Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo

Một phần của tài liệu chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam (Trang 36 - 39)

Số liệu thống kê gần đây cho thấy, khoảng 80% giá trị kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam dành cho nguyên liệu đầu vào, thiết bị và máy móc phục vụ sản xuất trong nước [1].

Đặc biệt, ngành cơ khí chế tạo- xương sống cho một nền công nghiệp phát triển- cũng chưa có sự chuyển biến tích cực nếu không muốn nói là đã quá tụt hậu so với sự phát triển chung của thế giới. Các công nghệ tạo phôi, nhiệt luyện hay gia công kim loại của ngành cơ khí đều quá lạc hậu, sản phẩm làm ra chưa đảm bảo chất lượng theo yêu cầu thị trường.

Công nghệ chế tạo cơ khí nội địa về tổng thể vẫn là công nghệ chế tạo đơn giản, lạc hậu, trình độ tụt hậu khoảng 2-3 thế hệ so với khu vực. Thiết bị phần lớn là vạn năng, qua nhiều năm sử dụng đã lạc hậu về tính năng kỹ thuật, độ chính xác kém, thiếu phụ tùng thay thế, thiếu chú ý bảo dưỡng định kỳ, thiếu vốn để đầu tư thay thế, đổi mới, nâng cấp. Khâu tạo phôi – một khâu rất quan trọng trong công nghiệp cơ khí, các cơ sở sản xuất vấn sử dụng chủ yếu công nghệ đúc bằng khuôn cát, chất lượng vật đúc thấp, tỉ lệ chế phẩm cao.

Cơ khí Việt Nam chưa có kinh nghiệm đúc chính xác cao, chưa đúc được những mác thép có chất lượng và độ bền cao. Công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp biến dạng dẻo kim loại ở trạng thái nóng (cán, rèn dập) cũng còn yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Khâu nhiệt luyện và xử lý chất lượng bề mặt các sản phẩm cơ khí còn yếu đã ảnh hưởng xấu đến chất lượng của các chi tiết thành phẩm.

Ngành Công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực chế tạo máy Việt Nam đang có một lỗ hổng rất lớn ở “chân móng”. Các sản phẩm thép xây dựng được đầu tư sản xuất ồ ạt để đáp ứng một thị trường xây dựng đang phát triển mạnh mẽ.

30

Trong khi đó ngành thép chế tạo chưa hề có mặt tại Việt Nam khi không nhìn ra được hiệu quả đầu tư.

Lĩnh vực công nghiệp chế tạo giàn khoan dầu khí lại gặp nhiều vướng mắc trong công tác nội địa hóa. Việc kết hợp trong công tác nội địa hóa còn thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp cơ khí trong nước dẫn đến sự thiếu thông tin kịp thời và cụ thể cho việc cung cấp các sản phẩm.

Các sản phẩm hiện có của các doanh nghiệp trong nước hầu như chưa phù hợp với môi trường biển, dầu khí dễ cháy nổ, đòi hỏi độ tin cậy cao và nghiêm ngặt về các chỉ tiêu kỹ thuật theo các yêu cầu của cơ quan kiểm định, đăng kiểm quốc tế.

Nhập khẩu máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng vào Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2012 đạt 14,68 tỷ USD, tăng 3,7% so với cùng kỳ 2011, trong khi xuất khẩu chỉ đạt 5,09 tỷ USD, tăng 29,9% so với cùng kỳ [9].

Công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô

Ngành sản xuất lắp ráp ô tô được kỳ vọng với nhiều chính sách ưu đãi phát triển nhưng đến nay tỉ lệ nội địa hóa vẫn còn rất thấp, chỉ khoảng trên dưới 10% đối với xe con, do dung lượng thị trường thấp nên không thu hút được doanh nghiệp sản xuất phụ tùng tham gia chuỗi cung ứng.

Công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất ô tô Việt Nam hình thành và phát triển rất chậm trong giai đoạn vừa qua. Năm 2010, ước tính cả nước có khoảng 230 doanh nghiệp tham gia sản xuất các loại linh kiện, phụ tùng ô tô. Ngoài ra là hàng trăm cơ sở dịch vụ sửa chữa ô tô và các cơ sở kinh doanh linh kiện, phụ tùng ô tô [9].

Tính đến năm 2012, tổng số các DN sản xuất ô tô trên lãnh thổ Việt Nam là gần 400 DN . Các DN sản xuất ô tô tập trung chủ yếu tại vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Hồng. Đa số các DN có quy mô vừa và nhỏ. Theo công suất thiết kế, các DN sản xuất ô tô cả nước có tổng công suất sản

31

xuất lắp ráp xe hiện nay là khoảng 458.000 xe/năm, trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 47%, các DN trong nước chiếm 53% [9]. Năm 2010, cả nước sản xuất 112,3 ngàn xe các loại, cao gấp gần 2 lần năm 2005 và 8,4 lần năm 2000. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 10 năm là 17,44%/năm[9]. Năm 2011, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, sản xuất lắp ráp xe trong nước chỉ đạt 107,9 ngàn xe, giảm 4% so với năm 2010. Năm 2012 số lượng xe lắp ráp trong nước còn 72.749 xe, giảm 31% so với năm 2011[9].

Do hạn chế trong khả năng cung ứng nội địa, ngành ô tô Việt Nam hàng năm vẫn nhập khẩu một lượng lớn linh kiện, phụ tùng với giá trị nhập khẩu lên tới gần 2 tỷ USD, từ các nước: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Philippin…Hạn chế lớn nhất khi phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô là dung lượng thị trường trong nước nhỏ, lại bị chia sẻ bởi nhiều nhà lắp ráp.

Công nghiệp ô tô được hoạch định và kỳ vọng rất lớn đến năm 2010 đạt tỷ lệ nội địa hóa cao (40-60%), tự chủ công nghệ, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước (60-80%), hướng tới xuất khẩu ô tô và phụ tùng [1].

Tuy nhiên hầu hết các chỉ tiêu đều không đạt được, đặc biệt đối với dòng xe con và xe chuyên dùng (tỷ lệ hiện tại dưới 25%). Các chi tiết linh kiện phụ tùng có hàm lượng kỹ thuật cao như động cơ, hộp số đều chưa thể sản xuất trong nước. Nguyên nhân chủ yếu là do thị trường ô tô chưa được mở ra như mong đợi, sản lượng thấp nên khó có thể đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ.

Công nghiệp hỗ trợ ngành xe máy

Công nghiệp hỗ trợ cho ngành xe máy là lĩnh vực phát triển nhất cả về số lượng và chất lượng so với các ngành công nghiệp khác ở Việt Nam. Với nhu cầu thị trường lớn cùng một số ưu đãi phát triển của chính phủ, CNHT

32

cho ngành xe máy đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Việt Nam là quốc gia có lượng phương tiện giao thông chiếm tới 90% là xe máy. Dự báo đến năm 2015 lượng xe máy lưu hành trong cả nước sẽ khoảng 31 triệu xe và đến năm 2020 khoảng 33 triệu chiếc. Chính vì vậy, số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường sản xuất và lắp ráp xe máy cũng khá đông, khoảng gần 60 doanh nghiệp, trong đó có những tập đoàn lớn đến từ Nhật Bản, Italia, Đài Loan. Các doanh nghiệp đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu của các nhà lắp ráp. Năm 2010, với 166 doanh nghiệp và hơn 40 ngàn lao động, GTSXCN linh kiện phụ tùng xe máy lên tới 55 ngàn tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 15,77%/năm. Hiện nay tỷ lệ nội địa hoá các loại xe gắn máy trong nước sản xuất đã đạt khoảng 85-90%. Các linh kiện chủ yếu trong xe máy hầu hết đã được sản xuất nội địa, như động cơ xe, các bộ phận của hộp số, khung, sườn xe, yên xe, tay lái… đạt tiêu chuẩn của các nhà lắp ráp FDI, tạo thành hệ thống cung ứng khá hiệu quả. Một số linh kiện xe máy do doanh nghiệp nội địa sản xuất đã được xuất khẩu đi toàn cầu [1].

Theo Bộ Công thương, tới cuối năm 2012 này, tổng công suất sản xuất và lắp ráp xe máy của Việt Nam sẽ đạt mức khoảng 5 triệu xe/năm [1].

Từ chỗ phải nhập khẩu 100% từ nước ngoài, ngành công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp xe máy của Việt Nam đã có thể tự sản xuất được khoảng 70% các loại linh kiện, phụ tùng, góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm xe máy sản xuất tại Việt Nam. Tuy vậy, giá thành các linh kiện, phụ kiện sản xuất trong nước còn cao, chất lượng không ổn định.

Một phần của tài liệu chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển công nghiệp hỗ trợ ở việt nam (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)