Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện không ở trong ngành nhưng có khả năng xâm nhập vào hoạt động kinh doanh của ngành đó.
Khi đối thủ mới tham gia vào ngành nó sẽ làm giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp do họ đưa vào khai thác các năng lực sản xuất mới với mong muốn dành được một phần thị trường. Vì vậy, những doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành tìm mọi cách để hạn chế các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn nhảy vào lĩnh vực kinh doanh của ngành.
Những khó khăn trở ngại khi một doanh nghiệp mới muốn xâm nhập vào ngành đó là: sự ưa chuộng sản phẩm của người tiêu dùng đối với các doanh nghiệp trong ngành, sự ưu thế về chi phí thấp và tính hiệu quả sản xuất lớn của các doanh nghiệp trong ngành. Vì vậy, tạo lập những lợi thế kể trên là mục tiêu của các doanh nghiệp trong ngành.
Do tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt là tình hình kinh tế Việt Nam đang rất khó khăn nên tình hình kinh doanh của công ty cũng gặp nhiều khó khăn. Kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, cùng với sự ra đời hàng loạt các hiệp định thương mại song phương, đa phương có ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề thuế quan, phương thức buôn bán, cách thức giao dịch, mở rộng giao lưu kinh tế và buôn bán với nước ngoài thì công ty cũng phải tạo ra những rào cản đồng thời cải tiến các hoạt động tiêu thụ nhằm giữ và mở rộng thêm thị trường của mình đề phòng những đối thủ cạnh trạnh mới xuất hiên. Đó chính là các công ty nước ngoài có nội lực và nguồn vốn lớn.
- Quá trình tự do hoá thương mại diễn ra càng nhanh chóng thì càng xuất hiện nhiều quốc gia, doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Sự tham gia của các quốc gia vào các tổ chức quốc tế sẽ dẫn tới cạnh tranh thiếu bình đẳng giữa các quốc gia là thành viên với các quốc gia chưa phải là thành viên của tổ chức quốc tế vì thế những quy định liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng bao giờ cũng có tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty. Nếu muốn tồn tại trên thương trường, doanh nghiệp Việt Nam buộc phải chuyển mình sao cho thích ứng với yêu cầu của các quốc gia nhập khẩu và vì thế không thể duy trì hệ thống trang thiết bị lạc hậu, lỗi thời mà buộc phải trang bị các loại trang thiết bị hiện đại hơn.
- Trong xu thế hội nhập hiện nay, Việt Nam cũng không tránh khỏi những tác động (tốt có, xấu có) của những thay đổi, biến động diễn ra hàng ngày, hàng giờ trên thế giới khiến việc thích ứng với môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn. Điều này có thể được diễn giải như sau: khi những biến động diễn ra sẽ có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các quốc gia sản xuất (thường là những quốc gia lớn, chịu ảnh hưởng nhiều bởi những biến động trên thế giới) và do đó tác động tới hoạt động của các doanh nghiệp nhập khẩu trang thiết bị may mặc tại Việt Nam (về giá, về điều kiện giao thương,...).