Hoàn thiện các chính sách liên quan đến công tác quản lý sử

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÓA ĐƠN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN (Trang 52 - 54)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1Hoàn thiện các chính sách liên quan đến công tác quản lý sử

dụng hóa đơn

Những bất cập, sai phạm trong lĩnh vực hóa đơn phát sinh từ thực tiễn thời gian qua được xác định là do các quy định của Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính Phủ về lĩnh vực hóa đơn bán hàng hóa cung ứng dịch vụ chưa theo kịp, chưa phải là một chế tài đủ mạnh để xử lý, ngăn ngừa sai phạm. Việc ra đời Nghị định 109/2013/NĐ-CP được kỳ vọng là sẽ giải quyết những tồn tại bằng việc thay thế toàn bộ các chế tài đã lạc hậu. Các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực quản lý hóa đơn được quy định tại Chương V của Nghị định 109/2013/ NĐ-CP. Cụ thể:

Đối với hành vi vi phạm hành chính về in hóa đơn: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định về tự in hóa đơn và khởi tạo hóa đơn điện tử; hành vi vi phạm quy định về in hóa đơn đặt in có các khung phạt tiền mức thấp nhất là 2 triệu đồng, mức cao nhất là 50 triệu đồng. Tùy theo mức độ vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đình chỉ quyền tự in hóa đơn, quyền khởi tạo hóa đơn điện tử; hoặc đình chỉ in hóa đơn từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. Đồng thời, bắt buộc tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải hủy các hóa đơn được in, được khởi tạo không đúng quy định; buộc phải hủy các hóa đơn cho, bán của khách hàng đặt in này cho khách hàng khác, hoặc hóa đơn giả.

Đối với hành vi vi phạm hành chính về đặt in, mua hóa đơn: Có khung phạt tiền với mức phạt tiền thấp nhất là 2 triệu đồng, mức cao nhất là 50 triệu đồng. Biện pháp khắc phục hậu quả là phải thực hiện hủy các hóa đơn đặt in không đúng quy định; hóa đơn được mua đã hết hạn sử dụng; hóa đơn đã mua và chưa lập.

Đối với hành vi vi phạm quy định về phát hành; sử dụng hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ; sử dụng hóa đơn của người mua có khung phạt tiền với mức phạt tiền thấp nhất là 200 nghìn đồng, mức cao nhất là 50 triệu đồng; Biện pháp khắc phục hậu quả là phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn theo quy định; hủy hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập, không còn giá trị sử dụng.

Đối với hành vi vi phạm quy định về lập, gửi thông báo và báo cáo (trừ thông báo phát hành hóa đơn) cho cơ quan thuế có mức phạt tiền thấp nhất là 200 nghìn đồng, mức cao nhất là 8 triệu đồng.

Đặc biệt, khi phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định về hóa đơn nêu trên, mức phạt cụ thể đối với một hành vi không có tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó. Mức trung bình của khung tiền phạt được xác định bằng cách chia đôi tổng số của mức tối thiểu cộng mức tối đa. Trường hợp có một tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì áp dụng mức trung bình tăng thêm hoặc mức trung bình giảm bớt.

Ngoài ra, Nghị định 109/2013/NĐ-CP cũng quy định rõ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý hóa đơn, đây là điểm khá mới đối với người thi hành công vụ, thể hiện sự khách quan, minh bạch. Theo đó, công chức thuế đang thi hành công vụ có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 500 nghìn đồng; Đội trưởng đội thuế có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến

2,5 triệu đồng; Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 25 triệu đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HÓA ĐƠN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN (Trang 52 - 54)