Kết quả đánh giá hiện trạng quản lý rừng và đất rừng tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tái sinh tự nhiên của một số trạng thái thảm thực vật và đề xuất biện pháp kỹ thuật nhằm phục hồi rừng ở huyện võ nhai - tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 46)

- Đối tượng quản lý rừng và đất rừng: Toàn bộ diện tích rừng hiện nay tại huyện Võ Nhai nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng được giao quyền quản lý và sử dụng cho các đối tượng sau: Tổ chức, cá nhân và hộ gia đình Trong đó phần lớn diện tích rừng phòng hộ do tổ chức quản lý, một số hộ gia đình tham gia nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ diện tích rừng trên núi đá.

- Tổ chức lực lượng trong quản lý, bảo vệ rừng tại địa bàn nghiên cứu:Công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng tại huyện Võ Nhai được trực tiếp quản lý thông qua Hạt kiểm lâm huyện Võ Nhai. Cơ cấu tổ chức của Hạt gồm 3 bộ phận:

+ Bộ phận văn phòng: Văn phòng hạt được đặt tại trung tâm huyện, đơn vị hạt gồm 8 chức danh: Hạt trưởng, phó hạt trưởng, thanh tra pháp chế, kỹ thuật tổng hợp, tổ cơ động và PCCCR, kế toán, văn thư thủ quỹ, lái xe.

Tổ cơ động: Có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát trong phạm vi toàn huyện, kịp thời phát hiện mọi hành vi vi phạm QLBVR và tổ chức lực lượng chữa cháy rừng.

+ Trạm kiểm lâm: Có nhiệm vụ quản lý một số xã, thị trấn được phân công quản lý và tham mưu trực tiếp cho Hạt kiểm lâm về công tác quản lý bảo vệ rừng.

+ Kiểm lâm địa bàn: Theo dõi chặt chẽ tình hình quản lý bảo vệ rừng, tham mưu giúp chính quyền cơ sở thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, chịu sự lãnh đạo trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của lãnh đạo Hạt kiểm lâm.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến biến động hiện trạng rừng: Trồng rừng: Theo số liệu thống kê diện tích trồng rừng tại huyện Võ Nhai giai đoạn từ 2007-2012, trên địa bàn huyện đã thực hiện trồng rừng theo các chương trình 661 và 147. Tổng diện tích trồng rừng mới ở khu vực nghiên cứu là 890,0 ha.

+ Cháy rừng: Thường xảy ra vào mùa khô, theo số liệu của Hạt kiểm lâm huyện Võ Nhai trong 2 năm gần đây đã xảy ra 3 vụ cháy thiệt hại 2,35 ha.

+ Vi phạm lâm luật: Khai thác trái phép xảy ra 19 vụ trên khu vực nghiên cứu. + Khai thác rừng: Tổng lượng khai thác trong vòng 5 năm ở khu vực nghiên cứu là 62.300 m3, bên cạnh đó nhu cầu lấy gỗ làm chuồng trại, nhà cửa và chất đốt

diễn ra hàng ngày đối với người dân nơi đây, sức ép này là nguyên nhân chính dẫn đến biến động hiện trạng rừng tại khu vực nghiên cứu.

+ Canh tác nương rẫy, xâm lấn đất: Canh tác đốt nương làm rẫy không còn tồn tại, xâm lấn đất rừng làm đất canh tác hầu hết phần chân núi chuyển thành đất canh tác.

- Khó khăn trong công tác quản lý rừng và đất rừng: Do địa hình đồi núi phức tạp, phân bố rộng, đi lại khó khăn do vậy công tác QLBVR chưa thực hiện tốt, khai thác vận chuyển trái phép xẩy ra thường xuyên trên địa bàn.

+ Nhiều khu vực quy hoạch chưa phù hợp với điều kiện địa hình. Khu vực rất nhạy cảm, nguy cơ xói mòn cao được xác định là khu vực tiềm năng sản xuất hoặc hiện nay đang được canh tác theo kiểu nương rẫy hoặc bỏ hóa (xã Liên Minh, Tràng xá là phổ biến).

+ Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, cơ sở vật chất, kỹ thuật còn nghèo nàn, trình độ dân trí không đồng đều, đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc bảo vệ và phát triển rừng. Thiếu vốn và kỹ thuật canh tác mặc dù rừng đã được giao cho cá nhân và hộ gia đình đã nhận đất, nhận rừng, nhưng chủ yếu vẫn là thực hiện phương pháp khoanh nuôi rừng.

+ Công tác QLBVR khó khăn do lực lượng kiểm lâm còn nhiều hạn chế về mặt kinh nghiệm.

+ Nhiều thành phần tham gia tác động đến rừng do nhu cầu của xã hội đòi hỏi sử dụng gỗ, chất đốt nguyên liệu xây dựng… công tác giao khoán rừng còn chậm, hiện nay còn nhiều khu vực do công ty lâm nghiệp Võ Nhai quản lý và hầu hết là các khu phòng hộ đầu nguồn, chưa gắn liền với quyền lợi thiết thực của người dân trồng rừng và quản lý rừng. Do vậy, cần có những chính sách thoả đáng đối với nghề trồng rừng.

3.3. Đặc điểm cấu trúc tổ thành tầng cây gỗ và cây tái sinh tại huyện Võ Nhai

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm cấu trúc tái sinh tự nhiên của một số trạng thái thảm thực vật và đề xuất biện pháp kỹ thuật nhằm phục hồi rừng ở huyện võ nhai - tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)