Tình hình dư nợ theo nhóm ngành kinh tế tại BIDV– Kiên Giang

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng theo nhóm ngành kinh tế tại bidv kiên giang (Trang 51 - 81)

giai đoạn 2009 – 2011

Doanh số cho vay phản ánh quy mô của hoạt động hoạt động tín dụng, doanh số thu nợ phản ánh được tình hình quản lý vốn, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, tính chính xác khi thẩm định, đánh giá khách hàng để cho vay vốn của cán bộ tín dụng. Dư nợ phản ánh thực trạng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Một ngân hàng muốn hoạt động tốt không chỉ phải nâng cao doanh số cho vay, doanh số thu nợ mà còn phải quan tâm đến dư nợ. Dư nợ thể hiện số vốn mà Ngân hàng

GVHD: Ths.Trần Đức Tuấn SVTH:Hoàng Tuấn Phương Trang 37

đã giải ngân cho khách hàng vay nhưng chưa thu hồi tại thời điểm báo cáo và có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá hiệu quả, quy mô hoạt động của ngân hàng. Nó cho biết tình hình cho vay, thu nợ đạt hiệu quả như thế nào đến thời điểm báo cáo và đồng thời cho biết số nợ mà ngân hàng còn phải thu từ khách hàng.

Dưới đây là tình hình dư nợ theo nhóm ngành kinh tế tại BIDV – Kiên Giang trong giai đoạn 2009 – 2011:

Bảng 3.2: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế tại BIDV – Kiên Giang giai đoạn 2009 – 2011 ĐVT: Triệu đồng 2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Nông - Lâm Nghiệp 261.331 402.583 415.415 141.252 54,05% 12.832 3,19%

Thủy sản 358.845 435.477 433.675 76.633 21,36% (1.802) (0,41)% CNCB 223.129 365.203 366.030 142.074 63,67% 827 0,23% XDCB-VLXD 263.921 376.043 484.720 112.122 42,48% 108.677 28,90% Thương mại-Dịch vụ 134.680 228.579 264.770 93.899 69,72% 36.191 15,83% Ngành nghề khác 53.095 61.116 110.390 8.021 15,11% 49.274 80,62% Tổng dư nợ 1.295.000 1.869.000 2.075.000 574.000 44,32% 206.000 11,02%

(Nguồn: Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp – BIDV Kiên Giang)

Biểu đồ 3.3: Tình hình dư nợ theo ngành kinh tế tại BIDV – Kiên Giang giai đoạn 2009 – 2011 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

T ri u đ n g

Nông - Lâm Nghiệp Thủy sản Công nghiệp chế biến XDCB-VLXD Thương mại - Dịch vụ Ngành nghề khác

GVHD: Ths.Trần Đức Tuấn SVTH:Hoàng Tuấn Phương Trang 38

Dựa vào bảng số liệu, ta thấy dư nợ ngân hàng có nhiều biến động theo chiều hướng tăng qua các năm. Tình hình dư nợ năm 2009 là 1.295.000 triệu đồng sang năm 2010 tăng lên 1.869.000 triệu đồng, tăng 44,32% so với năm 2009. Năm 2011 tổng dư nợ 2.075.000 triệu đồng tăng 11,02% so vơi với 2010. Cụ thể tình hình dư nợ cho vay ở các nhóm ngành kinh tế như sau:

 Nông – Lâm nghiệp

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình dư nợ của nông – lâm nghiệp luôn tăng qua các năm. Đây là một trong ba ngành có tỷ trọng dư nợ cao nhất của BIDV – Kiên Giang. Năm 2009 dư nợ của ngành ở mức 261.331 triệu đồng, sang năm 2010 tăng lên 402.583 triệu đồng, tăng 54,05%. Năm 2011 dư nợ của ngành tăng nhẹ 3,19% (12.832 triệu đồng) so với năm 2010. Tình hình thiên tai dịch bệnh, giá cả phân bón vật tư có nhiều biến động ảnh hưởng nhiều đến kết quả sản xuất nông nghiệp và kinh tế trang trại trồng rừng của người dân. Mặt khác, với thế mạnh về diện tích đất nông nghiệp sử dụng cho trồng lúa 353.000 ha, đất màu – đất cây công nghiệp chiếm 83.000 ha. Bên cạnh đó, ngành nông – lâm nghiệp luôn được Chính phủ quan tâm phát triển bằng nhiều chính sách như quyết định 443/QĐ-TTg hỗ trợ lãi suất 4%, hỗ trợ cho vay tiền thu mua lúa tạm trữ, chương trình xây dựng nông thôn mới,…Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp được nâng cao, cơ cấu vật nuôi được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường do đó doanh số cho vay của ngành luôn tăng làm cho dư nợ tăng theo.

 Thủy sản

Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, với tiềm năng lớn được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều lợi thế mang lại hiệu quả kinh tế cao. Mặc dù sản lượng khai thác cao nhưng cũng có một bộ phận hoạt động nhỏ lẻ, không hiệu quả dẫn đến thua lỗ nên dư nợ của ngành có xu hướng biến động qua các năm. Năm 2010, dư nợ của ngành là 435.477 triệu đồng, tăng 21,36% so với năm 2009; sang năm 2011 dư nợ giảm xuống 433.675 triệu đồng, giảm 0,41% so với năm 2010. Sản phẩm khai thác còn nằm ở mức độ nguyên liệu, chất lượng xuất khẩu còn kém, năng lực cạnh tranh còn yếu chưa tương xứng với tiềm năng của ngành. Do là ngành kinh tế chủ đạo nên được sự quan tâm của tỉnh nhà, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển, cải tiến quy trình nuôi trồng, đổi mới phương tiện đánh bắt khai thác thủy sản, đầu tư về phương tiện kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm nên doanh số cho vay của ngành tăng đáng kể dẫn đến dư nợ của ngành cũng tăng theo. Từ những nền tảng đầu tư đó tạo nên hiệu quả hoạt động kinh doanh vì thế tình hình dư nợ của ngành năm 2011 giảm so với năm 2010.

GVHD: Ths.Trần Đức Tuấn SVTH:Hoàng Tuấn Phương Trang 39

 Công nghiệp chế biến

Tình hình dư nợ của ngành công nghiệp chế biến của ngành luôn tăng qua các năm. Năm 2009 dư nợ của ngành là 223.129 triệu đồng. Dư nợ 2010 là 365.203 triệu đồng tăng 63,67% so với năm 2009. Tình hình dư nợ năm 2011 là 366.030 triệu đồng tăng nhẹ 0,23% so với năm 2010. Đây là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh, với những tiềm năng to lớn về nguồn nguyên nhiên vật liệu tại chổ đã tạo điều kiện cho tỉnh nhà phát triển những khu chế xuất, các nhà máy chế biến với công suất lớn nhằm phục vụ cho yêu cầu của ngành nghề. Do nhu cầu vốn để sản xuất, thu mua nguyên liệu, đầu tư vào hệ thống dây chuyền sản xuất nên doanh số cho vay của ngành luôn tăng qua các năm, bên cạnh đó tình hình thị trường có nhiều biến động, nguồn nguyên liệu không đảm bảo, chất lượng thành phẩm còn nhiều mặt hạn chế nên khiến dư nợ của ngành này có xu hướng tăng qua các năm.

 Xây dựng cơ bản – Vật liệu xây dựng

Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ của ngành luôn tăng cụ thể là: năm 2009 là 263.921 triệu đồng, năm 2010 là 376.043 triệu đồng, năm 2011 là 484.720 triệu đồng. Với lợi thế được thiên nhiên ưu đãi cho nguồn tài nguyên phong phú chủ yếu là khoáng sản không kim loại dùng sản xuất vật liệu xây dựng: gốm sứ, đáốp lát, đá mỹ nghệ, xi măng...Đây là ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong GDP và luôn được các cấp chính quyền địa phương quan tâm phát triển. Bên cạnh đó, các hạng mục đầu tư kiến thiết xây dựng luôn được xây dựng để nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện chất lượng đời sống luôn được tỉnh chú trọng nên doanh số cho vay để đầu tư phát triển cao nên dư nợ của ngành cũng vì thế mà tăng cao.

 Thương mại – Dịch vụ

Tình hình dư nợ của ngành này luôn tăng qua các năm. Dư nợ năm 2010 là 228.579 triệu đồng, tăng 69,72% so với năm 2009, sang năm 2011 dư nợ là 264.770 triệu đồng tăng 15,83% so với năm 2010. Phát huy sẵn điều kiện tự nhiên sẵn có để phát triển du lịch, lượng khách du lịch đến Kiên Giang không ngừng tăng lên, tạo tiền đề phát triển dịch vụ đi kèm như nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí… Mặt khác, tình hình kinh tế dần dần ổn định, đời sống người dân được cải thiện, người dân có nhiều của cải nên sức mua xã hội tăng cao, nhu cầu vay vốn phát triển tăng làm dư nợ của ngành cũng tăng qua các năm.

 Ngành nghề khác

Đây là những ngành kinh doanh nhỏ lẻ, chủ yếu là những hộ kinh doanh cá thể, các thể nhân có nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh hay vay

GVHD: Ths.Trần Đức Tuấn SVTH:Hoàng Tuấn Phương Trang 40

tiêu dùng … Do là những ngành nhỏ lẻ nên chịu nhiều ảnh hưởng từ nền kinh tế thế giới nói chung, tình hình kinh tế Việt Nam nói riêng nên bất kỳ một thay đổi nào cũng sẽ tác động đến nhóm ngành nghề này. Thực tế như tình hình lạm phát ngày càng tăng cùng với sự biến động của thị trường lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng CPI luôn cao, sức mua hàng hóa kém, giá cả nguồn nguyên nhiên vật liệu thì luôn có chiều hướng tăng khiến cho tình hình dư nợ của ngành này luôn tăng qua các năm. Song song với tình hình kinh tế có những chuyển biến khả quan khiến nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng đời sống nên doanh số cho vay ngành này tăng, bên cạnh tốc độ tăng của doanh số thu nợ không đuổi kịp tốc độ tăng của doanh số cho vay kéo theo tình hình dư nợ của ngành tăng. Cụ thể dư nợ của nhóm ngành này năm 2009 là 54.095 triệu đồng; năm 2010 dư nợ là 61.116 triệu đồng, tăng 15,11% so với năm 2009; năm 2011 dư nợ là 110.390 triệu đồng tăng 80,62%.

Tóm lại, tình hình dư nợ theo ngành kinh tế của Ngân hàng có nhiều biến động qua các năm. Cụ thể năm 2010 dư nợ của chi nhánh là 1.869.000 triệu đồng tăng 44,32% so với năm 2009; sang năm 2011 dư nợ tăng 206.000 triệu đồng tăng 11,02% so với năm 2010. Dư nợ của ngành nông – lâm nghiệp, thủy sản và XDCB – VLXD còn ở mức cao. Nguyên nhân do đây là những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nên Ngân hàng đang mở rộng cho vay để góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương, tăng thêm lợi nhuận cho Ngân hàng, đồng thời do doanh số cho vay tăng mạnh qua các năm cộng với việc thu nợ được thực hiện khá tốt nhưng mức tăng của doanh số thu nợ vẫn còn thấp hơn mức tăng của doanh số cho vay cho nên dư nợ cũng tăng lên nhưng vẫn đảm bảo được tính hiệu quả trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

3.3.2. Tình hình nợ quá hạn và nợ xấu của ngân hàng theo nhóm ngành kinh tế tại BIDV – Kiên Giang trong giai đoạn 2009 – 2011

Nợ quá hạn là khoản nợ gồm một phần hoặc toàn bộ gốc và lãi đã quá hạn. Nợ quá hạn là dạng dư nợ mà ngân hàng luôn phấn đấu ở mức thấp nhất. Nợ quá hạn càng thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân hàng càng hiệu quả và ngược lại. Đối với một khoản nợ được xếp vào quá hạn thì có tới 90% nguy cơ sẽ trở thành nợ xấu vì nó thể hiện tình hình tài chính không tốt của khách hàng đe dọa các khoản vay của ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng phải luôn có những chiến lược, giải pháp để quản lý tốt các khoản vay để hạn chế mức thấp nhất những rủi ro đồng thời nâng cao chất lượng tín dụng.

Sau đây là tình hình nợ quá hạn theo nhóm ngành kinh tế tại BIDV – Kiên Giang giai đoạn 20092011:

Đề tài: Phân tích rủi ro tín dụng theo nhóm ngành kinh tế tại BIDV Kiên Giang

GVHD: Ths.Trần Đức Tuấn SVTH:Hoàng Tuấn Phương Trang 41

Bảng 3.3: Tình hình nợ quá hạn theo nhóm ngành kinh tế tại BIDV – Kiên Giang giai đoạn 2009 – 2011

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010

Chỉ tiêu

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số

tiền Tỷ lệ

Số

tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Nông Lâm Nghiệp 12.678 42,38% 17.210 40,21% 12.890 41,14% 4.532 35,75% (4.320) (25,10)%

Thủy sản 5.151 17,22% 7.182 16,78% 5.524 17,63% 2.030 39,42% (1.658) (23,09)%

Công nghiệp chế biến 7.413 24,78% 10.940 25,56% 8.569 27,35% 3.527 47,58% (2.370) (21,67)%

XDCB VLXD 1.406 4,70% 2.131 4,98% 1.629 5,20% 725 51,60% (502) (23,56)%

Thương mại Dịch vụ 688 2,30% 1.053 2,46% 473 1,51% 365 53,03% (580) (55,06)%

Ngành nghề khác 2.579 8,62% 4.284 10,01% 2.247 7,17% 1.706 66,14% (2.038) (47,56)%

Tổng nợ quá hạn 29.915 100,00% 42.800 100,00% 31.333 100,00% 12.885 43,07% (11.468) (26,79)%

ĐVT: Triệu đồng

GVHD: Ths.Trần Đức Tuấn SVTH:Hoàng Tuấn Phương Trang 42

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng có nhiều biến động qua 3 năm. Cụ thể, năm 2009 nợ quá hạn của Chi nhánh ở mức 29.915 triệu đồng, năm 2010 nợ quá hạn là 42.800 triệu đồng, tăng 43,07% so với năm 2009 nhưng sang năm 2011 nợ quá hạn giảm xuống 31.333 triệu đồng, tăng 26,70% so với năm 2010. Có nhiều biến động như vậy là do năm 2009, tình hình kinh tế của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng còn chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế tài chính thế giới, thị trường nguyên liệu đầu vào cũng như thị trường tiêu thụ còn bị hạn chế, mức tăng trưởng của các ngành kinh tế còn dè chừng. Bên cạnh đó, các ngành nghề phải gồng mình lên để chống lại những tác động của cuộc suy thoái nên hoạt động sản xuất kinh doanh chưa thật sự hiệu quả dẫn đến tình trạng nợ quá hạn của năm ở mức 29.915 triệu đồng.

Năm 2010, với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong bối cảnh nước ta vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế tỉnh nhà đã từng bước giữ được mức tăng trưởng ổn định, các chính sách khắc phục khủng hoảng và hậu khủng hoảng tiếp tục duy trì tạo điều kiện cho nền kinh tế tỉnh phát triển, các ngành nghề dần phục hồi. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng trong năm tăng cao đặc biệt trong quý I và IV, giá vàng và đô la diễn biến bất thường nhất là vào những tháng cuối năm, xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng, lãi suất tín dụng tăng cao, tình hình thời tiết nắng hạn, dịch bệnh phát sinh,… làm ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư kém, đời sống của một bộ phận nhân dân tiếp tục gặp nhiều khó khăn nên làm tỷ lệ nợ quá hạn trong năm tăng tới 43,07% so với năm 2009.

Năm 2011 đánh dấu sự phát triển tốt của nền kinh tế tỉnh Kiên Giang, với nền tảng đã tạo dựng trong những năm trước, phát huy tiềm năng sẵn có, tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh nhà có nhiều thay đổi, cơ cấu sản xuất hiệu quả gắn liền với chương trình xây dựng nông thôn mới. Song song với công tác đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như nuôi trồng thủy sản, nâng cao năng lực đánh bắt xa bờ. Kết hợp cùng các công trình đầu tư xây dựng cơ bản, tập trung vào các công trình trọng điểm và các dự án sinh lời, tạo điều kiện, ưu tiên vốn vay cho sản xuất kinh doanh, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp xuất khẩu... Chính những điều kiện thuận lợi như vậy đã giúp đại bộ phận các ngành kinh tế vực dậy phát triển mạnh mẽ kéo tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh xuống rõ rệt trong năm 2011.

Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, người ta còn dùng chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu để phân tích thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Nợ xấu bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay, để hiểu rõ về tình hình nợ xấu của ngân hàng ta cùng đi vào phân tích tình hình nợ xấu ở các nhóm ngành kinh tế tại BIDV – Kiên Giang để hiểu rõ về thực trạng:

Đề tài: Phân tích rủi ro tín dụng theo nhóm ngành kinh tế tại BIDV Kiên Giang

GVHD: Ths.Trần Đức Tuấn SVTH:Hoàng Tuấn Phương Trang 43

Bảng 3.4: Tình hình nợ xấu theo nhóm ngành kinh tế tại BIDV – Kiên Giang giai đoạn 2009 - 2011

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010

Chỉ tiêu

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

Nông Lâm Nghiệp 5.157 24,89% 6.094 30,76% 5.863 27,70% 937 18,16% (231) (3,94)%

Thủy sản 6.974 33,66% 5.636 28,45% 6.043 28,55% (1.338) (19,19)% 406 6,73%

Công nghiệp chế biến 6.539 31,56% 6.019 30,38% 7.092 33,51% (521) (7,96)% 1.074 15,14%

XDCB –VLXD 249 1,20% 2 0,01% 6 0,03% (247) (99,20)% 4 68,80%

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng theo nhóm ngành kinh tế tại bidv kiên giang (Trang 51 - 81)