Cần đơn giản hóa thủ tục mua hóa đơn cho các đơn vị có nhu cầu, giảm bớt tính phiền hà, quan liêu để tạo điều kiện tốt choDN. Đối với các DN phát hành hóa đơn tự in do ít xảy ra sai phạm nên cần được đơn giản hóa thủ tục để khuyến khích các DN sử dụng loại hình hóa đơn này.
Đối với hình thức hóa đơn mới là hóa đơn điện tử cần có văn bản quy phạm pháp luật cụ thể để dễ dàng trong quản lý, ngoài ra cũng cần nghiên cứu
thêm để đề ra các biện pháp kỹ thuật cần thiết.
3.1.3 Giải pháp trong sử dụng
Giải pháp quan trọng nhất để tăng hiệu quả sử dụng hóa đơn là hiện đại hóa công tác sử dụng hóa đơn tại những đơn vị trực tiếp sử dụng hóa đơn.
Tổng cục Thuế nên yêu cầu các DN phải có hệ thống quản lý hóa đơn trên máy tính, hạn chế việc quản lý thủ công. Các báo cáo, dữ liệu về sử dụng hóa đơn của DN khi nộp cho cơ quan Thuế cũng nên khuyến khích để dưới dạng dữ liệu.
Một giải pháp nữa cần được nhắc đến để nâng cao hiệu quả sử dụng hóa đơn là cần có biện pháp cả bắt buộc lẫn khuyến khích người mua và người bán sử dụng hóa đơn. Đối với người mua cần tăng cường chế tài xử phạt với những vi phạm trong việc xuất hóa đơn, đồng thời cũng cần khen thưởng những đơn vị nghiêm túc chấp hành pháp luật về quản lý sử dụng hóa đơn, hình thức khen thưởng có thể là miễn, giảm thuế cho các đơn vị này. Đối với người mua hàng hóa, dịch vụ… cần tăng cường tuyên truyền lợi ích của việc giữ hóa đơn, ngoài ra có thể tổ chức rút thăm trúng thưởng theo mã số hóa đơn. Nếu người mua hàng hóa là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì cần hóa đơn khi xét VAT được khấu trừ. Một điểm quan trọng nữa là cần bỏ quy định đối với các trường hợp không cần xuất hóa đơn mà nên quy định cần phải xuất hóa đơn trong tất cả các hoạt động mua bán hàng hóa.
Ngoài các giải pháp trên các cơ quan Thuế địa phương cần tiến hành phân loại tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn để có biện pháp quản lý thích hợp theo hướng: giảm bớt thủ tục về mua và quản lý hoá đơn đối với các Tổ chức, cá nhân chấp hành tốt. Các Tổ chức, cá nhân vi phạm, Tổ chức, cá nhân mới thành lập thì thủ tục mua hoá đơn và biện pháp quản lý cần phải chặt chẽ hơn. Tăng cường đối thoại với Tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn. Quy định việc
đối thoại với Tổ chức, cá nhân sử dụng hoá đơn tại Chi cục Thuế ít nhất 1 tháng 1 lần để có sự phản ánh, góp ý trực tiếp của doanh nghiệp. Cục Thuế tỉnh, thành phố tổ chức đối thoại với doanh nghiệp sử dụng hoá đơn ít nhất 1 quý 1 lần.
3.1.4 Giải pháp trong công tác quản lý, thanh tra và kiểm tra của cơ quan Thuế Thuế
Công tác quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra của cơ quan Thuế có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng hóa đơn. Hiện nay vấn đề hiện đại hóa công tác này đang được đặt ra hết sức cần thiết. Mặc dù ý thức được việc kiểm tra chéo hóa đơn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý nhưng hiện nay cơ quan Thuế đang gặp rất nhiều khó khăn. Với số lượng hóa đơn sử dụng ngày càng lớn, sự liên kết giữa các cơ quan Thuế địa phương chưa tốt cùng với hạn chế về năng lực của hệ thống quản lý làm cho công tác giám sát và phát hiện sai phạm về hóa đơn chưa đạt được hiệu quả cao. Để tăng cường kiểm tra chéo hóa đơn cần bắt đầu xây dựng một hệ thống quản lý hóa đơn hiện đại và đồng bộ ngay từ khâu in ấn và phát hành hóa đơn. Dữ liệu về hóa đơn cần được tập trung về một cơ quan duy nhất là Tổng cục Thuế, tránh để hiện tượng lưu trũ dữ liệu rải rác như hiện nay. Ở các đơn vị in ấn, đơn vị sử dụng và các cơ quan Thuế cấp dưới cần có các hệ thống nhập dữ liệu quản lý hóa đơn; dữ liệu này sau khi được nhập cần gửi về hệ thống máy chủ của Tổng cục Thuế để tiến hành phân loại, xử lý và lưu trữ. Các cơ quan Thuế địa phương cũng cần tăng cường hợp tác với nhau và hợp tác với các cơ quan chức năng liên quan để tăng cường hiệu quả trong công tác quản lý, thanh tra và kiểm tra.
3.2 CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ
3.2.1 Một số giải pháp chủ yếu trong việc giám sát, kiểm tra, xác minh hóa đơn hóa đơn
Nhiệm vụ chính thuộc về Đội Tài Vụ- Ấn Chỉ. Song cũng cần đến sự hỗ trợ của các Đội khác trong Chi cục. Cụ thể:
* Đội tuyên truyền hỗ trợ & pháp chế: Thực hiện nhận các hồ sơ khai thuế qua " Một cửa" trong quá trình quét mã vạch nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường thì lưu các hồ sơ có dấu hiệu nghi ngờ sang một cặp hồ sơ riêng, thực hiện chuyển hồ sơ ngày trong ngày cho Đội TH-DT-KTT&TH để kiểm tra sơ bộ và rà soát lập bộ.
*Đội TH-DT-KTT&TH : Hàng ngày nhận hồ sơ khai thuế từ Đội tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, thực hiện kiểm tra sơ bộ toàn bộ hồ sơ trước khi rà soát lập bộ. Phân loại những hồ sơ có dấu hiệu nghi ngờ gừi cho Đội kiểm tra QLN & CCNT chậm nhất ngày hôm sau ( số còn lại chuyển chậm nhất sau đó 01 ngày). Nắm thông tin đăng ký thuế, photo hồ sơ đầu của các DN như: Giấy phép kinh doanh, biên bản làm việc... cho Đội Kiểm tra QLN&CCNT khi có yêu cầu.
* Đội kiểm tra QLN &CCNT.
- Thực hiện phân tích giám sát chặt chẽ tất cả các hồ sơ của DN, kết hợp các thông tin các Đội thuế khác cung cấp để phân loại hồ sơ, tiến hành giám sát phân tích kỹ các hồ sơ có dấu hiệu rủi ro cao. Phối hợp chính quyền địa phương kiểm tra tình trạng tồn tại và hoạt động kinh doanh tại trụ sở đã đăng ký với cơ quan thuế của các đơn vị nghi ngờ.
- Lập phiếu đề nghị xác minh tất cả các hóa đơn đầu vào có giá trị mua vào từ 10 triệu đồng trở lên. Đặc biệt xác minh hóa đơn đối với các đơn vị có dấu hiệu cần gửi bằng thư " đảm bảo" và gọi điện trực tiếp đến cơ quan Thuế quản lý đơn vị đã phát hành hóa đơn đề nghị xác minh để phối hợp cung cấp số liệu nhanh nhất, ngoài việc đề nghị xác minh tiền thuế thì xác minh cả mặt hàng ghi trên hóa đơn.
+ Trường hợp hóa đơn khớp đúng cả tiền thuế và hàng hóa, nhưng các