NGHỆ THUẬT NẰM NGHỈ Ở GIƯỜNG

Một phần của tài liệu Một quan niệm về sống đẹp Nguyễn Hiếu Lê (Trang 95 - 97)

Cơ hồ tôi tôi sắp thành một thứ triết gia “mãi võ”[1] rồi; nhưng mặc! Thường thì triết học là một môn làm cho những điều dễ hiểu hoá ra khó hiểu; nhưng tôi quan niệm được một thứ triết học làm cho những điều khó hiểu hoá ra dễ hiểu. Mặc dù mang những tên cao kì như duy vật chủ nghĩa, nhân tính chủ nghĩa, tôi cho rằng những chủ nghĩa đó không sâu sắc hơn triết học của tôi. Xét cho cùng thì đời sống là gì? Là ăn, ngủ, hội họp nhau, tiễn biệt nhau, cười khóc, nửa tháng hớt tóc một lần, mỗi ngày tưới cây kiểng một lần, và thấy ông hàng xóm té từ nóc nhà xuống. Các vị giáo sư Đại học dùng những tiếng khó hiểu, thông thái bàn về những trạng thái sinh hoạt tầm thường đó, chỉ là dùng thuật để che giấu sự cực kì nghèo nàn về tư tưởng hoặc sự mơ hồ trong tư tưởng thôi. Vì vậy mà triết học mới thành một môn càng học ta lại càng không hiểu về bản chất của chúng ta. Các vị triết gia càng giảng về một cái gì thì chúng ta lại càng không hiểu về cái đó.

Thật lạ lùng, rất ít người nhận được sự quan trọng của nghệ thuật nằm trên giường, mặc dầu, theo tôi, chín phần mười những phát minh lớn lao về triết học, khoa học đã xuất hiện trong óc các nhà bác học khi họ nằm ở giường, hồi hai giờ hay năm giờ sáng. Ai mà đồng ý với tôi rằng nằm nghỉ trên giường là một thú vui lớn trong đời thì tôi cho người đó là thành thực, không đồng ý với tôi thì tôi cho là nói dối[2].

Nghỉ ngơi trên giường là một thái độ về thể chất và tinh thần. Ta cắt hết liên lạc với thế giới chung quanh lui về thế giới tâm tư của ta trong một tư thế nghỉ ngơi, bình tĩnh hợp với sự trầm tư. Có một cách thích nghi, thư thái để nằm trên giường. Khổng Tử, một nghệ thuật gia về lối sống, không bao giờ nằm thẳng cẳng cứng đơ như một cái xác ở trên giường (tẩm bất thi), và luôn luôn nằm nghiêng, mình co quắp lại. Tôi cho rằng quắp chân lại mà nằm là một lạc thú ở đời. Tư thế của cánh tay cũng là một điều rất quan trọng để cho thân thể được khoan khoái và tinh thần được mẫn nhuệ. Tôi nghĩ, nằm ngang không bằng nằm xiên khoảng ba chục độ, trên một chồng gối, một hay hai cánh kê lên đầu. Nằm như vậy thì thi sĩ nào cũng có thể làm được những câu thơ bất hủ, triết gia nào cũng có thể cải cách được tư tưởng của nhân loại và khoa học gia nào cũng có thể tìm ra được những phát minh đánh dấu một thời đại. Lạ thay, rất ít người nhận được giá trị của sự tĩnh mích và sự trầm tư. Ý nghĩa của nghệ thuật nằm trên giường không phải chỉ là để nghỉ ngơi sau một người làm việc mệt nhọc, hoặc để xả hơi hoàn toàn sau khi tiếp xúc với một hạng người, sau khi khôi hài, đùa cợt với bạn thân, sau khi phải nghe những lời khuyên nhủ rất bực mình của các ông anh, các bà chị, ông nào bà nào cũng muốn sửa tính nết giùm cho mình, muốn mình phải đi vào con đường ngay để khi chết đi, được cứu rỗi. Ý nghĩa có như vậy thật đấy; nhưng còn hơn như vậy thật kia. Vì nếu được luyện cho đúng phép thì nghệ thuật đó còn ý nghĩa là tự vấn lương tâm, tự tỉnh nữa. Nhiều nhà kinh doanh tự hào rằng suốt ngày chạy lăng xăng nơi này nơi khác, có tới ba máy điện thoại mà dùng không lúc nào ngớt: họ không khi nào hiểu được rằng họ có thể kiếm được

http://www.huynhtruong-dmhcg.net Trang 96 nhiều tiền gắp đôi nếu họ chỉ bỏ mỗi đêm ra một giờ, vào khoảng nửa khuya hay bảy giờ sáng thì cũng được, để tĩnh mịch nằm suy nghĩ trên giường. Tám giờ mà còn nằm trên giường không phải là một cái hại. Và nếu có một gói thuốc để vừa hút vừa giải quyết các công việc trong ngày trước khi chà răng thì kết quả còn thập bội nữa. Nằm trong cái thế thoải mái như vậy, bận đồ bà ba, chẳng cần cổ còn, cà vạt, chẳng giày vớ gì cả, người ta mới xét đúng được những thành công và thất bại trong ngày hôm trước và quyết định được công việc nào là quan trọng trong ngày hôm nay. Thà mười giờ mới tới phòng giấy, bình tĩnh, tự chủ, còn hơn là tới đúng chín giờ hoặc sớm hơn mươi mười lăm phút để giám thị nhân viên như một tên áp giải nô lệ hồi xưa, rồi nổi doá lên về những cái lặt vặt.

Đối với những nhà tư tưởng, nhà phát minh, nằm yên trên giường một giờ, còn ít lợi hơn nữa. Một nhà văn nằm như vậy có thể tìm được nhiều ý cho bài báo hoặc tiểu thuyết của mình hơn là ngồi như con chó săn ở bàn giấy. Vì, nằm ở giường, khỏi phải nghe điện thoại, khỏi phải tiếp khách, khỏi phải bực mình về những tiểu tiết phàm tục hàng ngày, người ta nhìn đời như qua một ống kính viễn vọng, và thế giới hiện tại hiện lên trong một hào quang huyền ảo nên thơ, thêm được một vẻ đẹp thần kì, mà lại xác thực hơn như trong bức hoạ danh tiếng của Nghê Vân Lâm[3] hoặc Mễ Phí[4].

Khi nằm ở giường thì bắp thịt được nghỉ ngơi, mạch chạy chậm hơn, đều hơn, hơi thở nhẹ nhàng hơn, các dây thần kinh thị giác, thính giác bình tĩnh hơn, nên ta thấy thoải mái, gần như có thể tập trung tinh thần một cách tuyệt đối vào các ý tưởng hoặc các cảm giác. Vả lại, chính lúc đó những giác quan của ta như khứu giác, thính giác mẫn nhuệ nhất, cho nên phải nằm mà nghe âm nhạc thì mới thưởng thức hết cái hay. Lý Lạp Ông[5] trong thiên “Dương liễu”

khuyên ta nên nằm ở giường nghe tiếng chim hót lúc bình minh. Sáng sớm tỉnh dậy nghe chim hót thì cảnh giới nào đẹp bằng nữa! Trong đa số các châu thành cũng có rất nhiều chim mà nhiều người không biết đấy[6].

Tôi còn nhớ cái vui lớn nhất của tôi suốt mùa xuân năm nọ là được nghe tiếng hót của một loài chim mà có lẽ là loài giá cô (perdix). Khúc giao duyên của nó có bốn âm giai (do, mi, ré - : - ti), âm kéo dài ra hai ba phách, ở giữa phách thứ ba bỗng ngưng bặt lại, một chút xíu, tiếp theo là âm ti bực thấp hơn[7]. Tiếng chim hót đó, tôi thường được nghe ở miền núi phương Nam; nó đặc biệt, khác hẳn tiếng chim khác. Chim sẻ hót trễ, lí do có lẽ đúng như Lí Lạp Ông đã nói: loài đó không sợ người ta bắn, nên dậy trễ; còn những loài chim khác vì sợ súng của người lớn và đá của trẻ con, nên đành phải thức sớm hơn bọn tàn nhẫn là chúng ta, để có thể thảnh thơi mà hót được.

2. CÁCH NGỒI CHO THOẢI MÁI

Tiết này gồm bốn trang chữ Hán, không quan trọng nên bản tiếng Pháp đã lược bỏ.

Đại ý tác giả bảo cổ nhân khi ngồi, cho thái độ cung kính là trọng; nên các ghế hồi xưa, dù là của vua chúa, tuy đẹp mà ngồi rất bất tiện, thân thể không được nghỉ ngơi. Từ cuối thế kỉ mười tám, nhờ phong trào lãng mạn ở châu Âu, người ta đã phá những truyền thống về lễ nghi, và ngày nay người ta chủ trương rằng ngồi cần được thoải mái. Mà theo tác giả muốn

http://www.huynhtruong-dmhcg.net Trang 97

cho thật thoải mái, ghế nên rất thấp – càng thấp càng tốt – khi ngồi nên ngã lưng ra sao, chân gát lên một chỗ nào đó hơi cao như mặt bàn.

Tất nhiên, khi làm việc hoặc khi hầu chuyện các vị trưởng thượng thì không thể hoặc không nên ngồi như vậy; nhưng những lúc nghỉ ngơi hoặc trò chuyện với bạn bè thân thì ta có thể bỏ lễ nghi hồi xưa đi.

---

[1] Tức bọn Sơn Đông mãi võ, huynh hoang quảng cáo những món thuốc tầm thường. Pháp văn: philosophe “de foire”: “triết gia chợ phiên”. [Nguyên văn tiếng Anh: “market

philosopher”. (Goldfish)]

[2] Đoạn này tác giả dùng một phép chơi chữ: Tiếng Anh lying có hai nghĩa: nằm, và nói dối. Cả bản tiếng Pháp và bản tiếng Trung Hoa đều không dịch nỗi lối chơi chữ đó: cho nên tôi nghĩ lượt bớt đi cho dễ hiểu.

[3] Một hoạ sĩ danh tiếng đời Nguyên.

[4] Một hoạ sĩ danh tiếng đời Tống, bạn của Tô Đông Pha.

[5] Một văn sĩ ít ai biết, coi trong bài tựa của tác giả.

[6] Tôi cắt một đoạn Lâm tả những tiếng ông nghe được một buổi sáng ở Thượng Hải trong khi ông đã tỉnh dậy mà vẫn nằm ở trên giường.

[7] Chúng tôi không rõ loài chim giá cô này, tiếng Việt gọi là gì. Nhưng ở Bắc Việt, chúng tôi được nghe một loài chim mà chúng tôi không được biết tên: tiếng hót giống như tác giả đã tả. Theo tai chúng tôi, thì nó hót: chè xôi chuối – thịt; tiếng thịt đổ xuống thật mau. Trong Nam này hình như vào mua xuân, ở đồng quê và ngay của Sài Gòn, có một loài chim hót nghe cũng rất thích. Hỏi ra cũng không ai biết tên, có người gọi nó là chim bồ côi vì tiếng hót nghe y nghe: père, frère, mẻre tout est perdu (cha, anh, mẹ, mất cả rồi), sau mỗi tiếng père, frère, mère ngừng lại một chút rồi tout est perdu dồn một hơi rất gấp.

Một phần của tài liệu Một quan niệm về sống đẹp Nguyễn Hiếu Lê (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)