1.2.2.1. Công thức hoá học, lịch sử
Vecuronium bromide (norcuron; organon NC45) thuộc nhóm steroid Vecuronium đ−ợc sử dụng lâm sàng năm 1980
1.2.2.2. Cơ chế tác dụng của thuốc gi∙n cơ vecuronium
Là thuốc giãn cơ không khử cực và đ−ợc xếp vào loại giãn cơ tác dụng trung bình, thời gian bán thải dài.
Cơ chế tác dụng chính của các thuốc giãn cơ không khử cực là cạnh tranh với acetylcholine trên receptor ở tấm tận cùng vận động, chỉ cần 1 trong 2 phần tử alpha của receptor gắn thuốc giãn cơ, thì receptor đã bị bất hoạt. Nh−ng để gây phong bế thần kinh thì cần phải có một l−ợng lớn các receptor
gắn thuốc. Thực nghiệm cho thấy phải có 75% các receptor bị phong bế mới gây giảm chiều cao kích thích đơn và để giãn cơ hoàn toàn thì phải có trên 92% số receptor bị thuốc giãn cơ chiếm giữ [29].
Một cách tác dụng khác của thuốc giãn cơ vecuronium là làm rối loạn chức năng của kênh ion sau synap, bằng cách lọt vào kênh khi nó mở ra d−ới tác dụng của acetylcholine, từ đó thuốc làm cản trở ion qua kênh và cản trở quá trình khử cực màng.
Ngoài ra thuốc giãn cơ vecuronium còn có tác dụng lên receptor cholinergic tiền synap có vai trò điều hoà giải phóng acetylcholine.
1.2.2.3. D−ợc lực học thuốc gi∙n cơ vecuronium
Các thuốc giãn cơ không khử cực gây liệt cơ ở nhiều mức độ khác nhau tuỳ theo liều sử dụng. Ng−ời ta đã tính đ−ợc các liều ED50, ED75, ED95.
Bảng 1.1. Đặc tính d−ợc lực học của vecuronium [4] Thuốc Liều ED95 (mg/kg) Hồi phục 25% co cơ (phút)
Hồi phuc 95% co cơ (phút)
Vecuronium 0,049 – 0,065 20 - 40 45 - 65
* Liều ED95: là liều thuốc giãn cơ làm giảm 95% đáp ứng với kích thích tần số thấp ở cơ khép ngón cái. Liều này cũng nói lên độ mạnh của thuốc giãn cơ trong mối t−ơng quan tác dụng và liều dùng. Trong lâm sàng hay dùng liều 1,5 - 2 ED95 để đặt ống NKQ.
Thời gian khởi phát và mức độ tác dụng trên các nhóm cơ thì khác nhau. Điều đó phụ thuộc cấu tạo giải phẫu, cấu trúc cơ, độ nhạy cảm và sức đề kháng với thuốc giãn cơ.
- Nhóm cơ nhỏ: cơ mặt, cơ mắt
- Nhóm cơ trung bình: cơ l−ỡi, cơ nhai, cơ tay - Nhóm cơ lớn: cơ cổ, cơ vai, cơ l−ng, cơ bụng - Nhóm cơ hô hấp: cơ hoành, cơ liên s−ờn. * T−ơng tác thuốc
+ Với thuốc giãn cơ khử cực:
Tác dụng của thuốc giãn cơ không khử cực sẽ tăng lên nếu nh− tr−ớc đó đã cho thuốc giãn cơ khử cực succinylcholin.
+ Với các thuốc giãn cơ không khử cực khác:
Phối hợp 2 thuốc giãn cơ khử cực cho ta hoặc tác dụng cộng nh−
pancuronium với vecuronium hoặc tác dụng hiệp đồng nh− vecuronium với atracurium [8], [29].
+ Với các thuốc mê:
Các thuốc mê bốc hơi họ halogen làm tăng hiệu lực, giảm nhu cầu và kéo dài thời gian hồi phục của thuốc giãn cơ không khử cực [4], [22], [30], [41].
Một số thuốc khác nh− thuốc tê, thuốc kháng sinh nhóm aminoside, polymicine làm tăng tiềm năng giãn cơ [9].
1.2.2.4. D−ợc động học thuốc gi∙n cơ
Nồng độ đỉnh huyết t−ơng đạt đ−ợc sau tiêm thuốc 1 - 2 phút. Trong máu thuốc gắn chủ yếu với albumin. Thể tích phân bố của các thuốc giãn cơ vecuronium gần t−ơng đ−ơng với thể tích dịch ngoài tế bào (0,2 - 0,4 1ít/kg),
Bảng 1.2. Đặc tính d−ợc động học của thuốc vecuronium [29]
Thuốc Thể tích phân bố (lít/kg)
Hệ số đào thải (ml/kg/phút)
Thời gian bán thải ( phút )
* Chuyển hoá và thải trừ:
Vecuronium đào thải qua gan là chính (60%). Tốc độ chuyển hoá và thải trừ ảnh h−ởng quan trọng đến thời gian tác dụng của thuốc. Nó quyết định tốc độ giảm đậm độ thuốc trong máu và trong khe synap thần kinh- cơ.
* Một số yếu tố ảnh h−ởng đến động học thuốc giãn cơ vecuronium: + Suy gan, suy thận: Suy giảm chức năng gan, thận làm giảm chuyển hoá và thải trừ thuốc do đó ảnh h−ởng đến các đặc tính động học của thuốc giãn cơ[4].
+ Nhiệt độ: Giảm thân nhiệt làm chậm chuyển hoá và thải trừ thuốc do đó kéo dài thời gian tác dụng. Nhiệt độ ngoại biên giảm làm giảm t−ới máu cơ, do đó mức giãn cơ đánh giá bằng máy kích thích ở các cơ này tăng lên.
1.2.2.5. Hồi phục chức năng thần kinh cơ sau dùng thuốc gi∙n cơ vecuronium
1.2.2.5.1. Hồi phục tự nhiên
Sau khi dùng thuốc giãn cơ vecuronium, chức năng thần kinh cơ có thể hồi phục hoàn toàn. Cơ chế hồi phục là giảm số l−ợng receptor cholinergic bị thuốc giãn cơ chiếm giữ. Tốc độ hồi phục phụ thuộc vào tốc độ giảm đậm độ thuốc giãn cơ trong khe synap và trong huyết t−ơng.
1.2.2.5.2. Hồi phục với thuốc giải giãn cơ (anticholinesterasic)
Thuốc giải giãn cơ làm rút ngắn thời gian hồi phục của thuốc giãn cơ vecuronium.
Cơ chế tác dụng của thuốc giải giãn cơ là ức chế men cholinesterase có tác dụng phân huỷ acetylcholin làm cho nồng độ acetylcholine ở khe synap tăng lên. Nồng độ cao acetylcholin đã đẩy thuốc giãn cơ ra khỏi vị trí gắn trên receptor và làm mất tác dụng phong bế thần kinh cơ.
* Một số thuốc giải giãn cơn dùng trong lâm sàng
Có 3 thuốc kháng cholinesterasic th−ờng dùng là neostigmine, pyridostigmine và edrophonium. Thời gian tác dụng lâm sàng của các thuốc gần nh− nhau khi dùng liều l−ợng t−ơng đ−ơng.
* Một số yếu tố ảnh h−ởng đến tác dụng giải giãn cơ:
+ Độ sâu của phong bế thần kinh cơ (thời điểm cho thuốc giải giãn cơ): Giải giãn cơ khi mức phong bế còn sâu làm kéo dài thêm thời gian hồi phục[19]. Trong đó thực hành lâm sàng, thuốc giải giãn cơ đ−ợc khuyến cáo chỉ nên cho khi có hai đáp ứng với kích thích TOF trở lên [8].
+ Liều thuốc giải giãn cơ: ở cùng một mức phong bế thì liều thuốc giải giãn cơ cao hơn có thể rút ngắn thời gian hồi phục. Hunter thấy khi dùng neostigmine liều 5 mg thì thời gian hồi phục chức năng thần kinh cơ không rút gắn hơn so với liều 2,5 mg [38]. Liều neostigmine đ−ợc khuyến cáo là 20 - 50 mcg/kg và không nên v−ợt quá 60 mcg/kg.
Việc sử dụng thuốc hoá giải giãn cơ có thể đi kèm một số tác dụng bất lợi nh− tăng tỷ lệ nôn và buồn nôn sau mổ, tác dụng xấu đến tim mạch. Các tác dụng bất lợi này có thể hạn chế bằng việc dùng kèm một thuốc kháng cholinergic (atropin hay glycopyrolate).