Trong ngành dệt may, không chỉ hầu hết các phụ tùng chi tiết của máy móc thiết bị cũng như nguyên phụ liệu phải nhập khẩu mà các loại hóa chất như thuốc nhuộm, xơ sợi cũng phải mua phần lớn từ nước ngoài. Việt Nam mới chỉ có các cơ sở sản xuất một số chủng loại phụ liệu chính như: chỉ may,
35
bông tấm, mếch dính, cúc nhựa, khóa kéo, băng chun, nhãn mác, bao bì… và chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu trong nước.
Dệt may Việt Nam hiện chiếm vị trí thứ 5 trong số các nước xuất khẩu lớn trên thế giới. Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may có thể nhìn thấy rõ khi Việt Nam đã và đang tích cực tham gia đàm phán các Hiệp định Thương mại tự do song phương và đa phương, Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tuy nhiên, để được hưởng các ưu đãi như giảm, miễn thuế từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) và sắp tới là Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), thì nguyên tắc xuất xứ về sợi và vải luôn được các đối tác đặt ra khắt khe.
Việc khởi động đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam, ASEAN với EU, đặc biệt là Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Việt Nam là một trong 9 thành viên, đang mở ra nhiều cơ hội cho dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, để được ưu đãi, miễn thuế, tăng thị phần vào Mỹ và các thành viên TPP, dệt may Việt Nam phải đáp ứng nhiều điều kiện khó khăn, nhất là tiêu chuẩn vải, sợi phải có xuất xứ từ trong nước hoặc nhập khẩu từ các quốc gia thành viên TPP.
Trong khi đó, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tỷ lệ nội địa hóa về nguyên phụ liệu của toàn ngành cho đến nay mới đạt khoảng 48%. Nhiều chủng loại vải và phụ liệu vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc và một số nước ASEAN.
Phát triển nguyên phụ liệu trong nước đang phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của Trung Quốc do họ có thời gian sản xuất lâu đời, quy mô lớn, mẫu mã đa dạng, giá rẻ. Ngoài ra, theo Phó chủ tịch Hiệp hội Bông sợi Việt Nam, Phó tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam Nguyễn Văn Tuấn, lĩnh vực dệt, nhuộm còn đối mặt với khó khăn nữa, đó là thiếu nhân lực trầm trọng. Dệt, nhuộm, đòi hỏi đầu tư lớn, kỹ thuật cao. Một công nhân may đào
36
tạo 3 tháng, có thể làm được, nhưng kỹ sư nhuộm muốn làm tốt, học xong, phải thực hành 10 năm. Do đó, chúng ta thiếu trầm trọng nguồn lực
Hầu hết các dây chuyền và thiết bị sản xuất của ngành dệt may, hiện nay của Việt Nam đều nhập của Hàn Quốc và Đài Loan. Hầu như chưa có các doanh nghiệp trong nước sản xuất các máy móc chuyên phục vụ sản xuất các ngành này.Công tác nghiên cứu trang thiết bị ngành giày còn tản mạn chưa được tập trung ở các viện nghiên cứu chuyên về thiết kế, chế tạo các thiết bị sản xuất hay ở các cơ sở chế tạo quy mô lớn có phòng thiết kế độc lập và mạnh.
Tính đến năm 2012, Việt Nam mới có 2138 doanh nghiệp tham gia sản xuất sản phẩm dệt và 4654 doanh nghiệp tham gia sản xuất trang phục, tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp tương ứng là 192.404 tỷ đồng và 192.265 tỷ đồng [9].