Xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh đối với rừng Ic

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tái sinh tự nhiên của một số trạng thái thảm thực vật và đề xuất biện pháp kỹ thuật nhằm phục hồi rừng ở huyện võ nhai - tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 72)

Giải pháp kỹ thuật được coi là khâu cốt lõi điều chỉnh hệ sinh thái rừng theo hướng có lợi. Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh dựa trên điều kiện cụ thể của từng khu vực, đề xuất giải pháp lâm sinh giải quyết hài hòa giữa lợi ích con người với quy luật phát sinh, phát triển và tồn tại của hệ sinh thái rừng. Qua kết quả ở trên thấy trạng thái nghiên cứu chịu ảnh hưởng của các nhân tố tác động khác nhau, để khống chế một nhân tố để nghiên cứu thật không dễ dàng. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để điều tiết quá trình tái sinh tự nhiên sao cho phù hợp, hơn nữa trạng thái thảm thực vật rừng Ic ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là do nương rẫy cũ bỏ lại một vài năm, nên chỉ có cây bụi và một số ít cây gỗ chủ yếu là cây tiên phong. Do vậy đề tài đưa ra một số giải pháp áp dụng cho các trạng thái rừng như sau:

- Qua điều tra nghiên cứu hệ số tổ thành cây tái sinh của thảm thực vật trạng thái rừng Ic tại huyện Võ Nhai ở ba cấp đất và ba cấp độ dốc, các loài tham gia vào hệ số tổ thành có một số loài vừa có giá trị kinh tế vừa có khả năng cải tạo đất chiếm hệ số tổ thành lớn như Trẩu, Chẹo tía, Bồ Đề. Nên trồng bổ sung các loài cây Trẩu, Bồ đề để tăng giá trị của rừng, do là loài cây chiếm ưu thế nên cây sẽ sinh trưởng phát triển nhanh sớm hình thành rừng.

Bước đầu đề tài đã tiến hành thực hiện một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh cho đối tượng trạng thái rừng phục hồi Ic là (rừng sản xuất) (i) Trồng bổ sung theo

đám và (ii) Xúc tiến tái sinh tự nhiên bằng hạt, chồi và kết hợp trồng bổ sung trên

diện tích là 1ha mô hình được thực nghiệm chọn loài cây trồng Bồ đề, được lựa chọn theo nguyên tắc phỏng vấn nhanh hộ gia đình về nhu cầu, kết hợp phân tích điều kiện lập địa cây trồng và chọn cây trồng phù hợp (tại hộ gia đình bà Triệu Thị

Đường , thôn Ngọc Mỹ - Xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên). Sau khi

trên 90%. Với kết quả bước đầu thực hiện mô hình, các giải pháp lâm sinh bước đầu áp dung vào thực tiễn cho đối tượng rừng nghiên cứu :

- Các biện pháp kỹ thuật lâm sinh cụ thể giải pháp tác động bằng biện pháp trồng bổ sung theo đám: Xử lý thực bì: Loại bỏ cây phi mục đích, phát quang dây

leo, bụi rậm theo đám, cuốc hố 40x40x40 trước trồng 15 ngày.

Phương thức trồng: Trồng theo đám đã phát vào vị trí không có cây tái sinh mục đích để lại. Mật độ trồng: Áp dụng mật độ trồng 500 cây/ ha.

- Các biện pháp lâm sinh cho xúc tiến tái sinh tự nhiên bằng hạt, chồi kết hợp trồng bổ sung theo đám: Phát quang dây leo, cây bụi, thảm tươi chèn ép cây tái

sinh; Sửa lại gốc chồi và tỉa chồi: Tỉa bớt chồi xấu, để lại từ 1 đến 2 chồi khỏe sinh trưởng. Chặt sát gốc đối với cây tái sinh bị dập, gẫy để tạo ra cây chồi khoẻ mạnh.

Kỹ thuật trồng bổ sung: Gồm đầy đủ các bước như trên

Tuy nhiên, đối với trạng thái rừng Ic là rừng phòng hộ, thì việc đưa ra các giải pháp tác động cần dựa trên các nghiên cứu về khả năng giữ đất và giữ nước của thảm thực vật rừng, chọn cây trồng cũng cần phát huy các chức năng phòng hộ.

- Trạng thái thảm thực vật ở khu vực nghiên cứu có khả năng phòng hộ, nên biện pháp kỹ thuật lâm sinh đưa ra là khoanh nuôi, bảo vệ, trồng bổ sung các loài cây có tính chất cải tạo đất.

Điều chỉnh mật độ tàn che cho trạng thái nghiên cứu bằng cách tỉa thưa phát quang bụi rậm, thảm tươi dây leo tạo điều kiện cho cây tái sinh phát triển tốt, điều tiết tổ thành cây tái sinh thông qua việc xúc tiến tái sinh, nuôi dưỡng những loài cây mục đích, chặt bỏ những loài cây phi mục đích, phẩm chất kém. Ở trạng thái nghiên cứu có một số cây có thể lấy gỗ, củi như Mỡ, Bồ Đề, Bứa…

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tái sinh tự nhiên của một số trạng thái thảm thực vật và đề xuất biện pháp kỹ thuật nhằm phục hồi rừng ở huyện võ nhai - tỉnh thái nguyên (Trang 71 - 72)