0
Tải bản đầy đủ (.docx) (111 trang)

Ảnh hưởng yếu tố thời gian đếnkhả năng sinh tổng hợp enzyme cellulase

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TUYỂN CHỌN CHỦNG VI KHUẨN BACILLUS SPP SINH ENZYME CELLULASE, PHYTASE ĐỂ Ủ BÃ SẮN DÙNG TRONG CHĂN NUÔI (Trang 49 -52 )

5. Bố trí thí nghiệm xác định thành phần môi trường

3.2.1 Ảnh hưởng yếu tố thời gian đếnkhả năng sinh tổng hợp enzyme cellulase

phytase

3.2.1 Ảnh hưởng yếu tố thời gian đến khả năng sinh tổng hợp enzymecellulase cellulase

Hình 3.2: Ảnh hưởng của thời gian tới khả năng sinh tổng hợp enzyme cellulase

(Các chữ cái khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa giữa các mẫu)

Hình 3.2 là kết quả khảo sát yếu tố thời gian trong quá trình sinh tổng hợp enzyme cellulase nhằm xác định mức thời gian phù hợp cho enzyme đạt hoạt độ cao nhất. Trong 48 giờ đầu enzyme cellulase có hoạt độ tăng dần (p<0,05) và đạt cực đại ở mốc 48 giờ ( 1,33±0,065 UI/ml) sau đó hoạt độ giảm mạnh ở mức 60 giờ xuống còn 0,054±0,027 UI/ml. Hoạt độ enzyme từ 60-96 giờ không thay đổi đáng kể (p>0,05), đến 96 giờ thì hoạt độ đạt 0,39±0,0195 UI/ml

Xác định mốc thời gian 48giờ để thu hồi được enzyme celulase thô có hoạt độ cao để kiểm tra các đặc tính của enzyme.

3.2.2Ảnh hưởng yếu tố thời gian đến khả năng sinh tổng hợp enzyme phytase

Hình 3.3: Ảnh hưởng của thời gian tới khả năng sinh tổng hợp enzyme phytase

(Các chữ cái khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa giữa các mẫu)

Hình 3.3thể hiện sự thay đổi của hoạt độ enzyme phytase qua các thời gian sinh tổng hợp khác nhau. Ở thời điểm 12 giờ, hoạt độ enzyme đạt không đáng kể (p<0,05) và tăng mạnh từ 24 đến 60 giờ (p<0,05). Tại thời điểm 48 giờ, hoạt độ đạt 12,89±0,64 UI/ml và ở mức 60 giờ, hoạt độ enzyme đạt cực đại 19,74±0,98 UI/ml, sau đó thì bắt đầu giảm dần đều (p<0,05).

Từ đó xác định mốc thời gian 48-60 giờ để thu hồi được enzyme phytase thô có hoạt độ cao để kiểm tra các đặc tính của enzyme. Kết hợp với khả năng sinh tổng hợp enzyme cellulase thì chọn mốc thời gian 48 giờ.

3.2.3Ảnh hưởng yếu tố pH đến khả năng sinh tổng hợp enzyme cellulase

Hình 3.4: Ảnh hưởng của pH tới khả năng sinh tổng hợp enzyme cellulase

(Các chữ cái khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa giữa các mẫu)

Hình 3.4 thể hiện ảnh hưởng của yếu tố pH tới quá trình sinh tổng hợp của enzyme cellulase. Yếu tố này được khảo sát trong thí nghiệm sinh tổng hợp enzyme vì pH có khả năng ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả sinh enzyme của vi khuẩn. Trong điều kiện acid yếu (pH=5-6), hoạt độ enzyme đạt mức khả quan ở khoảng 1,64±0,082 - 1,79±0,089 UI/ml, tại mức pH = 7 thì hoạt độ đạt cực đại 1,97±0,1 UI/ml. Hoạt độ giảm mạnh khi môi trường mang tính kiềm (pH=8-9), giảm xuống còn 0,54±0,027 UI/ml.

Chọn mức pH=7 thích hợp cho cho môi trường vi khuẩn sinh enzyme cellulase thô có hoạt độ tốt nhất.

3.2.4Ảnh hưởng yếu tố pH đến khả năng sinh tổng hợp enzyme phytase

Hình 3.5: Ảnh hưởng của pH tới khả năng sinh tổng hợp enzyme phytase

(Các chữ cái khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa giữa các mẫu)

Hình 3.5 thể hiện ảnh hưởng của yếu tố pH tới quá trình sinh tổng hợp enzyme phytase. Hoạt độ enzyme phytase tăng mạnh từ khi pH=6 (p<0,05) đạt cực đại 33,38±0,1,69 UI/ml. Khi pH tăng dần thì hoạt độ enzyme phytase giảm dần (p<0,05), pH=7 hoạt độ enzyme đạt 28,08±1,4 UI/ml và giảm mạnh khi pH=9 thì hoạt độ còn 17,87±0,89 UI/ml.

Kết hợp với khả năng sinh tổng hợp enzyme cellulase, chọn mức pH=7 để sinh tổng hợp enzyme thô đạt hoạt độ cao nhất.

3.3Ảnh hưởng của các yếu tố đến hoạt độ enzyme cellulase, phytase 3.3.1Ảnh hưởng của yếu tố pH đến hoạt độ enzyme cellulase

Hình 3.6: Ảnh hưởng của pH tới hoạt độ enzyme cellulase

(Các chữ cái khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa giữa các mẫu)

Hình 3.6 thể hiện ảnh hưởng của yếu tố pH tới hoạt độ của enzyme cellulase khi ứng dụng để thủy phân. Hoạt độ enzyme tăng đáng kể khi pH tăng dần từ 5 và đạt cực đại ở pH=7 (p<0,05).Hoạt độ enzyme tăng dần từ mức pH 5 lên pH 7 (p<0,05), ở mức pH=7, hoạt độ enzyme cellulase là 1,04±0,052 UI/ml. Hoạt độ giảm xuống khi pH tăng (p>0,05) và giảm còn 0,52±0,026 UI/ml ở pH=9.

Với mức pH=7 thì ở các điều kiện thí nghiệm với bã sắn sau này không cần điều chỉnh pH nhiều và phù hợp với điều kiện ủ tự nhiên của người dân.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ TUYỂN CHỌN CHỦNG VI KHUẨN BACILLUS SPP SINH ENZYME CELLULASE, PHYTASE ĐỂ Ủ BÃ SẮN DÙNG TRONG CHĂN NUÔI (Trang 49 -52 )

×