KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN VÀ TÌNH HÌNH HUY

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng theo nhóm ngành kinh tế tại bidv kiên giang (Trang 47 - 51)

ĐỘNG VỐN TẠI BIDV – KIÊN GIANG TRONG GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

Vấn đề vốn là vấn đề sống còn và đang được đề cập rất nhiều trong thời gian qua tại bất kỳ Ngân hàng nào. Nguồn vốn của Ngân hàng bao gồm vốn tự có, vốn huy động. Tại các chi nhánh, nguồn vốn này bao gồm vốn huy động, vốn điều chuyển từ hội sở, vốn và các quỹ tại chi nhánh. Một cơ cấu vốn hợp lý và đủ mạnh có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Ngân hàng. Thứ nhất, đó là sự tự chủ về tài chính trong vấn đề cho vay. Thứ hai, Ngân hàng sẽ nâng cao được hiệu quả hoạt động của mình nếu tranh thủ được nguồn vốn có chi phí sử dụng thấp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống bằng việc sử dụng tốt đòn bẩy tài chính. Ngoài ra, quản trị vốn cũng có ảnh hưởng rất lớn đến các vấn đề khác như thanh khoản và uy tín của Ngân hàng.

Đề tài: Phân tích rủi ro tín dụng theo nhóm ngành kinh tế tại BIDV Kiên Giang

GVHD: Ths.Trần Đức Tuấn SVTH:Hoàng Tuấn Phương Trang 33

Bảng 3.1:Cơ cấu nguồn vốn và tình hình huy động vốn tại BIDV – Kiên Giang giai đoạn 2009 – 2011

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010

Chỉ tiêu

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ 1.Vốn huy động 430.561 55,70% 701.188 56,23% 948.427 58,15% 270.627 62,85% 247.238 35,26% - Tiền gửi TCKT 225.571 52,39% 458.226 65,35% 642.843 67,78% 232.656 103,14% 184.617 40,29% - Tiển gửi TKDC 204.990 47,61% 242.962 34,65% 305.583 32,22% 37.972 18,52% 62.621 25,77% +Tiền gửi TK KKH 4.387 2,14% 4.325 1,78% 3.667 1,20% (62) (1,41)% (658) (15,21)% +Tiền gửi TK có KH 200.603 97,86% 238.637 98,22% 301.916 98,80% 38.034 18,96% 63.279 26,52% 2.Vốn điều chuyển 326.979 42,30% 514.637 41,27% 656.967 40,28% 187.658 57,39% 142.330 27,66% 3. Vốn và các quỹ 15.460 2,00% 31.175 2,50% 25.607 1,57% 15.715 101,65% (5.568) (17,86)% Tổng nguồn vốn 773.000 100% 1.247.000 100% 1.631.000 100% 474.000 61,32% 384.000 30,79% ĐVT: Triệu đồng

GVHD: Ths.Trần Đức Tuấn SVTH:Hoàng Tuấn Phương Trang 34

Qua bảng số liệu cho thấy tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng khá ổn định qua 3 năm. Cụ thể năm 2010 tổng nguồn vốn huy động được 701.199 triệu đồng tăng 62,85% so với năm 2009; năm 2011 Chi nhánh huy động được 948.427 triệu đồng tăng 35,26% so với năm 2010. Với tình hình huy động vốn khả quan đảm bảo cho Ngân hàng hoạt động liên tục vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của người dân.

Với tốc độ phát triển kinh tế cao, thu hút nhiều dự án đầu tư làm cho nhịp độ đầu tư trăng trưởng mạnh kéo theo nhịp độ tăng trưởng tín dụng cũng tăng. Ngân hàng phải có nguồn vốn dồi dào đáp ứng kịp thời cho nhu cầu phát triển của nền kinh tế địa phương đặc biệt là những ngành mũi nhọn. Thông qua đó khẳng định vị thế tiên phong của Ngân hàng, BIDV – Kiên Giang không ngừng phấn đấu để nâng cao hiệu quả huy động vốn, tuy chưa đưa ra những biện pháp, sản phẩm huy động vốn mới, chủ yếu vẫn là những hình thức huy

động vốn theo kiểu truyền thống như tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm… nhưng do Chi nhánh đã áp dụng những chính sách khuyến mãi hấp dẫn, cùng với lãi suất huy động được thay đổi linh hoạt phù hợp với từng thời điểm.... Qua biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng ta có thể thấy tỷ trọng vốn huy động luôn tăng và chiếm hơn 55% trong tổng cơ cấu nguồn vốn qua các năm chứng tỏ Ngân hàng đã không ngừng phấn đấu để nâng cao hiệu quả huy động vốn.

Hầu hết các ngân hàng đang hoạt động hiện nay không riêng gì BIDV – Kiên Giang nếu chỉ dùng vốn huy động để cho vay thì sẽ không thể đáp ứng hết được nhu cầu về vốn của khách hàng. Vì vậy, ngoài việc huy động tại chổ thì chi nhánh còn phải phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển. Mặc dù tổng nguồn vốn của Ngân hàng tăng đều qua các năm nhưng vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn, vì nguồn vốn này có lãi suất cao hơn so với lãi suất

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu nguồn vốn BIDV-Kiên Giang

GVHD: Ths.Trần Đức Tuấn SVTH:Hoàng Tuấn Phương Trang 35

huy động nên làm cho chi phí kinh doanh sẽ tăng lên làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng. Bên cạnh đó, do đặc thù của nguồn vốn điều chuyển chịu biến động , lãi suất cao hơn 2% – 3% so với lãi suất huy động từ thị trường 1 và phụ thuộc nhiều vào BIDV–TW dễ xảy ra rủi ro thanh khoản khi nhu cầu vốn vay của khách hàng tăng mà nguồn vốn huy động được của ngân hàng không đủ đáp ứng. Do đó, Ngân hàng luôn phải phấn đấu tăng nguồn vốn huy động để giảm nguồn vốn này.

Mặt khác tỷ trọng của nguồn vốn huy động từ các Tổ chức kinh tế còn chiếm một tỷ trọng cao (61,84%), đây là một kênh huy động không ổn định, chủ yếu khách hàng gửi tiền vào để phục vụ cho nhu cầu giao dịch phục vụ sản xuất kinh doanh, dễ dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng khi sử dụng kênh huy động này đi cho vay. Vì vậy, ngân hàng cần phải có những biện pháp sáng tạo hơn nữa, linh hoạt hơn nữa, phát huy tối đa tiềm năng của các kênh huy động vốn khác để hạn chế rủi ro thông qua đó mang lại sự ổn định cho nguồn vốn huy động cũng như hoạt động của ngân hàng.

Ngoài ra thực trạng huy động vốn ở mặt trung và dài hạn cũng cần được quan tâm để có thể kiểm soát kỹ nguồn huy động vào để có mục đích sử dụng đúng đắn tránh những rủi ro. Dưới đây là tình hình huy động vốn theo thời gian tại BIDV – Kiên Giang giai đoạn 2009 – 2011:

Biểu đồ 3.2: Tình hình nguồn vốn huy động theo thời gian của BIDV – Kiên Giang giai đoạn 20092011

(Nguồn: Phòng Kế Hoạch Tổng Hợp – BIDV Kiên Giang)

Qua các năm, tổng nguồn vốn huy động tăng khá nhanh là nhờ chủ yếu thu từ tiền gửi ngắn hạn, chiếm tỷ trọng trên 97% so với thu từ tiền gửi trung – dài hạn. Cụ thể, năm 2009 tiền gửi ngắn hạn là 426.643 triệu đồng, tiền gửi trung – dài hạn là 3.918 triệu đồng; năm 2010 tiền gửi ngắn hạn là 684.079 triệu đồng, tiền

3.918 426.643 17.109 684.079 20.391 928.035 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

GVHD: Ths.Trần Đức Tuấn SVTH:Hoàng Tuấn Phương Trang 36

gửi trung – dài hạn là 17.109 triệu đồng; sang năm 2011 tiền gửi ngắn hạn đạt 928.035 triệu đồng, tiền gửi trung – dài hạn 20.391 triệu đồng. Tình hình huy động vốn ngắn hạn hằng năm tăng với tốc độ tốt, thể hiện sự nổ lực của Ngân hàng trong công tác mở rộng huy động vốn, cộng thêm tình hình kinh tế ổn định, có nhiều khách hàng biết cách làm giàu, lấy ngắn nuôi dài, các vụ thu hoạch tiếp nối, rất ít trường hợp bỏ đất hoang. Vì vậy, bà con có nguồn thu nhanh, tích lũy nhiều, bà con còn biết tận dụng sự chênh lệch về thời gian vòng quay sản xuất và tiền thu hoạch nên chủ yếu chỉ gửi ngắn ngày. Song song với tốc độ tăng trưởng tốt của công tác huy động vốn ngắn hạn thì tốc độ tăng trưởng của vốn trung – dài hạn tăng trưởng một cách chậm chạp. Nguyên nhân do chính sách lãi suất trung – dài hạn của ngân hàng chưa thực sự hiệu quả, chưa thực sự thu hút người dân gửi tiền vào, bên cạnh đó tình trạng lạm phát cùng với những biến động không ngừng của nền kinh tế khiến tâm lý của người dân không an tâm nên kênh huy động này tăng trưởng kém. Từ tình hình thực tế tỷ trọng huy động vốn theo thời gian có xu hướng phát triển mạnh về kênh huy động vốn ngắn hạn (trên 97%) trong khi nhu cầu vay vốn trung – dài hạn thì luôn ở mức cao và tăng qua các năm điều này dễ dẫn đến rủi ro thanh khoản cho ngân hàng khi sử dụng vốn huy động ngắn hạn cho vay trung – dài hạn, đặc biệt là trong giai đoạn gần các dịp lễ hội đặc biệt là dịp tết Nguyên đán người dân có nhu cầu rút tiền để tiêu dùng cá nhân cao khiến tình trạng thanh khoản của ngân hàng bị đe dọa.

Tóm lại, qua 3 năm ta thấy tình hình huy động vốn cũng như cơ cấu nguồn vốn có có những thay đổi, vốn điều chuyển ngân hàng có xu hướng giảm nhẹ, cùng với tốc độ tăng của vốn huy động đã đảm bảo được nhu cầu về vốn đáp ứng kịp thời cho khách hàng, đây là một xu hướng tốt. Ngân hàng đã chủ động được trong công tác huy động vốn và sử dụng vốn này để cho khách hàng vay, nếu công tác cho vay có hiệu quả thì sẽ làm cho vị thế của Ngân hàng ngày càng được nâng cao.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng theo nhóm ngành kinh tế tại bidv kiên giang (Trang 47 - 51)