CNHT ngành điện- điện tử bao gồm các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện và linh kiện điện tử, không có doanh nghiệp FDI nào thực hiện đầu tư sản xuất vật liệu điện tử tại Việt Nam. Theo thống kê, lĩnh vực này đã thu hút được 445 dự án đầu tư FDI với số vốn đăng ký lên tới trên 10 tỷ USD trong đó chủ yếu là các dự án sản xuất linh kiện điện tử (có 311 dự án với số vốn đầu tư trên 8,2 tỷ USD), số dự án đầu tư vào sản xuất linh kiện điện có 134 dự án với 1,95 tỷ USD vốn đầu tư. Các doanh nghiệp FDI đầu tư sản xuất linh kiện điện- điện tử chủ yếu là các doanh nghiệp lớn (chiếm tới 35,7% tổng số doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực CNHT và khoảng 45% tổng số doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực này), các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tỷ lệ khiêm tốn [1]. Hầu hết linh kiện cơ bản và vật liệu cho lĩnh vực sản xuất này phải nhập khẩu toàn bộ.
51
Bảng 2.4: Thống kê FDI vào lĩnh vực CNHT ngành điện- điện tử Vốn đầu tƣ (USD) Số lƣợng DN DN nhỏ DN vừa DN lớn
Linh kiện điện
1.952.944.553 134 30 62 42
Linh kiện điện tử 8.207.034.456 311 60 117 134
Tổng 10.159.979.00 9 445 90 179 176 % trên tổng các ngành CNHT 44,6% 27,3% 23,4% 23,8% 35,7%
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài, 2012
Trước đây, các doanh nghiệp FDI chủ yếu đầu tư lắp ráp các sản phẩm linh kiện, cụm linh kiện điện tử với số lượng lớn như bảng mạch các loại, bo mạch điện tử, chíp điện tử, cuộn cảm điều hòa, tủ lạnh, các linh kiện cho điện thoại di động,... Một phần nhỏ những linh kiện này được cung ứng cho các doanh nghiệp trong nước, còn lại phần lớn là xuất khẩu. Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất lắp ráp lớn như Canon, Samsung, Intel… đã đầu tư sản xuất các loại sản phẩm điện tử tại Việt Nam và thu hút số lượng khá lớn các doanh nghiệp CNHT ngành điện- điện tử đầu tư sản xuất các loại linh kiện cung cấp tại chỗ.