Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến cây tái sinh tạng thái rừng IIb

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tái sinh tự nhiên của một số trạng thái thảm thực vật và đề xuất biện pháp kỹ thuật nhằm phục hồi rừng ở huyện võ nhai - tỉnh thái nguyên (Trang 66 - 68)

Cây bụi, thảm tươi là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tái sinh

Đặc biệt, khi ở trong giai đoạn đầu của quá trình tái sinh, cây bụi, thảm tươi luôn kìm hãm sự phát triển của cây tái sinh làm cây sinh trưởng kém hoặc chết.

Đây là một trong những nguyên nhân gây thiếu lượng cây tái sinh cho quá trình phục hồi rừng tự nhiên.

Qua quá trình điều tra chúng tôi đã thu thập được số liệu về lớp cây bụi và thảm tươi theo chỉ tiêu mật độ và độ che phủ.

Bảng 3.17. Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi trạng thái rừng IIb tại huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

OTC Mật độ (cây, bụi/ha)

Loài cây chủ yếu (cây)

Độ che phủ (%)

1 5920 Vú bò, Guột, Sa nhân, Cỏ lá tre 36

2 5760 Bui bui, Cỏ lá tre, Mía dò, Dương xỉ, 30

3 5680 Cỏ lá tre, Trứng cuốc, Mua, Đơn nem 32

4 6000 Vú bò, Sa nhân, Cỏ lào, Cúc leo 37

5 5840 Cỏ lá tre, Găng rừng, Trinh nữ, Vú bò 31 6 5600 Cỏ lá tre, Cỏ lào, Găng rừng, Trinh nữ 29

Kết quả trên cho thấy, tầng cây bụi, thảm tươi tương đối đầy rậm, có mật độ từ 5600 – 5920 cây/ha, với độ che phủ từ 29-37%. Ở trạng thái này thực vật cũng ở Cop 2 theo phân loại của Drude. Các loài cây bụi, thảm tươi chủ yếu là: Găng rừng, Dương xỉ, Cỏ lá tre, Dây xanh, Dứa, Cúc leo, Cỏ lào... có ảnh hưởng trực tiếp đến không gian dinh dưỡng, môi trường cho cây tái sinh sinh trưởng và phát triển của rừng. Làm cho cây tái sinh gặp phải nhiều khó khăn trong giai đoạn bắt đầu nảy mầm, tiếp xúc với đất để phát triển thành cây tái sinh.

3.4.4. Ảnh hưởng của yếu tố địa hình đến tái sinh rừng

Địa hình là một trong những yếu tố hình thành đất là ranh giới hình thành các vùng khí hậu khác nhau. Đây cũng là cơ sở hình thành nên sự phân bố của các loài thực vật chẳng những thế mà người ta gọi “rừng là một hiện tượng địa lý”. Cũng như các loài thực vật khác, nhóm loài cây tái sinh khu vực 2 xã Liên Minh và Tràng

Xá còn chịu chi phối bởi yếu tố địa hình. Kết quả điều tra các OTC điển hình trên trạng thái rừng phục hồi trạng thái rừng IIa tại 2 xã Liên Minh và Tràng Xá, huyện Võ Nhai như sau:

Bảng 3.18. Chất lượng tái sinh rừng phục hồi IIa tại huyện Võ Nhai

Địa điểm Vị trí Hƣớng phơi N/ha (cây) Chất lƣợng (%) Tốt TB Xấu Liên Minh Chân Tây Bắc 4480 39,29 37,50 23,21 Sườn Tây Bắc 4320 39,00 35,00 26,00 Đỉnh Tây Bắc 3520 47,92 31,25 20,83 Tràng Xá Đỉnh Đông Bắc 3840 32,69 34,62 32,69

Sườn Tây Nam 4640 29,31 48,28 22,41

Chân Tây Nam 4720 50,79 23,81 25,40

Trạng thái rừng IIa số cây tái sinh có chất lượng tốt chiếm tỷ lệ trung bình 50,79%; Số lượng cây tái sinh có chất lượng trung bình chiếm tỷ lệ trung bình 23,81%. Còn lại là cây có chất lượng xấu chiếm tỷ lệ trung bình 25,40%.

Từ kết quả trên có thể thấy rằng số lượng cây tái sinh chiếm tỉ lệ tốt ở trạng thái rừng nghiên cứu là tương đối cao. Đó là do ảnh hưởng của hoàn cảnh sống theo hướng tích cực tác động đến trạng thái rừng một cách thuận lợi.

Ta thấy rằng phần lớn cây tái sinh có chất lượng tốt và trung bình, đó là điều kiện thuận lợi cho quá trình lợi dụng tái sinh tự nhiên để phục hồi rừng. Biện pháp kỹ thuật áp dụng ở đây là xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung các loài có giá trị kinh tế, nuôi dưỡng cây tái sinh mục đích phù hợp với mỗi kiểu thảm thực vật nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi nâng cao chất lượng rừng, phù hợp mục tiêu quản lý rừng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tái sinh tự nhiên của một số trạng thái thảm thực vật và đề xuất biện pháp kỹ thuật nhằm phục hồi rừng ở huyện võ nhai - tỉnh thái nguyên (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)