TIỂU MODUN 2: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tự học cho HS chuyên Hoá học bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo modun (Trang 88 - 93)

- Test 2: Kiểm tra nâng cao

TIỂU MODUN 2: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ

A. X B X,Y C X,Z D Y,T.

TIỂU MODUN 2: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA KIM LOẠI KIỀM THỔ

- Phần hướng dẫn tự học lý thuyết:

Tài liệu:

1. Tài liệu giáo khoa chuyên Hoá học 11-12. Nguyễn Duy Ái ( 118→121)

2. Hoá học vô cơ- Hoàng Nhâm, Tập II ( 49→51).

3. Hoá học vô cơ- Nguyễn Đức Vận. (65→68, 70→73)

4. Cơ sở lý thuyết hoá học- Đào Hữu Vinh( 268 →269)

Hướng dẫn: đọc các tài liệu giới thiệu ở trên và trả lời các câu hỏi sau: 1. Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại kiềm thổ là gì? Cho ví dụ.

2. Tính khử của các kim loại kiềm thổ biến đổi như thế nào trong nhóm? Giải thích?

- Test 1: Kiểm tra cơ bản.

Thời gian: 15 phút.

Câu 1: Tìm phát biểu sai khi nói về kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng

A. Do cùng có 2 electron hoá trị nên Be, Mg, Ca, Ra đều có cấu trúc tinh thể mạng lập phương tâm mặt.

B. Không thể dùng H2O, CO2 và SiO2 để dập tắt đám cháy có Mg vì ái lực của Mg với O2 là rất lớn. Nên ở nhiệt độ cao Mg cháy mạnh hơn trong điều kiện có O2. C. Be phản ứng với dd axit mạnh và bazơ mạnh, không phản ứng với H2. D. Không thể điều chế Mg(OH)2 bằng cách cho MgCl2 tác dụng với dd NH3

Câu 2: Tìm phát biểu đúng nhất về lời giải thích cho sự tạo thành ion của kim loại kiềm thổ: " Mặc dù I2 >> I1, nhưng các KLKT tạo ra ion M2+ dễ hơn ion M+ do: A. M2+ có cấu hình bền của khí hiếm.

B. M+ không có cấu hình bền của khí hiếm.

C. Bán kính ion M2+ nhỏ mà điện tích lớn nên nhiệt hidrat hoá lớn, nó bù đắp cho phần năng lượng đã tiêu tốn trong quá trình ion hoá.

Câu 3: Hòa tan 4,2 gam một kim loại hóa trị hai bằng dung dịch HCl thu được 3,59 lít khí (đo ở 27,3oC và 1,2 atm). Kim loại đó là:

A. Ba. B. Ca. C. Fe. D. Mg.

Câu 4: Trong các phát biểu sau:

1- Hidroxit nhóm IIA là bazơ yếu hơn hidroxit nhóm IA. 2- Hidroxit nhóm IIA tan ít hơn hidroxit nhóm IA.

3- Cacbonat trung hoà của kim loại nhóm IIA tan ít hơn cacbonat trung hoà của kim loại nhóm IA.

4- Nguyên tử kim loại nhóm IIA lớn hơn nguyên tử kim loại nhóm IA cùng chu kì. Chọn phát biểu đúng:

A. phát biểu 1,2 đúng. B. phát biểu 2,3 đúng. C. phát biểu 1,4 đúng. D. phát biểu 1,2,3 đúng.

Câu 5: Câu nào mô tả tính chất của Mg và Be là sai?

A. Mg không phản ứng với HF và H3PO4 do tạo muối ít tan.

B. Be dễ phản ứng với H2,thụ động với HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội. C. Be kh ông ph ản ứng với H2O do có lớp BeO bền vững bảo vệ.

D. Be phản ứng được cả với dung dịch axit và dung dịch bazơ

Câu 6: Kim loại Mg không tác dụng với chất nào sau đây ở nhiệt độ thường? A. dung dịch HNO3. B. dung dịch NaOH.

C. dung dịch HCl. D. dung dịch CuSO4.

Câu 7: Điện phân nóng chảy 2,22 gam một muối clorua của kim loại nhóm IIA. Lượng kim loại thu được đem hòa tan bằng 400 ml nước tạo dd có pH = 13. Kim loại trong muối là:

A. Ba. B. Sr. C. Ca. D. Mg. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 8: Mg và Be cùng phản ứng được với những chất nào trong các chất sau? A. HF, C, N2.B. C, N2, HCl. C. N2, HCl, H2. D. HF, NaOH, H2.

Câu 9: Tìm ph át biểu sai về hidroxit kim loại kiềm thổ trong các câu sau:

A. Từ Be(OH)2 đến Ba(OH)2 tính bazơ tăng dần do từ Be2+ đến Ba2+ bán kính ion tăng dần, sự phân cực của liên kết M-O tăng lên dẫn đến khả năng phân cách liên kết M- C tăng.

B. Hidroxit của các kim loại kiềm thổ cũng giống như kim loại kiềm, không bị phân huỷ bởi nhiệt.

C. Từ Be(OH)2 đến Ba(OH)2 tính ôxi hoá giảm dần. D. Be(OH)2 là hidroxit có tính lưỡng tính như Al(OH)3.

Câu 10: Khi cho Ba vào các chất dưới đây, trường hợp nào không xảy ra phản ứng của Ba với nước trong dung dịch ?

A. Ba + dd NaOH vừa đủ. B. Ba + H2O.

C. Ba + dd HCl vừa đủ. D. Ba + dd CuSO4.

- Phần tài liệu tự học lý thuyết

Kim loại kiềm thổ có 2 e lớp ngoài cùng nên đễ nhường 2e tạo ion dương thể hiện tính khử. Sự khác nhau giữa các nguyên tố đầu nhóm đến cuối nhóm lớn hơn so với kim loại kiềm.

(1). Tác dụng với hiđro:

Đốt cháy các kim loại kiềm thổ trong khí hiđro khô (trừ Be) đều tạo ra các hiđrua M (r) + H2(k) → MH2(r)

Các hiđrua tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ và giải phóng hiđro MH2(r) + 2H2O(l) → M(OH)2 (aq) + 2H2(k)

(2). Tác dụng với ôxi:

Ở nhiệt độ thường, Be và Mg bị bao phủ bởi lớp ôxit bền ngăn không cho chúng tác dụng với ôxi, Ca, Sr, Ba tác dụng nhanh chóng.

Khi đốt nóng, tất cả các kim loại kiềm thổ đều cháy trong không khí tạo ôxit MO và toả nhiệt mạnh: 2M (r) + O2(k)→ 2MO(r).

Riêng Mg khi cháy còn phát ra ánh sáng chói và giàu tia tử ngoại vì: ion Mg2+ và ion O2- có kích thước bé nên khi kết hợp tạo mạng lưới tinh thể MgO chặt chẽ tạo ra lượng nhiệt lớn. Chính lượng nhiệt này đốt nóng các hạt MgO làm phát ra ánh sáng chói. Các ôxit MO (trừ BeO) đều tác dụng với nước cho dung dịch bazơ:

MO (r)+ H2O (l)→ M(OH)2(aq).

Khi đun nóng, các kim loại kiềm thổ tác dụng mãnh liệt với nhũng phi kim mạnh như halogen, lưu huỳnh, nitơ tạo muối:

M + X2 → MX2 ( halogenua kim loại).

M + N2 → M3N2 ( nitrua kim loại).

Các nitrua kim loại kiềm thổ tác dụng dễ dàng với nước tạo ra hidrõit và giải phóng amoniac: M3N2 + 6H2O → 3M(OH)2 + 2 NH3↑.

(4). Tác dụng với axit và nước

- Với axit loãng, các kim loại kiềm thổ khử H+, giải phóng H2: M (r)+ 2H+(aq) → M2+(aq) + H2(k)

- Với nước, Ca, Sr, Ba tác dụng ngay ở nhiệt độ thường:

M (Ca, Sr, Ba)(r) + H2O (l)→to M(OH)2(aq) + H2(k).

Be không tác dụng với nước ngay cả ở nhiệt độ cao. Nó tan trong dd kiềm để tạo thành berilat: Be(r) + 2 NaOH (aq) + 2H2O (k) →   [( )  ]( ) ilat hidroxober natri aq OH Be Na2 4 + H2(k). Be(r) + 2 NaOH (nóng chảy) →     berilat natri BeO Na2 2 + H2(k).

Mg không tác dụng với nước lạnh, tan một phần trong nước nóng do có lớp ôxit bảo vệ, ngân tiếp xúc. Ở dạng hỗn hống, Mg phản ứng mạnh với nước, và khi nung nóng sáng Mg có thể khử được hơi nước tạo MgO và giải phóng Hiđro.

(5). Tác dụng với một số ôxit: CO, CO2, NO, N2O, SO2, B2O3, SiO2, TiO2, Al2O3, Cr2O3... và khư đến nguyên tố. Phản ứng này được dùng để điều chế một số kim loại hiếm.

- Test 2: Kiểm tra nâng cao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian: 15 phút.

Câu 1: Hỗn hợp A gồm 2 kim loại Mg và Ca. A có những khả năng sau: A. Tan mạnh trong nước tạo bazơ và hiđro.

B. Tác dụng với dung dịch HCl tạo muối và hiđro. C. Đẩy được kim loại đồng ra khỏi dung dịch CuSO4. D. cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Chọn lời giải thích đúng nhất trong các câu sau: " Be và Mg bền với nước lạnh, nhưng Ca, Sr, Ba lại phản ứng mãnh liệt với nước vì:

A. Be không phản ứng với nước vì có lớp BeO bền vững bảo vệ. B. Mg tác dụng rất chậm với nước lạnh do tạo ra Mg(OH)2 ít tan.

C. Ca, Sr và Ba là những kim loại có tính khử mạnh, các sản phẩm tạo ra là những chất dễ tan nên chúng dễ dàng tác dụng với nước ngay ở điều kiện thường.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 3: Có 4 dung dịch trong suốt, mỗi dung dịch chỉ chứa 1 cation và 1 anion. Các ion trong cả 4 dung dịch gồm: Ba2+, Mg2+, Pb2+, Na+, SO2−

4 , Cl-, CO2−

3 , NO3−. 4 dung dịch đó là:

A. Mg(NO3)2, BaCl2, Na2CO3, PbSO4. B. MgCl2, BaSO4, NaNO3, PbCO3. C. MgSO4, BaCO3, NaCl, Pb(NO3)2. D. MgSO4, BaCl2, Na2CO3, Pb(NO3)2.

Câu 4: Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thổ

- Hòa tan hết 3,29 gam X bằng dung dịch HCl sinh ra 0,09 mol H2

- Luyện thêm 0,03 mol Ba vào 3,29 gam X thì thu được hỗn hợp Y có hàm lượng Ba là 74,05%. Tên của kim loại kiềm thổ có nguyên tử khối nhỏ hơn là:

A. Be. B. Mg. C. Ca. D. Sr.

Câu 5: Thực hiện chuỗi phản ứng:

CaCl2 →+X CaCO3 →+Y Ca3(PO4)2 →+Z H3PO4. X, Y, Z lần lượt là:

A. Na2CO3, Na3PO4, H2SO4. B. H2SO4, H3PO4, Na2SO4. C. K2CO3, H3PO4, H2SO4. D. Na2CO3, Na3PO4, Na2SO4.

Câu 6: Nung 0,1 mol hỗn hợp muối cácbonat của 2 kim loại kiềm thổ kế tiếp tới khối lượng không đổi thu được 2,24 lít khí CO2( đktc) và 4,64 gam hỗn hợp 2 ôxit. Vậy 2 kim loại là:

Câu 7: So với các kim loại kiềm cùng chu kì các kim loại kiềm thổ thường: A. Có bán kính lớn hơn và độ âm điện nhỏ hơn.

B. Có bán kính nhỏ hơn và độ âm điện lớn hơn. C. Có bán kính nhỏ hơn và độ âm điện nhỏ hơn. D. Có bán kính lớn hơn và độ âm điện lớn hơn.

Câu 8: Cho 10 gam kim loại kiềm thổ tan hết trong nước được 5,6 lít H2(đktc). Kim loại M là :

A. Be. B. Mg. C. Ca. D. Ba.

Câu 9: Cho cùng một khối lượng kim loại M có hóa trị không đổi tác dụng hết với H2SO4 và HNO3 thì lượng muối thu được trong hai trường hợp có tỉ lệ khối lượng là 1,233. M là:

A. Mg. B. Ca. C. Na. D. Al.

Câu 10: Phản ứng nào sau đây khôngxảy ra?

A. Mg + H2O → MgO + H2. B. Mg + CO2 → MgO + CO. C. 3Mg + N2 → Mg3N2. D. Mg + 2H2O → Mg(OH)2 + H2. Đáp án: Test 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 A D D D B B C B B C 2 B D D B C A B B A D ... TIỂU MODUN 3:

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tự học cho HS chuyên Hoá học bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo modun (Trang 88 - 93)