Xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh đối với rừng IIb

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tái sinh tự nhiên của một số trạng thái thảm thực vật và đề xuất biện pháp kỹ thuật nhằm phục hồi rừng ở huyện võ nhai - tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 76)

Hệ thống các biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng trên cơ sở tôn trọng quy luật sống tự nhiên của hệ sinh thái rừng nhằm thỏa mãn các mục đích của con người. Trên cơ sở đó các giải pháp kỹ thuật lâm sinh đề xuất cũng cần phải giải quyết mối quan hệ hài hòa giữa con người với quy luật phát triển và tồn tại của hệ sinh thái.

Trạng thái rừng IIb là trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy và sau khi khai thác kiệt làm cho tính đa dạng sinh học trong cấu trúc rừng bị phá vỡ, số loài bị giảm, những loài quý hiếm không còn, thay vào đó là những loài kém giá trị. Trạng thái rừng IIb ở huyện Võ Nhai không có loài cây có giá trị cao.

Vì vậy chỉ đáp ứng được nhu cầu phòng hộ và bảo vệ môi trường nên cần bổ sung thêm một số loài cây có giá trị, mục đích để nâng cao giá trị rừng phục hồi. Đồng thời cần tiến hành những biện pháp kỹ thuật lâm sinh như chặt tỉa, trồng dặm và vệ sinh rừng để điều chỉnh mật độ phân bố loài cây trong rừng phục hồi cho đồng đều để tận dụng tối đa không gian dinh dưỡng.

Dựa vào chức năng của trạng thái rừng và kết quả nghiên cứu từ thực địa đề tài đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh như sau:

- Nếu là rừng sản xuất thì ta có thể áp dụng các giải pháp sau: Trồng bổ sung các loài có giá trị cao, trong quá trình cải tạo rừng cần giữ lại cây tầng cao cũng như cây tái sinh. Ngoài ra cần ngăn cản sự tác động của con người, gia súc và một số biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng nhằm bảo vệ thảm thực vật tự nhiên.

- Nếu là rừng phòng hộ, đầu nguồn thì áp dụng các biện pháp như: Khoanh nuôi bảo vệ, kết hợp với luỗng phát dây leo, giảm bớt cây bụi cạnh tranh không gian dinh dưỡng để xúc tiến nhanh quá trình phục hồi rừng.

Dựa vào phân bố cây theo cấp đường kính và cấp chiều cao của mỗi OTC, mỗi lâm phần ta có một số biện pháp sau:

- Phần lớn số lượng cây tập trung ở những cỡ kính nhỏ chứng tỏ sự phân hóa tầng bắt đầu diễn ra nên có sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng, ánh sáng nên cần tỉa bớt cây cỡ kính này, tỉa bớt những cây xấu, không mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho những cây có giá trị thuận lợi phát triển.

- Đối với những cây tập trung ở những cấp kính lớn hơn điều tiết tổ thành cây tầng cao theo hướng tăng sản lượng gỗ có giá trị kinh tế, cần tỉa thưa và khai thác những cây không có giá trị kinh tế, tận dụng sản phẩm gỗ để xây dựng, làm chất đốt. Làm giàu rừng bằng những cây có giá trị. Điều chỉnh độ tàn che cho cây tái sinh sinh trưởng và phát triển tốt, điều tiết tổ thành thông qua việc xúc tiến tái sinh. Đồng thời luỗng phát dây leo, cây bụi tạo điều kiện cho cây tái sinh có không gian dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển.

Đối với trạng thái rừng IIb đề tài áp dụng biện pháp lâm sinh là phát dây leo, bụi dâm ở diện tích 1 ha.

Như vậy tùy theo đặc điểm của mỗi lâm phần để áp dụng những biện pháp kỹ thuật lâm sinh cho phù hợp, có thể tác động tổng hợp nhiều biện pháp nhằm cải thiện chất lượng trạng thái rừng một cách tốt nhất.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tái sinh tự nhiên của một số trạng thái thảm thực vật và đề xuất biện pháp kỹ thuật nhằm phục hồi rừng ở huyện võ nhai - tỉnh thái nguyên (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)