TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
Chiến lược phát triển kinh tế xã hội là văn bản định hướng quan trọng cho các chính sách. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội thời kỳ 2001-2010 nhấn mạnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta trở thành một nước công nghiệp. Chiến lược kinh tế xã hội thời kỳ 2011-2020 tiếp tục nhấn mạnh phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh để trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, trong đó chính phủ đề ra cần ưu tiên thu hút FDI vào các ngành có tác động lớn trên các phương diện trong đó nhấn mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhằm giảm chi phí đầu vào về nguyên-phụ liệu của các ngành công nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm sản xuất trong nước.
Nền tảng của các chính sách thu hút FDI nói chung và các chính sách thu hút FDI vào phát triển CNHT nói riêng là Luật đầu tư nước ngoài. Luật đầu tư nước ngoài được ban hành năm 1987 và trải qua nhiều lần sửa đổi vào
38
các năm 1990, 1992, 1996, 2000 và lần gần đây nhất là 2005. Xu hướng chung của các lần thay đổi là tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư nước ngoài và thu hẹp sự khác biệt về chính sách đầu tư giữa đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước. Luật đầu tư đã tạo lập một khung pháp lý thống nhất cho các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế, xóa bỏ các rào cản, các phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư. Đây là một trong những cam kết của Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Khung chính sách thu hút đầu tư FDI vào CNHT hiện nay tương tự với các lĩnh vực khác. Điểm khác đặc biệt nhất là ưu đãi đặc thù cho phát triển sản xuất CNHT được thể hiện trong Quyết định 12/2011/QD-TTg ngày 24 tháng 2 năm 2011, theo đó Chính phủ Việt Nam khuyến khích phát triển CNHT đối với các ngành: cơ khí chế tạo, điện tử tin học; sản xuất lắp ráp ô tô; dệt may; da giày; CNHT cho phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao. Dưới đây là các nội dung của khung chính sách thu hút FDI vào CNHT hiện nay của Việt Nam:
2.2.1 Hình thức đầu tƣ, hình thức pháp lý và chuyển nhƣợng vốn
Tương tự như các lĩnh vực khác, đối với đầu tư nước ngoài vào CNHT, luật cho phép 100% vốn nước ngoài ngay từ đầu nhưng sau một thời gian mới thực sự cấp phép và chuyển một số liên doanh thành 100% vốn trong nước hoặc nước ngoài, chủ yếu là chuyển thành 100% vốn nước ngoài. Từ năm 1997 tỷ trọng doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, các ngành kinh doanh có điều kiện hoặc phải liên doanh, hoặc phải là BCC: Chủ trương trong thời kỳ đầu là phải thành lập liên doanh trong một số ngành quan trọng của CNHT như hoá chất, ô tô, xe máy, điện tử với mục đích học tập kinh nghiệm, kiểm tra giám sát hoạt động thông qua cán bộ được cử tham gia liên doanh. Trên thực tế mục đích này về cơ bản là không đạt được. Vì vậy, từ sau khi ban hành Nghị định 10/CP cho phép chủ đầu tư được quyền lựa chọn
39
hình thức đầu tư thì việc cho phép chuyển đổi từ liên doanh thành 100% vốn nước ngoài được thực hiện dễ dàng hơn. Vẫn còn một số liên doanh phải tiếp tục duy trì nhưng có nhiều vấn đề trong hoạt động, chủ yếu do bản thân doanh nghiệp thiếu năng lực góp vốn (chủ yếu góp bằng đất) và quản lý (thiếu kiến thức)
Hình thức pháp lý: Công ty trách nhiệm hữu hạn là hình thức duy nhất cho đầu tư nước ngoài. Chỉ từ năm 2003 khi có nghị định 38/CP ngày 15/4/2003 bắt đầu cho phép công ty có vốn ĐTNN chuyển sang công ty cổ phần. Điều này hạn chế việc huy động vốn của công ty nước ngoài trên thị trường trong nước.
Chuyển nhượng vốn: Từ năm 2001 việc phê duyệt hợp đồng chuyển nhượng vốn đã được xoá bỏ, đồng thời liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài không còn phải ưu tiên chuyển nhượng cho Việt Nam.
2.2.2 Thủ tục đầu tƣ
Các lần sửa đổi luật đã ngày càng tạo điều kiện thuận lợi hơn với thủ tục: đơn giản hơn, nhanh chóng hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Việc cấp phép vừa theo ngành nghề vừa theo quy mộ dự án. Dự án lớn, dự án thuộc lĩnh vực địa bàn đầu tư có điều kiện do Bộ KHĐT xét cấp phép. Đối với các dự án khác, việc cấp phép được phân cấp cho các chính quyền địa phương hoặc uỷ quyền cho Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất.
a. Theo quy mô dự án:
Thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh lúc đầu được cấp phép cho các dự án dưới 10 triệu USD nay Hà Nội được nâng lên 40 triệu USD, tương đương với Ban quản lý các khu công nghiệp chế xuất; các địa phương khác được cấp phép cho các dự án dưới 5 triệu USD.
Cách phân cấp cấp phép như vậy không khuyến khích dự án lớn; nhà đầu tư né tránh bằng cách chia nhỏ thành nhiều dự án, thực hiện theo nhiều giai đoạn.
40 b. Đơn giản hoá thủ tục:
Đầu những năm 2000 đã bổ sung chế độ đăng ký cấp phép cùng với chế độ thẩm định cấp phép hiện hành. Luật Đầu tư 2005 quy định chế độ đăng ký đầu tư (áp dụng cho các dự án dưới 300 tỷ VND) và thẩm tra đầu tư (cho các dự án trên 300 tỷ VND). Thời gian cấp phép tối đa là 45 ngày. Thực tế những năm qua cho thấy việc đơn giản hoá thủ tục đầu tư và chế độ một cửa còn nhiều khó khăn vì liên quan đến tổ chức cán bộ và nhiều yếu tố khác.
c. Quy hoạch:
Việt Nam cũng đã có Quy hoạch phát triển CNHT đến năm 2010, tầm nhìn 2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 34/2007/QĐ-BCN ngày 31-7- 2007). Quy hoạch này đã xác định nhu cầu các loại nguồn vốn, trong đó có đầu tư nước ngoài. Quy hoạch nhấn mạnh:
(1) Kết nối các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa trong việc phát triển sản xuất hỗ trợ thông qua các chương trình giới thiệu nhu cầu phát triển và sử dụng sản phẩm hỗ trợ và hợp đồng kinh tế giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa;
(2)Khuyến khích các doanh nghiệp FDI tham gia công tác đào tạo nguồn nhân lực,
(3)Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI có các dự án chuyển giao công nghệ và khuyến khích chuyển giao công nghệ tiên tiến vào sản xuất tại Việt nam;
(4) Tổ chức và hỗ trợ thành lập các trung tâm tiếp thị tìm kiếm thị trường tiêu thụ và đối tượng cung cấp sản phẩm hỗ trợ trong và ngoài nước, làm cầu nối giữa các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt là giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa.
Tuy nhiên, bản quy hoạch này chỉ mang tính định hướng và đưa ra những nhóm giải pháp chung.
41
Nhiều quy hoạch ngành và sản phẩm được xây dựng và trình thủ tưỡng chính phủ phẽ duyệt, làm căn cứ cho quá trình thẩm định, xem xét cấp phép các dự án FDI như Quy hoạch thổng thể phát triển ngành da-giày Việt Nam 2000-2010 và tầm nhìn đến năm 2015; Quy hoạch tổng phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2015 và định hướng năm 2020; Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế tạo thiết bị đồng bộ,.... Một số quy hoạch ngành chất lượng thấp, chưa tính đến đầu tư nước ngoài, chứa đựng những hạn chế không phù hợp với pháp luật và cam kết quốc tế do không được cập nhật thường xuyên hoặc nhằm hạn chế, ngăn chặn canh tranh của các doanh nghiệp mới. Ngoài ra, một số ngành còn chưa xây dựng quy hoạch như điện tử, v.v làm trở ngại việc cấp phép.
c. Yêu cầu cấp phép:
Tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc đối với một số sản phẩm công nghiệp đã được xoá bỏ và được thay bằng ưu đãi cấp phép theo chế độ đăng ký.
d. Thủ tục cho thuê đất gồm 2 giai đoạn: trước khi nộp đơn và sau khi được cấp phép. Hiện chưa có một mẫu thống nhất về hợp đồng thuê đất. Quyền cấp giấy phép cho thuê đất đối với các nhà đầu tư nước ngoài đã được chuyển từ Thủ tướng Chính phủ sang Ưỷ ban nhân dân cấp tỉnh, còn trách nhiệm giải phóng mặt bằng từ nhà đầu tư sang chính quyền địa phương. Thời gian để làm thủ tục thuê đất kéo dài đến 2-3 năm. Khu công nghiệp - khu chế xuất là một giải pháp tốt để giải quyết nhu cầu mặt bằng sản xuất.
2.2.3 Quản lý nhà nƣớc và phân cấp quản lý
- Trung ương: Lúc ban đầu chức năng quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài được giao cho uỷ ban Nhà nước về Họp tác và Đầu tư, sau chuyển sang bộ Kế hoạch và Đầu tư. Đến giữa những năm 90 xuất hiện thêm ban quản lý khu công nghiệp với chân rết ở các địa phương, sau đó cũng chuyển về Bộ KHĐT
42
- Địa phương: Ban đầu là Sở kinh tế đối ngoại sau chuyển sang sở KHĐT, tạo ra sự trùng lặp: Sở KHĐT và Ban quản lý khu công nghiệp khu chế xuất cùng trực thuộc Ưỷ ban nhân dân tỉnh và cùng đồng thời quản lý đầu tư nước ngoài.
Có thể nói cho đến nay, chưa có một đơn vị chuyên trách quản lý nhà nước về CNHT để đề xuất và thực hiện chính sách khuyến khích phát triển CNHT một cách cụ thể, sát thực. Vì vậy, các chính sách và các chương trình phát triển CNHT quốc gia hầu như chưa có. Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg của Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ là văn bản pháp lý đầu tiên về các chính sách khuyến khích phát triển CNHT cho các ngành cơ khí chế tạo, điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ô tô, dệt may, da giày và CNHT cho phát triển CNCNC. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ trực tiếp quyết định phê duyệt các ưu đãi đối với các dự án CNHT trên cơ sở đề xuất của chủ đầu tư và báo cáo của Hội đồng thẩm định dự án phát triển công nghiệp hỗ trợ
2.2.4 Ƣu đãi về tài chính
Hình thức ưu đãi bao gồm miễn giảm thuế nhập khẩu, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp (doanh thu), thuế chuyển lợi nhuận, tái đầu tư, chuyển lỗ và khấu trừ chi phí, thuế bản quyền đối với chuyển giao công nghệ Riêng đối với các dự án FDI vào lĩnh vực CNHT, trong những năm qua Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật để phát triển ngành như:
- Quyết định 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 của Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành CNHT;
- Quyết định 1483/2011/QĐ-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2011 về danh mục các sản phẩm CNHT được ưu tiên phát triển;
43
- Thông tư 96/2011/TT-BTC ngày 07 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn thực hiện chính sách tài chính cho phát triển một số ngành CNHT;
- Quyết định 10/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm đến năm 2015;
- Thông tư 214/2010/TT-BTC ngày 28/12/2010 của Bộ Tài Chính về hướng dẫn chính sách thuế nhập khẩu ưu đãi đối với vật tư, thiết bị nhập khẩu để sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm;
- Nghị định 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu;
Nội dung của các văn bản nói trên gồm một số vấn đề cơ bản sau: - Chính phủ Việt Nam khuyến khích phát triển CNHT đối với các ngành: cơ khí chế tạo, điện tử tin học; sản xuất lắp ráp ô tô; dệt may; da giày; CNHT cho phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao. Theo đó các dự án đầu tư vào các lĩnh vực này được hưởng các ưu đãi như:
+ Được miễn thuế nhập khẩu 05 năm đối với: thiết bị, máy móc; phương tiện vận tải chuyên dùng; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, giá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị vận tải chuyên dùng; nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được; cho các dự án thuộc danh mục lĩnh vực được ưu đãi đặc biệt (phụ lục I nghị định 87/2010/NĐ-CP).
+ Miễn thuế cho các vật tư, thiết bị nhập khẩu để sản xuất các sản phẩm cơ khí trọng điểm, (Phụ lục I Quyết định 10/2009/QĐ-TTg ).
+ Được giảm thuế nhập khẩu đối với: thiết bị, máy móc; phương tiện vận tải chuyên dùng; linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ tùng, giá lắp, khuôn mẫu, phụ kiện đi kèm để lắp ráp đồng bộ với thiết bị vận tải chuyên dùng;
44
nguyên liệu, vật tư trong nước chưa sản xuất được cho các dự án thuộc danh mục lĩnh vực được ưu đãi (Phụ lục I nghị định 87/2010/NĐ-CP).
+ Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho các dự án sản xuất sản phẩm CNHT cho phát triển công nghiệp công nghệ cao.
- Ngoài ra, các dự án sản xuất sản phẩm CNHT được hưởng những cơ chế ưu đãi đặc biệt. Chủ đầu tư xây dựng dự án theo các quy định hiện hành, trong đó đề xuất cụ thể các ưu đãi đặc biệt, gửi Hội đồng thẩm định dự án CNHT xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định [1].
2.2.5 Ngoại tệ và vay vốn
Tiền đồng chưa được chuyển đổi tự do cho tất cả các giao dịch thương mại theo yêu cầu của doanh nghiệp (kể cả trong nước). Cũng như các lĩnh vực khác, một số dự án đặc biệt quan trọng được thủ tướng chính phủ đảm bảo ngoại tệ tuỳ theo khả năng sẵn có ngoại tệ khi chuyển đổi. Nhà đầu tư nước ngoài được quyền chuyển vốn và lãi về nước nhưng vốn chỉ được chuyển khi kết thúc dự án và tuỳ thuộc vào cơ quan cấp phép quyết định.
Doanh nghiệp FDI chủ yếu vay của ngân hàng nước ngoài, tỷ lệ vốn tự có và vốn vay theo quy định là 2/1 nhưng thực tế là 1/2.
2.2.6 Xúc tiến đầu tƣ
Ở cấp quốc gia, CNHT đã được đưa vào chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia từ năm 2011. Theo đó, “Chương trình xúc tiến đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ” là một trong những chương trình chính của hoạt động xúc tiến đầu tư quốc gia năm 2011. Chương trình xúc tiến đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ xây dựng chương trình tổng thể dài hạn để xúc tiến đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ, bắt đầu bằng việc xây dựng cơ chế chính sách, nhận diện thực trạng, tìm hiểu nhu cầu vốn đầu tư, xây dựng cơ sở dữ
45
liệu về năng lực, tình trạng công nghệ của các doanh nghiệp. Chương trình cũng xác định xúc tiến đầu tư hướng trực tiếp đến các đối tác có thế mạnh trong lĩnh vực này như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Thái Lan, Malaysia… và hướng tới nhóm ngành cụ thể là ô tô và điện tử. Năm 2012, trong khuôn khổ chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, Bộ Công Thương đã triển khai 3 hội thảo Kết nối doanh nghiệp CNHT tại 3 vùng kinh tế trọng điểm nhằm kết nối các doanh nghiệp CNHT với các nhà lắp ráp tại các khu vực này [10].
Hiện nay, nhiều đối tác nước ngoài hiện đang quan tâm tới xây dựng CNHT tại Việt Nam và đã có các hoạt động xúc tiến rất thành công. Trong đó, JETRO là đơn vị tích cực nhất trong việc xúc tiến đầu tư, tìm kiếm đối tác, xây dựng liên kết giữa các nhà lắp ráp Nhật Bản với các doanh nghiệp cung ứng Việt Nam, với việc tổ chức các triển lãm hàng năm về CNHT rất thành công tại Hà Nội hoặc TP Hồ Chí Minh.