Test 1: Kiểm tra cơ bản.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tự học cho HS chuyên Hoá học bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo modun (Trang 30 - 31)

Thời gian: 15 phút.

Câu 1: Lớp electron ngoài cùng của các nguyên tử kim loại thường có: A. 1 electron. B. 2 electron. C. 3 electron. D. Cả A, B, C

Câu 2: Loại liên kết thường gặp trong mạng tinh thể kim loại là:

A. Liên kết cộng hóa trị B. Liên kết ion

C. Liên kết cho nhận D. Liên kết kim loại

Câu 3: Cho các nguyên tử có cấu hình electron như sau:

X: 1s22s22p63s2; Y: 1s22s22p2; Z:1s22s22p63s23p1; T: 1s22s22p63s63p63d64s2; M:1s22s22p5; N: 1s22s22p63s23p3. Những nguyên tử của nguyên tố kim loại là:

A. X, Z, T, N. B. X, Z, T. C. X, Y, T. D. X, Y, Z, T.

Câu 4: Trong bảng tuần hoàn các kim loại được phân bố ở: A. Các nhóm B, họ Lantan và Actini của bảng tuần hoàn. B. Các nhóm IA, IIA, IIIA của bảng tuần hoàn.

C. Một phần các nhóm IVA, VA, VIA của bảng tuần hoàn. D. Cả A, B, C.

Câu 5: Trong các cấu hình sau đây cấu hình nào không phải của kim loại? A. 1s22s22p73s1. B. 1s22s22p63s63p63d44s2

C. 1s22s22p63s23p1 D. 1s22s22p63s23p63d104s24p2.

Câu 6: Mn kết tinh theo mạng lập phương đơn giản, mỗi ô cơ sở là một hình lập phương có cạnh bằng 6,30Ao . Vậy bán kính nguyên tử Mn là:

A. 3,15Ao. B. 6,30Ao. C. 7,56Ao. D. 2,45Ao

________________________________________________________________________Nguyễn Thị Toàn Nguyễn Thị Toàn

Luận văn ThS Khoa học Giáo Dục Chuyên ngành: Lí luận và PPDH Hoá học

Câu 7: Trong mạng tinh thể lập phương tâm diện, chiều dài ℓ cạnh của ô lập phương cơ sở so với bán kính R nguyên tử kim loại:

A. ℓ > 2R. B. ℓ = 2R. C. ℓ < 2R. D.ℓ=R.

Câu 8: Nhận định nào đúng?

A. Phi kim, khí hiếm chiếm phần lớn trong số các nguyên tố có trong tự nhiên. B. Chỉ một số các nguyên tố họ d là kim loại.

C. Tất cả các nguyên tố họ f đều là kim loại. D. Tất cả các nguyên tố họ s đều là kim loại.

Câu 9: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 68, trong đó hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang điện là 18. X là nguyên tố thuộc:

A. chu kì 3 nhóm IIA. B. chu kì 4 nhóm IA. C. chu kì 3 nhóm IA. C. chu kì 4 nhóm IIA.

Câu 10: Nhận định nào sai?

A. Trong một chu kì, đi từ trái sang phải, tính kim loại giảm dần.

B. Trong một phân nhóm chính, đi từ trên xuống dưới tính kim loại giảm dần.

C. Trong một chu kì, nếu có một nguyên tố kim loại cạnh một nguyên tố phi kim thì nhất định nguyên tố kim loại đứng bên trái của nguyên tố phi kim.

D. Trong chu kì II, đi từ phải sang trái, độ âm điện của các nguyên tố giảm dần.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tự học cho HS chuyên Hoá học bằng tài liệu tự học có hướng dẫn theo modun (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(162 trang)
w