III. TỔ CHỨC THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1 Tiến hành thực nghiệm
III.4.2.2 Đường luỹ tích
Đồ thị đường luỹ tích của nhóm TN luôn nằm ở phía bên phải và phía dưới đường luỹ tích của nhóm ĐC (Đồ thị đường luỹ tích Modun 1→4. Hình 2→5 ).
Điều này cho thấy chất lượng của nhóm TN tốt hơn nhóm ĐC.
III.4.2.3. Giá trị các tham số đặc trưng
- Điểm trung bình cộng của HS nhóm TN cao hơn của nhóm ĐC (Bảng 2).
- Dựa vào bảng 7 thì các giá trị S và V của nhóm TN luôn thấp hơn của nhóm ĐC chứng tỏ chất lượng của nhóm TN tốt hơn và đều hơn so với nhóm ĐC .
- V nằm trong khoảng 10-30% , vì vậy kết quả thu được đáng tin cậy.
Những kết quả trên cho thấy hướng nghiên cứu của đề tài là phù hợp với thực tiễn của quá trình dạy học và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
III.4.2.4. Độ tin cậy của số liệu
Để đánh giá độ tin cậy của số liệu trên chúng tôi so sánh các giá trị Xcủa nhóm TN và ĐC bằng chuẩn theo công thức tính:
− = + + + − TN 2 2 x x y y x y x y x y X Y t f S f S n n n n 2 n n
Trong đó: n là số học sinh của mỗi nhóm thực nghiệm X là điểm trung bình cộng của nhóm TN Y là điểm trung bình cộng của nhóm ĐC 2
x
S và 2 y
S là phương sai của nhóm TN và nhóm ĐC nx và ny tổng số HS của nhóm TN và nhóm ĐC với xác suất tin cậy α và số bậc tự do f = nx + ny - 2.
Tra bảng phân phối Student để tìm tα,f.
Còn nếu t TN < tα,f thì sự khác nhau giữa hai nhóm là không có ý nghĩa ( hay là do nguyên nhân ngẫu nhiên).
III.5.3. Nhận xét
Từ việc sử dụng tài liệu tự học cho 2 nhóm học sinh TN và ĐC, đồng thời trao đổi với các giáo viên khác khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi có những nhận xét sau:
- Tài liệu tự học có hướng dẫn phần lý thuyết tỏ ra thích hợp với các HS ở lớp chuyên Hoá. Tài liệu giúp các em trong việc tìm kiếm thôpng tin khi khám phá kiến thức mới, tăng cường khả năng tự học cũng như tính chủ động sáng tạo trong qúa trình học tập.
- Tài liệu tự học phần bài tập giúp các em có thể tự kiểm tra khả năng lực tự học, việc tiếp thu kiến thức của mình ở các cấp độ khác nhau.
- Tài liệu TH góp phần hình thành cho HS PP tự học và cách chiếm lĩnh tri thức mới. Đồng thời góp phần hỗ trợ bài giảng của giáo viên theo xu thế lấy HS làm trung tâm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
- Thực nghiệm sư phạm thăm dò, TNSP chính thức ở lớp chuyên Hoá của 2 tỉnh Tuyên Quang và Bắc Kạn.
- Tiến hành đánh giá, xử lý kết quả TNSP.
- Xin ý kiến của HS và giáo viên về tài liệu tự học có hướng dẫn. Qua thực nghiệm sư phạm chúng tôi đi đến kết luận sau: 1. Biện pháp đề ra là khả thi và có hiệu quả.
2. Tài liệu tự học có hướng dẫn tạo điều kiện cho HS hoàn thành nhiệm vụ học tập. Giúp HS đạt hiệu quả tốt hơn trong việc học tập mà không gặp khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu.
3. Chất lượng của quá trình học tập cao hơn so với việc học tập theo PP cũ.
4. TNSP phát hiện được những ưu điểm, hạn chế của các tài liệu.Đồng thời khẳng định được những điều kiện cần thiết đảm bảo việc sử dụng tài liệu một cách hiệu quả. TNSP cũng khẳng định được khả năng ứng dụng mở rộng của tài liệu học tập này không những chỉ áp dụng trong lĩnh vực Hoá học mà còn có thể ứng dụng mở rộng được ở một số môn học khác.