2.2.2.1Sơ đồ nghiên cứu tổng quát
Hình 2.1: Phương pháp nghiên cứu 2.2.2.2Phân lập chủngBacillus spp
Môi trường phân lập được chọn gồm: natto, dạ cỏ bò, đất
Phân lập chủng Bacillusspp
Vi khuẩn được phân lập bằng phương pháp cấy ria trên môi trường thạch dinh dưỡng và lưu giữ chủng ở nhiệt độ 0-4oC, cấy chuyền giữ chủng hàng tháng. Tăng sinh vi khuẩn lên mật độ 106CFU/ml sau 24h ủ trong môi trường BHB.
Phân lập chủng vi khuẩn Bacillus spp từ natto
Đậu nành được ngâm 1 ngày sau đó được luộc chín trong nồi áp suất trong 30 phút. Rơm được chần sơ qua nước sôi để tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh sau đó lấy ra làm ráo nước. Đậu nành đã nấu chín đem ủ trong rơm trong 24 giờ ở 37oC thì được sản phẩm natto (đậu nành lên men).
Quan sát đậu nành đã ủ phải có độ nhớt cao, mùi nồng. Đậu có độ nhớt càng cao thì chất lượng của natto càng tốt.
Phân lập vi khuẩn từ natto theo phương pháp cấy ria trên môi trường thạch dinh dưỡng sau đó chọn các khuẩn lạc riêng biệt đặc trưng của loài Bacillus spp (trực khuẩn gram dương, sinh bào tử) nhằm tìm chủng có khả năng thủy phân phytate hiệu quả.
Phân lập chủng vi khuẩn Bacillus spp từ dạ cỏ bò
Dịch dạ dày bò được lấy mẫu ngay lập tức sau khi giết mổ ở lò mổ bò chợ Đầm (Nha Trang- Khánh Hòa). Phân lập các chủng Bacillus có trong dịch dạ dày nhằm tìm kiếm chủng có khả năng thủy phân cellulose hiệu quả.
Phân lập chủng vi khuẩn Bacillus spp từ đất
Đất không phải là môi trường cho vi khuẩn sinh sống mà là nơi trú tạm của vi sinh vật do những tác động về gió, không khí di chuyển từ những vật mang khác vào đất. Lấy mẫu đất ở những vùng ẩm trộn chung với bã sắn để lâu ngày (5-10 ngày) để phân lập chủng có khả năng thủy phân cellulose và phytate.