Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến cây tái sinh trạng thái IIa

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tái sinh tự nhiên của một số trạng thái thảm thực vật và đề xuất biện pháp kỹ thuật nhằm phục hồi rừng ở huyện võ nhai - tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 66)

Khả năng ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi cũng phần nào gây lên ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây tái sinh qua một số quá trình cạnh tranh: Ánh sáng, độ ẩm đất, không gian sống, các chất dinh dưỡng trong đất....đặc biệt là đối với giai đoạn cây mạ chịu sự kìm hãm của cây bụi thảm tươi do cạnh tranh về

dinh dưỡng dẫn đến cây tái sinh trưởng kém và có thể dẫn đến chết cây là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây tái sinh.

Để nghiên cứu ảnh hưởng của cây bụi thảm tươi đến cây tái sinh đề tài đã xác định các loài cây bụi thảm tươi chủ yếu với những chỉ tiêu lựa chọn là mật độ, chiều cao bình quân, độ che phủ của từng loài tại khu vực nghiên cứu trạng thái rừng IIa, với mật độ tái sinh trên ha và số cây tái sinh triển vọng tương ứng.

Bảng 3.16. Cây bụi, thảm tươi trạng thái rừng IIa tại huyện Võ Nhai

OTC

Mật độ (cây, bụi/ha)

Loài cây chủ yếu (loài) Độ che

phủ (% )

1 9280 Găng rừng, Cỏ lá tre, Trứng cuốc, Mua, Đơn nem 36

2 8240 Dương xỉ, Cỏ lá tre, Mía dò 32

3 7520 Vú bò, Guột, Sa nhân, Cỏ lá tre 35

4 9200 Dương xỉ, Vú bò, Sa nhân, Cỏ lào, Cúc leo 35 5 7760 Cỏ lá tre, Găng rừng, Trinh nữ, Vú bò 32 6 7120 Cỏ lá tre, Cỏ lào, Găng rừng, Trinh nữ 39

Qua bảng trên cho thấy: Độ che phủ cây bụi, thảm tươi: Găng rừng, Dương xỉ, Cỏ lá tre, Trứng cuốc, Bánh nem, Cúc leo, Cỏ lào….có ảnh hưởng trực tiếp đến không gian dinh dưỡng, môi trường cho cây tái sinh sinh trưởng và phát triển của rừng. Làm cho cây tái sinh gặp phải nhiều khó khăn trong giai đoạn bắt đầu nảy mầm, tiếp xúc với đất để phát triển thành cây tái sinh.

Độ che phủ cây bụi, thảm tươi trong khu vực nghiên cứu từ 32-39%, theo Drude thì thực vật ở đây thuộc Cop 2 - Thực vật mọc nhiều, che phủ 25-50% diện tích, tầng cây bụi có mật độ từ 7120-9280 cây/ha.

Cần tiến hành các biện pháp kỹ thuật tác động khi cây bụi, thảm tươi có ảnh hưởng tới cây mạ, cây con. Tạo môi trường ánh sáng, không gian dinh dưỡng hợp lý cho sự phát triển của cây tái sinh trong khu vực nghiên cứu.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tái sinh tự nhiên của một số trạng thái thảm thực vật và đề xuất biện pháp kỹ thuật nhằm phục hồi rừng ở huyện võ nhai - tỉnh thái nguyên (Trang 65 - 66)