CẤU TẠO VỊ TRÍ TRONG BTH VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÝ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tự học cho HS chuyên Hoá học bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo modun (Trang 83 - 87)

- Test 2: Kiểm tra nâng cao

CẤU TẠO VỊ TRÍ TRONG BTH VÀ TÍNH CHẤT VẬT LÝ

- Phần hướng dẫn tự học lý thuyết:

Tài liệu:

1. Tài liệu giáo khoa chuyên Hoá học 11-12. Nguyễn Duy Ái ( 116→118)

2. Hoá học vô cơ- Hoàng Nhâm, Tập II ( 49→51).

3. Hoá học vô cơ- Nguyễn Đức Vận. (65→68, 70→73)

4. Cơ sở lý thuyết hoá học- Đào Hữu Vinh. ( 266 →268)

Hướng dẫn: đọc các tài liệu giới thiệu ở trên và trả lời các câu hỏi sau:

1. Cho biết vị trí, cấu hình electron của kim loại kiềm thổ? Dựa vào những đặc điểm đó, hãy dự đoán tính chất hoá học của chúng?

2. Tính chất vật lý của kim loại kiềm thổ? Hãy cho biết sự biến đổi các tính chất đó trong nhóm, nguyên nhân của sự biến đổi đó?

- Test 1: Kiểm tra cơ bản.

Thời gian: 10 phút.

Câu 1: Ở trạng thái cơ bản,các nguyên tố kim loại kiềm thổ có số electron hoá trị là:

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 2: Chọn phát biểu đúng:

A. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tan trong nước. B. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước. C. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều khó điều chế.

D. Tất cả các kim loại kiềm thổ đều có nhiệt độ nóng chảy cao.

Câu 3: So với các kim loại cùng nhóm các kim loại kiềm thổ thường: A. Có bán kính lớn hơn và độ âm điện nhỏ hơn.

B. Có bán kính nhỏ hơn và độ âm điện lớn hơn. C. Có bán kính nhỏ hơn và độ âm điện nhỏ hơn. D. Có bán kính lớn hơn và độ âm điện lớn hơn.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây không đúng?

" Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, các kim loại nhóm IIA có: A. Bán kính nguyên tử tăng dần. B. Tính khử của kim loại tăng dần. C. Năng lượng ion hoá tăng dần. D. Độ âm điện giảm dần

Câu 5: Các kim loại kiềm thổ kết tinh :

A. theo kiểu lập phương tâm khối. B. theo kiểu lập phương tâm mặt. C. theo kiểu lục phương chặt khít.D. không theo một kiểu mạng tinh thể.

Câu 6: Cấu hình electron của Mg2+ là:

A. 1s2 2s2 2p6 3s2. B. 1s2 2s2 2p6. C. 1s2 2s2 2p6 3s23p63d54s1. D. 1s2 2s2 2p6 3s23d4.

Câu 7: Nguyên tử kim loại kiềm thổ có xu hướng nào sau đây?

A. Nhường electron và trở thành ion âm. B. Nhận e và trở thành ion âm.

C. Nhường e và trở thành ion dương. D. Nhận e và trở thành ion dương.

Z2+ : 1s22s2 2p63s23p6 , T: 1s22s2 2p6 3s23p6. Nguyên tố kim loại kiềm thổ là:

A. X,Y. B. X,Z. C. Y,Z. D. Z,T

Câu 9: Cho khối lượng riêng của Ca là: 1,55 g/cm3. Thể tích của 1 mol Ca là: A. 25,806 cm3. B. 12,903 cm3. C. 34,72 cm3. D. 14,452 cm3

Câu 10: Cho X2+ có cấu hình electron: [khí hiếm]. Chọn phát biểu sai:

A. X là một kim loại. B. X thuộc nhóm VIII A. C. X thuộc nhóm II A. D. X là nguyên tố s.

- Phần tài liệu tự học lý thuyết

(1). Đặc điểm, cấu tạo của các nguyên tố nhóm IIA

Be Mg Ca Sr Ba Ra

Beri Magie Canxi Stronti Bari Radi

Số hiệu nguyên tử 4 12 20 38 56 88

Electron lớp ngoài cùng 2s2 3s2 4s2 5s2 6s2 7s2

Bán kính nguyên tử (Ao) 1,11 1,60 1,97 2,15 2,17 2,20 Bán kính ion, M2+ (Ao) 0,31 0,65 0,99 1,13 1,35 - Năng lượng ion hoá

(kJ/mol) M(k) → M+ ) (k + e M+(k) → M2+ ) (k + e 899 1757 738 1451 590 1145 549 1064 503 965 509 - Độ âm điện 1,5 1,2 1,0 1,0 1,0 1,0 Thế khử chuẩn, Eo(von) M2+ (aq) + 2e → M (r) -1,85 -2,37 -2,87 -2,89 -2,90 -2,92 Nhiệt độ nóng chảy (oC) 1283 649 839 770 725 700 Nhiệt độ sôi (oC) 2484 1105 1484 1384 1640 1140 Khối lượng riêng (g/cm3) 1,85 1,74 1,55 2,60 3,51 5

* Nhận xét:

- Các nguyên tố nhóm IIA đều có 2 e lớp ngoài cùng nên dễ thể hiện tính khử mạnh, nhường 2e để tạo thành ion dương : M (k) → M2+(k) + 2e.

- Trong hợp chất, các kim loại kiềm thổ thể hiện số ôxi hoá +2 và hầu hết đều là hợp chất ion ( trừ Be có một số hợp chất cộng hoá trị).

(2). Tính chất vật lý

- Màu sắc: đều có màu trắng bạc hoặc xám nhạt, có ánh kim( Be và Mg giữ được ánh kim trong không khí, còn các kim loại khác bị mờ).

- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao hơn so với kim loại kiềm, biến đổi không đều đặn vì các kim loại kiềm thổ kết tinh theo các mạng tinh thể khác nhau:

      phuong luc mang Mg Be      dien tam phuong lap mang Ba Sr Cakhoi tam phuong lap mang Ra

- Tỉ khối của kim loại kiềm thổ lớn hơn so với kim loại kiềm vì trong tinh thể có nhiều electron hoá trị nên liên kết kim loại mạnh hơn.

- Độ cứng: Be (độ cứng 6-7), Mg ( 2,5) , các kim loại khác mềm hơn. - Độ dẫn điện thấp, Mg và Ca có độ dẫn điện ≈ 1/3 độ dẫn điện của Ag.

- Test 2: Kiểm tra nâng cao

Thời gian: 15 phút.

Câu 1: Cho các nguyên tố: 20Ca, 26Fe, 30Zn, 29Cu. Chọn phất biểu đúng: A. Các nguyên tố trên đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2. B. Các nguyên tố trên đều là kim loại chuyển tiếp.

C. Các nguyên tố trên đều có khả năng tan trong H2SO4 loãng. D. Ca2+ có cấu hình electron của khí hiếm Ar.

Câu 2: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

A. Độ âm điện của kim loại kiềm thổ lớn hơn độ âm điện của kim loại kiềm cùng chu kì.

B. Chỉ trừ nhóm IA, độ âm điện của kim loại kiềm thổ đều nhỏ hơn độ âm điện của các nguyên tố khác trong bẩng tuần hoàn.

C. Độ âm điện của nhóm IIA tăng dần khi đi từ trên xuống dưới nhóm. D. Độ âm điện của kim loại kiềm thổ không biến đổi trong nhóm.

Câu 3: Cho nguyên tử của nguyên tố X có tổng các loại hạt là 40 trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8. X là:

A. Ca. B. Al. C. Mg. D. Na.

Câu 4: X có số hiệu nguyên tử là 38. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là: A. chu kì 5, nhóm IA. B. chu kì 5, nhóm IIA.

C. chu kì 4, nhóm IB. D. chu kì 4, nhóm IIB.

Câu 5: Cho các cấu hình electron: X: 1s22s2 2p6 3s2, Y2+: 1s22s2 2p6 3s2, Z3+ : 1s22s2 2p63s23p6 , T: 1s22s2 2p6 3s23p6.

Nguyên tố kim loại kiềm thổ là:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tự học cho HS chuyên Hoá học bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo modun (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w