Xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh đối với rừng IIa

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tái sinh tự nhiên của một số trạng thái thảm thực vật và đề xuất biện pháp kỹ thuật nhằm phục hồi rừng ở huyện võ nhai - tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 74)

Các giải pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm phục hồi cho trạng thái rừng IIa tại huyện Võ Nhai- tỉnh Thái Nguyên đưa ra phải dựa trên điều kiện cụ thể của từng khu vực, đề xuất các giải pháp kĩ thuật lâm sinh phải giải quyết hài hòa giữa lợi ích của con người với quy luật phát sinh, phát triển và tồn tại của hệ sinh thái rừng.

Đối với từng loại rừng khác nhau chúng ta sẽ sử dụng các biện pháp canh tác cụ thể nâng cao lợi ích một cách hiệu quả nhất. Nếu là rừng sản xuất thì ta cần tỉa thưa cây gỗ tầng cao để giảm bớt sự cạnh tranh, giảm bớt mật độ cây kém giá trị kinh tế, tạo điều kiện cho các loài cây có giá trị sinh trưởng và tái sinh, trồng bổ sung cây mục đích. Đối với rừng có chức năng phòng hộ thì áp dụng các biện pháp khoanh nuôi bảo vệ, có thể trồng các cây đặc sản dưới tán rừng. Việc trồng xen như thế sẽ có tác dụng hợp lí, tăng khả năng thấm nước và giữ nước, khả năng chống xói mòn, hạn chế lũ lụt…

Phát dây leo bụi rậm, đây là biện pháp quan trọng đối với các rừng phục hồi vì dây leo bụi rậm quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng. Xác định cường độ phát phải phù hợp, tránh phát quá nhiều vì phát nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến rửa trôi, xói mòn đất gây ảnh hưởng đến việc tái sinh rừng.

Khoanh nuôi tái sinh: Không chăn thả gia súc vào rừng để tránh việc giẫm nát, ăn cây tái sinh. Song quá trình là khai thác đúng quy trình, không chặt phá bừa bãi, không khai thác trắng, khai thác phải bảo đảm tái sinh rừng.

Đối với trạng thái rừng IIa đề tài tiến hành một số biện pháp lâm sinh trong đó có phỏng vấn nhanh cán bộ kiểm lâm địa bàn thì chúng tôi được biết khu vực nghiên cứu đang là rừng phòng hộ. Qua điều tra khu vực nghiên cứu cùng với hỏi ý kiến của cán bộ lâm nghiệp và người dân địa phương, ý kiến của chủ rừng là (tại

hộ gia đình Ông Phan Tiến Lâm , thôn Ngọc Mỹ - Xã Liên Minh, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) tổ chức thực hiện nghiên cứu diện tích 1 ha, chúng tôi đã tiến

hành phát dây leo, cây bụi, thảm tươi để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng ánh sáng với cây tái sinh và trồng bổ sung các loài cây Lim Vang, Mán đỉa, Ràng ràng vào các chỗ trống, chỗ cây tái sinh mọc thưa. Lý do chúng tôi tiến hành trồng cây Lim vang, Mán đỉa, Ràng ràng là vì 3 loài cây trên là cây bản địa, chúng mọc tái sinh ở các khu rừng lân cận, đặc điểm của các loài cây này cây ưa sáng mọc nhanh, chúng cải tạo rừng, bảo vệ đất chống xói mòn, rửa trôi, điều tiết nguồn nước, khí hậu, tạo cảnh quan tốt, nâng cao độ che phủ của rừng...cho khu vực nghiên cứu. Vì vậy mà chúng tôi tiến hành trồng 3 loài cây trên vào các chỗ trống, chỗ cây tái

sinh mọc thưa tại khu vực nghiên cứu. Kết quả đã tiến hành trồng 60 cây trồng bổ sung trong đó cây Mán đỉa 35 cây, cây Ràng ràng 15 cây, cây Lim vang 10 cây.

Bước đầu cây sinh trưởng phát triển tốt, với tỷ lệ cây sống đạt trên 90%.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tái sinh tự nhiên của một số trạng thái thảm thực vật và đề xuất biện pháp kỹ thuật nhằm phục hồi rừng ở huyện võ nhai - tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 74)