Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Một phần của tài liệu cải tiến hoạt động tiêu thụ sản phẩm trang thiết bị may mặc của công ty xuất nhập khẩu dệt may vinatex ở thị trường nội địa (Trang 59 - 61)

Nếu ví thị trường như một cái bánh khổng lồ thì thị phần chính là những phần bánh mà một công ty nào đó nắm giữ được( các công ty khác chỉ chia nhau những phần bánh còn lại), Trên thị trường trang thiết bị may mặc hiện nay, đối thủ cạnh tranh mạnh nhất mà công ty Vinatex-Imex đang phải đương đầu là công ty Việt Tiến Tungshing. Ngoài ra, còn rất nhiều đối thủ khác là các công ty tư nhân với lợi thế về máy móc giá thấp và công ty nhà nước hoặc công ty liên doanh với lợi thế về vốn cũng là một trở ngại không dễ vượt qua.

Thực tế là, từ trước đến nay, chưa có một cá nhân hay tổ chức nào đưa ra được chính xác con số Tổng doanh thu của toàn bộ các công ty kinh doanh mặt hàng trang thiết bị may mặc mà những con số có được chỉ mang tính ước đoán và do đó, việc tính toán thị phần của các công ty cũng chỉ là tương đối. Theo ước tính của Hiệp hội dệt may Việt Nam, trong những năm gần đây, tổng mức đầu tư của ngành Dệt may khoảng 1tỷ USD; tạm tính khoảng 10% trong tổng mức đầu tư là dành cho trang thiết bị may mặc thì con số này cũng là rất lớn. Căn cứ vào đó ta sẽ tính toán được thị phần của Vinatex-Imex cũng như của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu thị phần trên thị trường trang thiết bị may mặc hiện nay

Như vậy, có thể thấy rằng, công ty Vinatex-Imex có phần thị trường chiếm giữ đứng thứ 2 sau công ty Việt Tiến Tungshing (bằng 80% thị phần của Việt Tiến Tungshing). Đây là kết quả từ rất nhiều nỗ lực của cán bộ công nhân viên của công ty nhưng công bằng mà nói thì phần thị trường này vẫn chưa thực sự đủ lớn đối với năng lực nội tại của công ty cùng như tiềm năng thị trường hiện tại. Nếu xét thị phần theo khu vực địa lý thì không có một con số thống kê chính xác nào nhưng nhìn chung đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Vinatex-Imex có mật độ bao phủ thị trường rộng hơn trong khi công ty chỉ chủ yếu chiếm lĩnh thị trường Miền Bắc (thị trường truyền thống), còn thị

hoạch chung của ngành dệt may, Miền Trung chủ yếu phát triển Công nghiệp dệt nên có rất ít cơ sở may đặt tại đây) và đặc biệt chưa tập trung khai thác thị trường Miền Nam - một thị trường đầy tiềm năng (thị phần mà công ty nắm giữ ước chừng khoảng 10 - 15%).

Một phần của tài liệu cải tiến hoạt động tiêu thụ sản phẩm trang thiết bị may mặc của công ty xuất nhập khẩu dệt may vinatex ở thị trường nội địa (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)