Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng.
Căn cứ vào khoản 01 Điều 02 của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng (Ban hành theo Quyết định 493/2005/QĐ–NHNN ngày 22/4/2205 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước) thì “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.
Rủi ro tín dụng còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả hay rủi ro sai hẹn. Rủi ro tín dụng có thể hiểu theo nghĩa xác suất, là khả năng xảy ra, do đó có thể xảy ra hoặc không xảy ra tổn thất. Điều này có nghĩa là một khoản vay dù chưa quá hạn những vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổn thất. Một ngân hàng mặc dù có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhưng nguy cơ rủi ro tín dụng cao nếu tập trung đầu tư vào một nhóm khách hàng hay một loại ngành nghề. Cách hiểu này giúp cho các ngân hàng chủ động trong phòng ngừa, trích lập dự phòng, đảm bảo bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra.
GVHD: Ths.Trần Đức Tuấn SVTH:Hoàng Tuấn Phương Trang 12
Cấp tín dụng là chức năng kinh tế cơ bản của ngân hàng. Rủi ro trong ngân hàng có xu hướng tập trung chủ yếu vào danh mục tín dụng. Đây là rủi ro lớn nhất và thường xuyên xảy ra. Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính khó khăn nghiêm trọng, thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động tín dụng của ngân hàng.
1.2.2. Bản chất của rủi ro tín dụng
RRTD gắn liền với hoạt động quan trọng nhất, có quy mô lớn nhất của NHTM, khi quyết định thực hiện một khoản tài trợ ngân hàng phải xem xét, phân tích nhằm đảm bảo độ an toàn cao nhất cho khoản vay. Tuy nhiên khả năng hoàn trả tiền vay của khách hàng chịu sự tác động của nhiều yếu tố, có những yếu tố bất ngờ không thể dự đoán trước được chính xác. Mặt khác, việc phân tích tín dụng còn phụ thuộc vào khả năng hay các yếu tố chủ quan quan của cán bộ khách hàng. Vì vậy, có thể nói rằng RRTD là không thể tránh khỏi và tồn tại khách quan gắn liền với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, nó chỉ có thể đề phòng, hạn chế chứ không thể loại trừ. RRTD chính là khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi ngân hàng cấp tín dụng.
1.2.3. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
Nguyên nhân từ khách hàng vay vốn
– Đối với khách hàng cá nhân: một số nguyên nhân có thể làm cho khách hàng vay vốn không thể trả nợ đầy đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng: thu nhập không ổn định, bị thất nghiệp, tai nạn lao động, thiên tai, hỏa hoạn, sử dụng vốn vay sai mục đích…
– Đối với khách hàng là doanh nghiệp: Rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện ở mức độ biến động ít hay nhiều theo chiều hướng xấu của kết quả kinh doanh. Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ xảy ra nếu việc xây dựng và triển khai các phương án, dự án đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không khoa học, việc dự toán chi phí và xác định mức sản lượng không phù hợp. Các thiệt hại doanh nghiệp phải gánh chịu do sự biến động của thị trường trường cung cấp và thị trường tiêu thụ… Bên cạnh đó vấn đề tài chính của các doanh nghiệp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro do mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp, sử dụng không hợp lý nguồn vốn vay, dùng nguồn vốn trung dài hạn phục vụ cho các nhu cầu đầu tư vốn lưu động dẫn đến mất cân đối tài chính, mất khả năng chi trả. Đây là loại rủi ro thường gặp ở một số doanh nghiệp trong thời gian qua.
Đối với các nguyên nhân này ngân hàng có thể xác định được và hạn chế được trong khâu tìm hiểu, nắm bắt thông tin về khách hàng, mục đích sử dụng
GVHD: Ths.Trần Đức Tuấn SVTH:Hoàng Tuấn Phương Trang 13
vốn trước khi tiến hành giải ngân, giám sát quá trình sử dụng vốn và thường xuyên đánh giá lại khả năng trả nợ của khách hàng.
Chính sách vĩ mô của Nhà nước
Kinh doanh tiền tệ là ngành kinh doanh có ảnh hưởng rất nhiều đến sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, do đó hoạt động ngân hàng cũng chịu sự điều tiết về pháp lý của Nhà nước trong đó hoạt động tín dụng của ngân hàng là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp. Khi hành lang pháp lý chưa an toàn, môi trường kinh doanh kém lành mạnh và những chính sách thay đổi, thường thiếu đồng bộ sẽ gây những ảnh hưởng, hệ lụy nặng nề cho hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
Trong những năm gần đây, Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan đã ban hành nhiều Luật liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng. Tuy nhiên, Luật và các Văn bản đã có song việc triển khai vào hoạt động ngân hàng vẫn còn chậm và còn gặp phải nhiều vướng mắc bất cập.
Nguyên nhân từ môi trường
– Trong hoạt động kinh doanh thì những tai họa rủi ro do thiên tai xảy ra là một trong những nguyên nhân gây ra những tổn thất to lớn.
– Trong quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập kinh tế quốc tế cũng đem đến nhiều rủi ro tất yếu. Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, khiến nhiều khách hàng của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bản thân sự cạnh tranh giữa các ngân hàng cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút.
– Vấn đề lạm phát ngày càng tăng cũng có thể dẫn đến rủi ro tín dụng, bởi vì trong giai đoạn lạm phát xảy ra người gửi tiền có tâm lý lo sợ nên rút tiền ra khỏi ngân hàng, còn người đi vay thì gia tăng nhu cầu xin vay và kéo dài theo thời gian vay vốn làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng.
Nguyên nhân liên quan đến việc bảo đảm tín dụng
– Đối với đảm bảo đối vật: Do đánh giá tài sản thế chấp không chính xác, bị mất giá khi tài sản thế chấp hoặc tài sản không được lưu chuyển…
– Đối với đảm bảo đối nhân: Gặp rủi ro khi người bảo lãnh không có khả năng thực hiện cam kết của mình hoặc bị chết, bị sự cố về chính trị hình sự…
GVHD: Ths.Trần Đức Tuấn SVTH:Hoàng Tuấn Phương Trang 14
Nguyên nhân do chính bản thân ngân hàng
– Do sự yếu kém trong công tác điều hành quản trị. Nhiều nhà quản trị chưa đủ các điều kiện để điều hành ngân hàng, không nắm bắt kịp thời các thông tin thay đổi, chưa am hiểu pháp luật, bố trí nhân sự không phù hợp. Thực trạng hiện nay trong quy trình tín dụng của các ngân hàng thì quyền lực tập trung vào giám đốc trong việc đưa ra các quyết định dẫn đến sự thiếu minh bạch, rõ ràng, trách nhiệm của những bên dưới thường không rõ ràng dẫn đến những quyết định còn mang đậm tính cá nhân, dễ gây ra rủi ro tín dụng.
– Do ngân hàng chạy theo lợi nhuận, đặt mong ước về lợi nhuận cao hơn các khoản vay lành mạnh, vi phạm các nguyên tắc cho vay, cho vay vượt tỷ lệ an toàn, thiếu tài sản thế chấp, cầm cố, cho vay khống…. Hiện nay quy trình cho vay tương đối đầy đủ và đảm bảo an toàn vốn vay. Quy trình cho vay phải tuân thủ theo nguyên tắc:
Vốn vay phải đảm bào bằng giá trị vật tư, hàng hóa tương đương. Cho vay phải hoàn trả vốn, trả lãi đúng hạn và sử dụng vốn vay đúng mục đích.
Cho vay phải tuân thủ các điều kiện, lập hồ sơ cho vay, có tài sản đảm bảo. Đối với trường hợp cho vay tín chấp phải căn cứ trên hợp đồng lao động…
Phải tuân thủ chặt chẽ các bước kiểm tra, kiểm soát trong suốt quá trình cho vay.
Tuy nhiên khi thực hiện cho vay vì nhiều lý do khác nhau mà cán bộ tín dụng đã bỏ qua các quy trình nghiệp vụ, việc kiểm tra, kiểm soát trong nội bộ ngân hàng còn bộc lộ nhiều hạn chế từ việc thẩm định cho vay đến việc bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh mở L/C…
Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều vào công đoạn thẩm định trước khi tiến hành cho vay, giải ngân đến khách hàng mà nới lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốn của ngân hàng. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm vụ quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và ngân hàng nói chung để đảm bảo các khoản vay được hoàn trả. Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác này chưa được các ngân hàng thực hiện tốt. Điều này do một phần yếu tố tâm lý ngại phiền hà cho khách hàng của cán bộ ngân hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh của ngân hàng quá lạc hậu, không được cung cấp kịp thời, đầy đủ các thông tin mà NHTM yêu cầu.
– Phân tích đánh giá sai, cán bộ ngân hàng vi phạm đạo đức kinh doanh. Cán bộ tín dụng hoặc lãnh đạo ngân hàng cấu kết với khách hàng, xảy ra tiêu cực
GVHD: Ths.Trần Đức Tuấn SVTH:Hoàng Tuấn Phương Trang 15
trong cho vay thì nguy cơ xảy ra rủi ro đối với món vay đó là rất cao. Bên cạnh những cán bộ có trình độ năng lực yếu kém, không đủ sức thẩm định độ tin cậy của dự án, còn có một bộ phận cán bộ ngân hàng có xu hướng thái hóa, biến chất. Mặc dù luật pháp, quy chế nghiệp vụ và những ràng buộc khác có chặt chẽ đến đâu thì họ vẫn tìm cách vi phạm và rủi ro xảy ra.
Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố quan trong để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Cán bộ tín dụng yếu kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bộ trí công tác tín dụng.
1.2.4. Thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra
Đối với ngân hàng
Rủi ro tín dụng sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng như: thiếu tính thanh khoản, lợi nhuận ngày càng giảm dẫn đến lỗ và mất khả năng thanh toán.
Đối với xã hội
Hoạt động của ngân hàng có liên quan đến hoạt động của toàn bộ nên kinh tế. Vì vậy, khi rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm phá sản một ngân hàng dẫn đến sự sụp đổ của cả hệ thống ngân hàng do hiệu ứng đô-mi-nô và tác động xấu đến nền kinh tế, rủi ro tín dụng là vấn đề phải quan tâm. Do đó trong hoạt động của các NHTM, Ngân hàng Nhà nước cần phải được kiểm tra, thanh tra, đánh giá một cách kịp thời và sẵn sàng xử lý khi có các biến cố xảy ra.
1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng
Tổng dư nợ/nguồn vốn huy động (Dư nợ cho vay/tiền gửi)
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn huy động của ngân hàng. Nó giúp so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động được. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt, bởi vì nếu chỉ tiêu này quá lớn thì cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy ngân hàng đã sử dụng vốn huy động ngày càng không có hiệu quả. Tổng dư nợ Vốn huy động = Tổng dư nợ Nguồn vốn huy động x 100%
GVHD: Ths.Trần Đức Tuấn SVTH:Hoàng Tuấn Phương Trang 16
Vòng quay vốn tín dụng
Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Tỉ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng càng cao.
Hệ số thu nợ (%)
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu nợ của Ngân hàng hay khả năng trả nợ vay của khách hàng, cho biết số tiền mà Ngân hàng thu được trong một thời kỳ kinh doanh nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Hệ số thu nợ càng lớn thì càng được đánh giá tốt, cho thấy công tác thu hồi vốn của Ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng
Chỉ tiêu này đánh giá tốc độ tăng trưởng tín dụng, chỉ tiêu này cao tức tốc độ tăng trưởng tín dụng lớn. Nếu không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ, hợp lý sẽ dễ dàng dẫn đến rủi ro tín dụng cao. Theo thông lệ quốc tế thì ở các nước đang phát triển chỉ tiêu này hợp lý ở mức từ 10%-20%.
Hệ số rủi ro tín dụng
Chỉ số này dùng để đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng cho Ngân hàng. Những Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân hàng đó cao và ngược lại
Nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Chỉ tiêu này cho thấy tình hình nợ quá hạn tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu
Vòng quay vốn tín dụng =
Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân
Hệ số thu nợ =
Doanh số thu nợ Tổng doanh số cho vay
Tốc độ tăng trưởng tín dụng =
Dư nợ cuối kỳ - Dư nợ đầu kỳ
Dư nợ đầu kỳ x 100% Hệ số rủi ro tín dụng = Tổng nợ xấu Tổng dư nợ x 100% Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = Nợ quá hạn Tổng dư nợ x 100%
GVHD: Ths.Trần Đức Tuấn SVTH:Hoàng Tuấn Phương Trang 17
hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.
Nợ quá xấu trên tổng dư nợ
Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ nhóm 3, 4, 5. Chỉ tiêu này dùng để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.
1.2.6. Biện pháp xử lý rủi ro tín dụng
Nguyên tắc của Basel về quản trị rủi ro tín dụng
Hội đồng giám sát hoạt động ngân hàng Basel là một Ủy ban bao gồm các chuyên gia giám sát hoạt động ngân hàng nhằm bảo đảm những nguyên tắc giám sát và yêu cầu vốn của các ngân hàng quốc tế nhằm chống đỡ rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Được thành lập từ năm 1975, Ủy ban Basel ban đầu bao gồm thành viên là Thống đốc Ngân hàng Trung Ương của các nước G10 (Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Ý, Nhật, Hà Lan, Thụy Điển, Bỉ và Canada) nhưng sau đó được khuyến khích áp dụng trên toàn thế giới, đặc biệt trong việc kiểm soát hoạt động ngân hàng quốc tế.
Từ chổ là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế về thanh tra và giám sát ngân hàng, Ủy ban Basel ngày nay đã trở thành cơ quan xây dựng và phát triển các chuẩn mực ngân hàng được quốc tế công nhận, Ủy ban Basel đã ban hành các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo tính hiệu quả và