Đặc trưng của lớp cây bụi, thảm tươi là Dương xỉ, Guột, Cỏ lào, Cỏ lá tre, Trinh nữ và Cứt lợn. Độ che phủ trong khoảng trung bình khoảng 47%. Cây bụi có vai trò vô cùng quan trọng trong hệ sinh thái rừng, chúng giữ nước tránh xói mòn.
Tầng cây bụi phân tán nước mưa, giữ đất tránh bị xói mòn khi mưa. Cây bụi, thảm tươi còn tận dụng nguồn năng lượng mặt trời từ ánh sáng lọt qua tán cây ở tầng trên tạo thêm sản phẩm sinh học cho rừng, không những thế cây bụi thảm tươi còn giúp giảm lượng nước bốc hơi bề mặt. Ngoài ra cây bụi thảm tươi còn tham gia vào quá trình hình thành đất thông qua vật rơi rụng và sự hình thành của bộ rễ. Tham gia vào việc hình thành nên tiểu khí hậu rừng. Tuy nhiên, chúng cũng ảnh hưởng trực tiếp tới tái sinh rừng như cạnh tranh nước, cạnh tranh dinh dưỡng, cạnh tranh các chất khoáng và ánh sáng với cây rừng. Nếu độ che phủ cao thì sẽ hạn chế quá trình tái sinh dưới tán rừng vì chúng đã chiếm hết không gian sống. Thông qua điều tra tại khu vực nghiên cứu kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3.14. Mật độ của cây bụi, thảm tươi tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
OTC Loài cây chủ yếu (loài) Độ che phủ (%)
1 Dương xỉ, cỏ lào, cỏ lá tre, trinh nữ 50 2 Guột, dương xỉ, cỏ lào, cỏ lá tre 49
3 Mua, guột, dương xỉ, cỏ lá tre 42
4 Mua, dương xỉ, cỏ lào, găng 49
5 Dương xỉ, cỏ lá tre, guột, móng bò 49
Dựa vào bảng đánh giá độ phong phú loài của lớp cây bụi, dây leo và thảm tươi của Drude ta có thể thấy rằng tình hình thực bì của trang thái rừng phục hồi Ic tại khu vực nghiên cứu được phân bố như bảng sau:
Bảng 3.15. Độ nhiều (hay độ dầy rậm) thảm tươi trạng thái Ic tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên
Xã OTC Độ che phủ(%) Tình hình thực bì Tràng Xá 01 55 - 70% Cop 3 02 03 Liên Minh 04 60 - 85% Cop3 05 06
Theo bảng thì tình hình thực bì tại hai xã trên thuộc Cop 3 hay Thực vật mọc rất nhiều che phủ 50-75% diện tích. Ở trạng thái này lớp cây bụi, thảm tươi phát triển khá tố đã ảnh hưởng đến mật độ cây tái sinh, tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng. Cây bụi, thảm tươi là thành phần quan trọng của quần xã rừng. Tham gia vào quá trình hình thành đất thông qua vật rơi rụng và hoạt động của bộ rễ, làm phong phú thêm thành phần động vật, vi sinh vật rừng. Đóng góp vai trò của mình vào quá trình tiêu tuần hoàn nước. Ngăn cản dòng chảy và năng lượng thấm vào trong đất. Tham gia vào việc hình thành nên tiểu khí hậu, tuy nhiên chúng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tái sinh rừng, cạnh tranh nước, dinh dưỡng khoáng, ánh sáng với cây rừng. Nếu độ che phủ cao thì sẽ hạn chế quá trình tái sinh dưới tán rừng. Mật độ cây bụi, thảm tươi thường cao hơn ở chân đồi và đỉnh đồi.